Lừa đảo xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng
Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng Lĩnh án vì lừa đảo xuất khẩu lao động Bắt trưởng thôn lừa đảo xuất khẩu lao động |
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ tháng 6/2017 đến tháng 4/2020, Cơ quan điều tra Công an thành phố Hà Nội nhận được đơn của nhiều người tố cáo Lại Thị Vân và Phạm Bá Trạc có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để làm thủ tục xin cho họ đi xuất khẩu lao động tại Australia. Tuy nhiên, nhận tiền, Trạc và Vân lại không làm như đã cam kết đồng thời chiếm đoạt tiền của các nạn nhận rồi bỏ trốn.
Kết quả điều tra cho thấy, trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2017, mặc dù không có khả năng làm thủ tục đưa người khác đi xuất khẩu lao động tại Australia nhưng 2 bị can Trạc Và vân vẫn đưa ra thông tin gian dối, giới thiệu với nhiều người về khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động. Trong đó, Phạm Bá Trạc giới thiệu mình là cán bộ cấp cao trong cơ quan nhà nước, có nhiều mối quan hệ có khả năng xin được cho nhiều người đi xuất khẩu lao động tại Australia.
Hai đối tượng cam kết người đi xuất khẩu lao động tại Australia sẽ được lao động từ 2-4 năm với mức lương khoảng từ 3.000-4.000 USD/1 tháng. Theo đó, mỗi người lao động phải nộp chi phí từ 5.000-30.000 USD/người, tùy theo từng công việc như: Lao động làm mía đường chi phí từ 5.000-10.000 USD/người, lao động hái cà chua chi phí từ 20.000-30.000USD/người. Sau khi nộp tiền đặt cọc (từ 2.000-10.000 USD) khoảng 3 tháng, người lao động được xuất cảnh sang Australia làm việc và phải nộp nốt số tiền còn lại.
Tin lời hai đối tượng, nhiều người đã chuyển tiền để được đi xuất khẩu lao động. Sau khi nhận tiền, Phạm Bá Trạc, Lại Thị Vân tổ chức cho người lao động đi khám sức khỏe, thông báo về thời gian, địa điểm học tiếng Anh tại Trung tâm dạy nghề và đào tạo lao động SONA (địa chỉ tại thôn Do Hạ, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội) và thuê giáo viên dạy tiếng Anh cho người lao động tại Trung tâm này. Tiếp đó, người lao động được đưa đến phố Lò Đúc (Hà Nội) làm các thủ tục lăn tay, chụp ảnh… để làm visa nhằm mục đích tạo niềm tin và kéo dài thời gian chờ đợi của người lao động.
Đến thời hạn, các bị hại không được đi xuất khẩu lao động nên đã đòi lại tiền. Tuy nhiên, Trạc và Vân không trả mà lại chiếm đoạt tài sản của họ và bỏ trốn. Ngày 11/7/2020, Phạm Bá Trạc đến Cơ quan điều tra đầu thú. Ngày 3/2/2021, Lại Thị Vân bị bắt theo lệnh truy nã của Cơ quan Công an. Tại Cơ quan điều tra, hai đối tượng khai nhận về hành vi phạm tội của mình như trên. Cơ quan tố tụng xác định, Lại Thị Vân và Phạm Bá Trạc đã lừa đảo chiếm đoạt của 97 bị hại với tổng số tiền hơn 29,3 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52
Khởi tố giám đốc sản xuất keo dán gạch giả nhãn hiệu "con cá sấu"
Tin nóng 19/11/2024 06:22
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 2.000 tỷ đồng
Tin nóng 17/11/2024 23:14
Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Tin nóng 17/11/2024 07:58
Bắt quả tang 2 đối tượng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia
Tin nóng 17/11/2024 07:50