Những điều cần biết trước khi đi xuất khẩu lao động
Từ 8-14/11, tiếp nhận đăng ký dự thi tiếng Hàn với người lao động có hộ khẩu Hà Nội Lừa đảo xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng Xuất khẩu lao động: Chú trọng nâng cao chất lượng |
Theo ước tính của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Việt Nam hiện có khoảng 500.000 lao động đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế - xã hội, không chỉ giúp giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận đáng kể lao động, đặc biệt là lao động trẻ mà còn mang lại nguồn thu nhập cao cho người lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho nhiều gia đình, địa phương.
Dạy tiếng Nhật cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội. |
Bên cạnh đó, đây cũng là “kênh” đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao về tay nghề và tác phong kỷ luật, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong dòng kiều hối gửi về nước hàng năm, ước tính lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đóng góp từ 2 – 2,5 tỷ USD. Đó là nguồn ngoại tệ bù đắp rất lớn cho nền kinh tế, nhiều vùng quê đã thay da đổi thịt từ dòng tiền người lao động gửi về từ nước ngoài.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như: Số người lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng lên, nhiều thị trường mới được mở ra thì một trong những vấn đề đáng lo ngại là tình trạng lao động Việt bỏ trốn ra ngoài hay tình trạng người lao động vẫn chọn con đường đi bất hợp pháp.
Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín của lao động Việt Nam mà còn mang lại cho người lao động rất nhiều rủi ro. Vậy phải làm gì để lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc được an toàn, được bảo vệ, người lao động lựa chọn con đường chính thức thay vì đi bất hợp pháp?
Hiện nay, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định 3 hình thức đi làm việc ở nước ngoài gồm: Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để thực hiện thỏa thuận quốc tế; Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây: Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài; Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài; Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài; Hợp đồng lao động do người lao động trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài. |
Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của chúng ta đã có các quy định thủ tục rõ ràng, điều này cũng được nêu rõ trong luật của nước tiếp nhận lao động. Do đó khi đưa người Việt Nam đi lao động nước ngoài phải phù hợp với luật pháp nước ta và nước tiếp nhận. Ông Quỳnh cho rằng, việc thiếu sự chuẩn bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng khi đi làm việc ở nước ngoài có thể khiến người lao động gặp phải những rủi ro phát sinh trong quá trình đi làm việc ở nước ngoài.
Những rủi ro này gồm khó khăn khi hoà nhập với môi trường sinh hoạt và làm việc mới, làm việc trong môi trường độc hại, không được trả lương hoặc được trả không đầy đủ, các điều khoản trong hợp đồng bị thay thế hoặc bị lạm dụng và bóc lột lao động... Về phía cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ hơn hoạt động dịch vụ tuyển lao động ở địa phương, những đường dây buôn người, đưa người lao động đi làm bất hợp pháp cần điều tra và triệt phá.
Để giảm thiểu những rủi ro trong quá trình làm việc ở nước ngoài, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, bên cạnh việc lựa chọn con đường đi hợp pháp, người lao động cũng cần phải trang bị ngoại ngữ tốt, tự tìm hiểu về luật pháp quốc gia mình tới làm việc và trang bị kiến thức đầy đủ.
Dù vậy, trong quá trình làm việc ở nước ngoài vẫn có thể phát sinh một số rủi ro, trong trường hợp có phát sinh, người lao động cần trao đổi và khiếu nại với chủ sử dụng lao động, doanh nghiệp đưa đi để đảm bảo quyền, lợi ích cho mình. Những rủi ro theo hợp đồng thì sẽ được hỗ trợ. Ngược lại, nếu đi lao động bất hợp pháp thì chính người lao động tự đặt mình vào rủi ro và khó được bảo vệ, thậm chí nguy hiểm tới, sức khỏe, tính mạng.
Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo, những người muốn đi lao động ở nước ngoài thì chọn con đường đi hợp pháp, để được pháp luật của Việt Nam, pháp luật nước sở tại và các hiệp hội, ngành nghề bảo vệ. Hiện hệ thống thông tin về lao động nước ngoài rất phong phú, đặc biệt là thông qua mạng xã hội nhưng đòi hỏi người dân phải biết lựa chọn.
Cùng đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng khuyến cáo, người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cần trực tiếp liên hệ đến doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp. Danh sách các doanh nghiệp có Giấy phép trên trang Thông tin Điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước http://www.dolab.gov.vn.
Người lao động có thể truy cập các thông tin liên quan đến thông tin về việc làm ở nước ngoài đối với ngành, nghề, công việc và các khoản chi phí phải chi trả để đi làm việc ở nước ngoài đối với từng nước, từng ngành, nghề và công việc cụ thể.
Bên cạnh đó, người lao động cần liên hệ với cơ quan lao động, chính quyền địa phương nơi thường trú để tìm hiểu thêm về thông tin liên quan đến doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của địa phương đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra, người lao động có thể liên hệ trực tiếp đến Cục Quản lý lao động ngoài nước: 024.38249517 (máy lẻ 511, 512, 513), để được thông tin và tư vấn chi tiết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37
“Kém nhiệt” lao động thời vụ cuối năm tại TP. HCM
Việc làm 05/10/2024 17:07