Nhiều chung cư vi phạm về phòng cháy, chữa cháy
Nên đồng bộ nhiều giải pháp phòng cháy, chữa cháy Diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ |
Trong Công văn số 1398/UBND-NC do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ký ban hành mới đây, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thanh tra Thành phố phối hợp với Công an đề xuất kế hoạch thanh tra chủ đầu tư, ban quản trị, ban quản lý toà nhà cao tầng có dấu hiệu sai phạm phòng cháy, chữa cháy, quản lý, vận hành toà nhà chung cư.
Tòa nhà hỗn hợp Tháp Doanh Nhân tại quận Hà Đông do Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tây Đô làm chủ đầu tư |
Theo Ủy ban nhân dân Thành phố, số vụ cháy tại các chung cư, nhà cao tầng năm 2020 giảm 60% so với cùng kỳ năm 2019, giảm 87% so với cùng kỳ năm 2018, không có vụ cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng. Số cơ sở đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy tăng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019, số cơ sở chung cư cao tầng vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy trong đầu tư xây dựng giảm 60% so với năm 2019. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn nhiều tồn tại, vi phạm về phòng cháy chữa cháy phổ biến như đưa nhà, công trình vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.
Điển hình cho những vi phạm này gồm các chung cư như: Chung cư CT1 Usilk City do Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long làm chủ đầu tư; Tòa nhà SME Hoàng Gia tại phường Quang Trung do Công ty Cổ phần Tập đoàn Bất động sản Hoàng Gia làm chủ đầu tư; Tòa nhà hỗn hợp Tháp Doanh nhân do Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tây Đô làm chủ đầu tư. Đây đều là những chung cư nằm trên địa bàn quận Hà Đông.
Ngoài ra còn có chung cư cao tầng và dịch vụ Phương Đông (Mỹ Sơn Tower), số 62 Nguyễn Huy Tưởng phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Mỹ Sơn làm chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tồn tại khác như không đảm bảo giao thông phục vụ chữa cháy; không đủ số lượng lối ra thoát nạn và không duy trì được các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy của lối ra thoát nạn; chưa trang bị đầy đủ hệ thống, phương tiện phòng cháy chữa cháy, không thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ. Cùng với đó một bộ phận chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở chưa thực hiện nghiêm trách nhiệm người đứng đầu trong công tác phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy của không ít bộ phận cư dân còn hạn chế...
Trước tình trạng này, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng trực thuộc có biện pháp xử lý, khắc phục tồn tại vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy trong đầu tư xây dựng đối với các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn, trong đó có công trình cao tầng, chung cư cao tầng đưa vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.
Bên cạnh giao nhiệm vụ cho Thanh tra thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố cũng yêu cầu Công an thành phố thực hiện nhiều nhiệm vụ như: Tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với các khu chung cư, nhà cao tầng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy đảm bảo theo đúng quy định pháp luật; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy trong quá trình thi công đối với các công trình nhà cao tầng theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, kịp thời phát hiện những tồn tại, vi phạm về phòng cháy chữa cháy và xây dựng để yêu cầu chủ đầu tư khắc phục ngay trong quá trình thi công; đăng tải thông tin các vi phạm về phòng cháy chữa cháy tại các khu chung cư, nhà cao tầng, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định.
Đặc biệt, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Công an Thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết các khiếu nại, tố cáo về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn. Làm rõ, xử lý nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sai phạm trong đầu tư xây dựng, quản lý vận hành các công trình chung cư, nhà cao tầng theo quy định. Xem xét truy tố trách nhiệm hình sự đối với các chủ đầu tư, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cố tình vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy, chây ỳ không khắc phục các tồn tại, vi phạm về phòng cháy chữa cháy theo quy định…
Đáng chú ý, Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Xây dựng tổ chức thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, vận hành đối với công trình nhà chung cư cao tầng trên địa bàn Thành phố. Phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nước sạch Hà Nội nghiên cứu các quy định của pháp luật về hoạt động cấp nước, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục, điều kiện thực hiện “ngừng cấp nước” đối với các công trình vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.
Bên cạnh đó, giao Sở Công Thương phối hợp với Tổng Công ty Điện lực Thành phố nghiên cứu các quy định của pháp luật về hoạt động về điện lực, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục, điều kiện thực hiện “ngừng cấp điện” đối với các công trình vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy. Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện có hiệu quả trong việc cấp phép, phê duyệt các dự án nhà cao tầng. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố không cấp phép, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất đối với những chủ đầu tư có công trình vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy nhưng chưa tổ chức khắc phục...
Nhìn nhận vấn đề phòng cháy chữa cháy tại các chung cư cao tầng dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Văn Dũng (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) nhận định, mức phạt với chủ đầu tư khi họ vi phạm về phòng cháy chữa cháy và lắp đặt, kiểm định phòng cháy chữa cháy hiện nay chưa đủ mạnh, số tiền xử phạt rất thấp so với lợi nhuận doanh nghiệp thu được. Vì vậy tính răn đe vẫn còn đang hạn chế. Cơ chế về pháp luật về an toàn phòng cháy chữa cháy tại chung cư đã quy định nhiệm vụ chủ yếu thuộc về các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tăng cường kiểm tra giám sát, kiên quyết trong việc xử lý sai phạm. Tuy nhiên trên thực tế, công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước trước khi cho phép doanh nghiệp giao nhà cho người dân ở một số nơi vẫn còn dễ dãi.
Thời gian qua, rất nhiều khu chung cư chưa đạt các yếu tố về phòng cháy chữa cháy nhưng vẫn đưa người dân vào sinh sống. Việc chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa người dân vào ở không phải là trách nhiệm khẩn trương nhanh gọn, mà mục đích của chủ đầu tư là thu tiền, sớm thu lợi nhuận. Trong khi đó rủi ro hoàn toàn thuộc về cư dân. Đây là “lỗ hổng” mà lực lượng chức năng cần phải ngăn chặn sớm trước khi có những chế tài xử phạt./.
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm
Phòng chống cháy nổ 01/11/2024 14:19
Cháy cửa hàng nội thất trên đường Đê La Thành
Phòng chống cháy nổ 29/10/2024 17:58
Nhanh chóng dập tắt đám cháy trong đêm trên đường Giải Phóng
Phòng chống cháy nổ 27/10/2024 09:24
Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại Trường THPT Mỹ Đức B
Phòng chống cháy nổ 23/10/2024 10:29
Khẩn trương khống chế đám cháy ở phố Thiên Hiền, Hà Nội
Phòng chống cháy nổ 21/10/2024 12:05
Thông tin về vụ cháy kho hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội tối ngày 16/10
Phòng chống cháy nổ 17/10/2024 10:35
Khẩn trương khống chế đám cháy ở Vĩnh Tuy
Phòng chống cháy nổ 16/10/2024 22:47