Nhiều hoạt động sáng tạo sôi nổi tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội - Hội Kiến trúc sư Việt Nam; do Sở Văn hoá và Thể thao, Tạp chí Kiến trúc tổ chức, cùng sự đồng hành và phối hợp tổ chức của Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Thành đoàn Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, và các đơn vị liên quan... Lễ hội có sự tham gia đông đảo các các doanh nghiệp, nhóm cộng đồng, các chuyên gia và tài năng sáng tạo...
Ảnh minh họa. |
Bước sang năm thứ 4 được tổ chức, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 tiếp tục tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo.
Lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội, với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi, thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa, tiêu biểu như kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo,...
Giao lộ sáng tạo không chỉ thí điểm một tuyến trải nghiệm về kinh tế sáng tạo cho Thành phố trong tương lai, mà còn là nơi thể hiện tiềm năng sáng tạo của Thành phố, góp phần cộng hưởng, kết nối và thu hút các nguồn lực sáng tạo; đánh thức tinh thần sáng tạo của các thế hệ người Hà Nội.
Các hoạt động sáng tạo được tổ chức sẽ là cuộc đối thoại giữa công trình hiện hữu, gắn ký ức cộng đồng với những ý tưởng sáng tạo mới để nhấn mạnh vai trò của giới trẻ tiếp nối, phát huy các giá trị của dân tộc trong phát triển ngành công nghiệp sáng tạo, thúc đẩy Thủ đô phát triển thực sự xứng tầm là trung tâm sáng tạo của cả nước…
Cùng với đó, tinh thần sáng tạo cũng được lan tỏa tại khắp các không gian di sản văn hóa, không gian sáng tạo, các làng nghề truyền thống trên khắp các tuyến phố, các địa bàn quận huyện, thị xã của Thủ đô. Ban Tổ chức Lễ hội cũng kêu gọi các tổ chức, cá nhân, cơ quan, cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố cùng cộng hưởng sáng tạo, trưng bày tại chỗ các “sáng kiến sáng tạo” của mình.
Lễ hội gồm 3 công trình biểu tượng (Pavilion) “Hành lang thơ ngây” tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, Pavilion “Dòng” ở Vườn hoa Diên Hồng và Bắc Bộ Phủ, Pavilion “Rồng rắn lên mây” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Các công trình biểu tượng được sắp đặt ở vị trí tương tác với di sản, thay vì đứng độc lập, tạo ra cuộc đối thoại với di sản và tạo sức sống cho chính các di sản đó. Thông qua đó, các nhà sáng tạo muốn viết tiếp câu chuyện sáng tạo kết nối với quá khứ, nhằm tạo ra thể thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, có sự kế thừa và phát triển và cũng tạo ra cuộc đối thoại liên thế hệ.
Ảnh minh họa. |
Tại Lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trưng bày, triển lãm. Các hoạt động thu hút sự tham gia của lực lượng sáng tạo trẻ, với nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó, nhiều tác phẩm được sáng tạo dựa trên ý tưởng, chất liệu của các nghệ sĩ tiền bối, được các nghệ sĩ trẻ tiếp thu, phát triển theo ý tưởng của mình, mang hơi thở đương đại, tạo sự kết nối giữa truyền thống - hiện đại. Nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm cũng được thực hiện ngay trong các không gian di sản, tạo ra các tổ hợp triển lãm độc đáo.
Các hoạt động đường phố như biểu diễn xiếc, nghệ thuật, âm nhạc, thời trang, trưng bày sắp đặt một số tác phẩm nghệ thuật, các không gian vui chơi của trẻ em… diễn ra tại khuôn viên vườn trong Bắc Bộ phủ và các vườn hoa Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cổ Tân, 19/8, Tao Đàn, trên tuyến Lễ hội.
Trong khuôn khổ Lễ hội sẽ diễn ra hơn 20 hội thảo, tọa đàm: Thiết kế, Nghệ thuật, Điện ảnh, Nhiếp ảnh, Thời trang, Công nghệ, Xuất bản và các lĩnh vực khác cùng các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Các hội thảo, tọa đàm với nội dung phong phú, gợi những điểm nhìn mang tính hệ thống của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc… góp phần tạo ra một cộng đồng tri thức mới, đặc biệt tác động tới thế hệ trẻ hôm nay.
Ngoài ra còn có các cuộc hội thảo, toạ đàm với các chuyên gia quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm các hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực Điện ảnh, Thời trang… những thảo luận, trao đổi nhằm phát triển của hoạt động giám tuyển bền vững tại Việt Nam và trên toàn cầu.
Các đơn vị lữ hành tham gia hình thành các tour du lịch văn hoá và du lịch sáng tạo kết hợp trong các hoạt động của Lễ hội, nhằm đưa khách tham quan đến gần hơn với di sản, giới thiệu về giá trị văn hoá, lịch sử, kiến trúc trong tuyến Lễ hội có kết hợp với thưởng thức nghệ thuật truyền thống và các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội.
Lễ khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra vào 19h30 ngày 9/11 tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Truy tố nhóm đối tượng cho vay nặng lãi, ném mắm tôm ép người vay trả nợ
Huỳnh Thị Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
Tăng cường thanh tra, kiểm tra lĩnh vực đất đai, khoáng sản
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ
Tác giả Mị Dung ra mắt tác phẩm văn học “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”
Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%
Tin khác
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 20:42
Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh
Chỉ đạo - Điều hành 12/11/2024 20:02
EVNHANOI khuyến cáo không tận dụng trạm điện, tủ điện làm nơi rao vặt
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 17:57
Nghệ nhân kể chuyện bằng ngôn ngữ của gốm
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 10:51
Sắp khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 10:49
Thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"
Nhịp sống Thủ đô 12/11/2024 06:16
Nâng cao chất lượng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Chỉ đạo - Điều hành 11/11/2024 21:12
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Yên Bình
Nhịp sống Thủ đô 11/11/2024 21:12
6 ý tưởng vào chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
Thủ đô 11/11/2024 14:28
Mong chờ Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024
Nhịp sống Thủ đô 11/11/2024 10:16