Nhân rộng mô hình "Siêu thị 0 đồng" để chăm lo cho người lao động
Theo báo cáo của LĐLĐ Thành phố, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, khiến đời sống, việc làm của người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng nặng nề. Số liệu thống kê cho thấy, đã có 290 doanh nghiệp dừng hoạt động; 1.465 doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhưng chưa dừng hoạt động; số NLĐ mất việc làm là 6.610 người; số NLĐ thiếu việc làm là 34.320 người.
Trước những tác động của dịch Covid-19 đến đời sống của NLĐ, LĐLĐ Thành phố đã triển khai các hoạt động chăm lo, hỗ trợ NLĐ, nhất là trong thời gian toàn Thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ và Công điện 17 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Đồng chí Nguyễn Phi Thường - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 LĐLĐ thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp. (Ảnh: Lương Hằng) |
LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo các cấp Công đoàn tập trung rà soát, nắm tình hình quan hệ lao động, đời sống, thu nhập, việc làm của NLĐ trong các doanh nghiệp để hỗ trợ khẩn cấp, đồng thời triển khai tổ chức các “Siêu thị 0 đồng”, “Xe buýt siêu thị 0 đồng” và các “Tổ cứu trợ khẩn cấp công nhân” tại các địa phương và các khu công nghiệp, chế xuất trên địa bàn Thành phố. Sau 10 ngày triển khai thí điểm mô hình “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, LĐLĐ Thành phố đã tổ chức được 21 chuyến xe hỗ trợ cho 14.800 NLĐ của 447 doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Từ khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, các cấp Công đoàn Thủ đô đã đẩy mạnh chăm lo, hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thăm hỏi các lực lượng tuyến đầu chống dịch và ủng hộ Quỹ vắc xin, Quỹ phòng, chống dịch với tổng số tiền trên 33,7 tỷ đồng. Ngoài ra, các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bằng nhiều hình thức khác như hỗ trợ khẩu trang, nước sát khuẩn, tấm chắn giọt bắn, nhu yếu phẩm thiết yếu…
Các cấp Công đoàn Thủ đô cũng đã tuyên truyền, vận động các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu và hỗ trợ NLĐ trong các khu cách ly tập trung, ủng hộ Quỹ vắc xin, Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 với tổng số tiền trên 90,8 tỷ đồng.
Song song với các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, NLĐ, LĐLĐ Thành phố tiếp tục duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo và 5 Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 để kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo cơ sở thực hiện các biện pháp nhằm ổn định tình hình quan hệ lao động và chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn.
LĐLĐ Thành phố tiếp tục chỉ đạo các cấp Công đoàn Thủ đô thành lập, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các “Tổ An toàn Covid-19” tại doanh nghiệp. Tính đến nay, trên địa bàn Thành phố đã thành lập được 11.425 “Tổ An toàn Covid-19” tại doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp đã có tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn) với 50.306 người tham gia. Các “Tổ An toàn Covid-19” tiếp tục phát huy hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, đồng hành cùng doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ sức khỏe cho NLĐ.
Thông tin tại cuộc họp, Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất (KCN&CX) Hà Nội Đinh Quốc Toản cho biết, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Công đoàn các KCN&CX Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý các KCN&CX thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch tại các KCN&CX. Cùng đó, Công đoàn KCN&CX Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ NLĐ trong vùng cách ly, phong tỏa.
Tính đến thời điểm hiện tại, Công đoàn các KCN&CX Hà Nội đã hỗ trợ cho gần 1 vạn NLĐ thông qua các chương trình như: “Ô tô siêu thị 0 đồng”; “Siêu thị 0 đồng”… Thời gian tới, Công đoàn các KCN&CX Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động chăm lo cho NLĐ gặp khó vì dịch Covid-19; đồng thời, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng và triển khai các phương án sản xuất an toàn tại doanh nghiệp.
Đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố trao quà cho người lao động khó khăn thông qua chương trình "Xe buýt siêu thị 0 đồng". (Ảnh: Lương Hằng) |
Tại cuộc họp, các đồng chí trong Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố đã tổng kết, rút kinh nghiệm về việc thực hiện mô hình “Xe buýt siêu thị 0 đồng” và đề xuất, thời gian tới, mỗi LĐLĐ các quận, huyện, Công đoàn ngành cần có ít nhất 1 “Siêu thị 0 đồng” hoặc “Ô tô siêu thị 0 đồng” để chăm lo cho NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cùng đó, LĐLĐ quận, huyện, Công đoàn ngành chủ động mua hàng hóa để hỗ trợ theo nhu cầu của NLĐ…
Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường đánh giá, mô hình “Xe buýt siêu thị 0 đồng” là cách làm hay, thể hiện sự nhanh nhạy, kịp thời của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo, hỗ trợ người lao động, nhất là trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách để phòng, chống dịch.
Nhằm nâng cao vai trò của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, đồng chí Nguyễn Phi Thường đề nghị LĐLĐ các quận, huyện, Công đoàn ngành tích cực vào cuộc để triển khai các hoạt động chăm lo cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thông qua việc triển khai các mô hình “Siêu thị 0 đồng”, “Ô tô siêu thị 0 đồng”…
Cùng với việc triển khai các chương trình hỗ trợ cho NLĐ, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố đề nghị các cấp Công đoàn quan tâm hơn nữa đến quan hệ lao động, thống nhất trong việc hình thành vùng xanh tại các doanh nghiệp. “Việc thành lập vùng xanh an toàn không được chạy theo phong trào, phải làm đâu chắc đó, không để xảy ra trường hợp mắc Covid-19 trong vùng xanh an toàn” - đồng chí Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các cấp Công đoàn cần tiếp tục rà soát lại số lượng “Tổ An toàn Covid-19” trong các doanh nghiệp, hướng dẫn các “Tổ An toàn Covid-19” chuyển trạng thái từ phòng, chống dịch sang chăm lo cho NLĐ trong trường hợp doanh nghiệp có ca mắc Covid-19…; tiếp tục tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong công nhân lao động về việc tiêm vắc xin Covid-19 để sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố nhấn mạnh, trong giai đoạn hiện nay, NLĐ tại các KCN&CX gặp nhiều khó khăn, do đó, Công đoàn các KCN&CX Hà Nội cần tiếp tục sát sao hơn nữa trong công tác chăm lo cho NLĐ, không chỉ NLĐ trong vùng cách ly, phong tỏa mà còn cả với những NLĐ đang thuê trọ, không để người lao động thiếu ăn, thiếu mặc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ
Liên đoàn Lao động TP 16/09/2024 18:23
Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác
Liên đoàn Lao động TP 12/09/2024 12:35
Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác
Liên đoàn Lao động TP 02/09/2024 07:51
Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em
Liên đoàn Lao động TP 21/08/2024 06:01
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ
Liên đoàn Lao động TP 15/08/2024 09:39
Xây dựng Tổ chức mạnh bắt đầu từ cơ sở
Liên đoàn Lao động TP 29/07/2024 08:53
Tổ chức Công đoàn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ
Liên đoàn Lao động TP 28/07/2024 06:00
Công đoàn Thủ đô viết tiếp trang sử vàng
Liên đoàn Lao động TP 28/07/2024 05:50
Công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền
Liên đoàn Lao động TP 24/07/2024 12:53
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Liên đoàn Lao động TP 19/07/2024 08:26