Nhân dân đồng lòng, ủng hộ chủ trương quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống dịch
Sát sao, chủ động trong mọi tình huống
Tại Hà Nội, tình hình dịch bệnh từng bước được kiềm chế. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát do xuất hiện các ca F0 trong cộng đồng. Trước tình hình đó, trong suốt thời gian qua, thành phố Hà Nội đã luôn chủ động, không mất cảnh giác và chuẩn bị cao hơn một bước so với diễn biến tình hình dịch bệnh.
Từ ngày 24/7, toàn Thành phố đã thực hiện giãn cách xã hội. Đến nay, sau hơn 5 tuần, Chỉ thị 17 của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã đạt được những kết quả tích cực ban đầu, người dân thực hiện “ai ở đâu, ở yên đó”, khoanh vùng nhanh chóng các ổ dịch. Dư luận xã hội cũng như các chuyên gia đánh giá việc Thành phố thực hiện Chỉ thị 17 là đúng, trúng, kịp thời.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn quận Thanh Xuân. |
Xác định công tác phòng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ ưu tiên số một trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội thực hiện chiến lược với sự chủ động, dự báo, nắm tình hình; khoanh vùng rộng, phong tỏa hẹp; thần tốc trong truy vết, xét nghiệm…
Với tinh thần thần tốc “chống dịch như chống giặc”, những ngày qua, Thành phố đang tập trung mọi nguồn lực, bằng mọi biện pháp, tận dụng tối đa các ngày giãn cách xã hội nhằm thực hiện xét nghiệm trên diện rộng. Qua đó, đảm bảo an toàn, kết hợp với các hoạt động xét nghiệm truy vết, đánh giá nguy cơ lây nhiễm để trong thời gian ngắn nhất bóc tách triệt để các F0, kiểm soát dịch bệnh không để lây lan, bùng phát.
Trong chỉ đạo xuyên suốt của Thành ủy và UBND Thành phố luôn gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với công tác phòng, chống dịch, phải đảm đương thật tốt vai trò “tư lệnh”, quán xuyến toàn diện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn... Cụ thể, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cán bộ chủ chốt toàn Thành phố phải nắm bắt ngay yêu cầu mới, bám sát địa bàn phụ trách, trọng tâm là siết chặt kỷ cương, kỷ luật.
Tại cuộc họp Giao ban của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội được tổ chức mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã khẳng định, thời gian qua Đảng bộ, chính quyền đã đồng lòng, chủ động, chung tay chống dịch; những giải pháp liên tục được điều chỉnh từ thực tiễn phát sinh để linh hoạt, sáng tạo có những quyết sách hiệu quả, sẵn sàng các kịch bản với yêu cầu cao nhất là: Bảo vệ tuyệt đối an toàn sức khỏe của nhân dân.
Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định, trong đợt bùng phát lần thứ 4 của dịch Covid-19, quyết định giãn cách xã hội được Thành phố triển khai kịp thời với 2 mũi “chủ công” để khống chế dịch bệnh là xét nghiệm diện rộng, tranh thủ "thời gian vàng" bóc tách F0 và tổ chức thần tốc “chiến dịch” tiêm vắc xin cho các tầng lớp nhân dân.
Thực tế, số “vùng xanh” không ngừng tăng lên, số ca mắc mới có ngày giảm sâu trong giãn cách. Kết quả đó khẳng định sự nỗ lực không mệt mỏi của chính quyền các cấp và toàn thể nhân dân. Trong đó có sự đóng góp lớn lao, kiên cường, dấn thân, không ngại hiểm nguy vì an toàn cộng đồng của lực lượng tuyến đầu như y tế, công an, dân quân, bảo vệ dân phố, thanh niên, người cao tuổi…
Dưới sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân, các "vùng xanh" trên địa bàn Thành phố không ngừng được nhân rộng. |
"Các “vùng xanh” đã thực sự trở thành “pháo đài chống dịch”. Chính quyền cơ sở gần dân nhất đã hàng ngày sát cánh cùng người dân ở từng khu dân cư, tổ dân phố. Đó chính là nguồn năng lượng lan tỏa mạnh mẽ nhất để truyền thêm động lực cho toàn thể cộng đồng quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh sớm nhất, bảo vệ thành trì phòng, chống dịch ở Thủ đô", Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.
Đặc biệt, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 06 đặc biệt lưu ý 6 nhóm nội dung quan trọng cần tập trung thực hiện. Trong đó nhấn mạnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại hệ thống các chốt ra vào Thành phố. Đồng thời, có các giải pháp quyết liệt hạn chế người dân ra đường, nhất là khu vực phong tỏa, nơi có nguy cơ cao, chấn chỉnh và xử lý triệt để tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”… Tổ chức triển khai mô hình “Gia đình an toàn Covid-19”, kêu gọi, vận động, giải thích, thuyết phục, hướng dẫn, yêu cầu từng hộ gia đình ký cam kết ở trong nhà, không ra khỏi nhà khi không thực sự cần thiết, “ai ở đâu ở yên đó đó”.
Đáng lưu ý, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo xây dựng phương án phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 trên địa bàn Thành phố theo phương châm siết chặt hơn, áp dụng một số biện pháp cao hơn đối với những khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam”. Trên cơ sở phương án được phê duyệt, các cấp, các ngành từ Thành phố đến quận, huyện, thị xã phải xây dựng ngay kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể tại địa phương, nhất là tại các khu đông dân cư, nhiều ngõ ngách, địa bàn phức tạp, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh... để có kịch bản phương án phòng, chống dịch chủ động, không để lúng túng, bị động.
Cũng theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, các lực lượng chức năng đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, coi đây là biện pháp mũi nhọn tập trung ưu tiên nguồn lực để xét nghiệm các đối tượng có nguy cơ cao, các vùng phong tỏa, cách ly, nhằm bóc tách triệt để các ca F0, truy vết F1 để chuyển cách ly tập trung; từng bước làm sạch, chuyển “vùng đỏ” thành “vùng da cam”, chuyển “vùng da cam” thành “vùng xanh”; tiến tới tổ chức xét nghiệm diện rộng cả “vùng xanh” đưa Thành phố trở về trạng thái bình thường mới.
Ủng hộ chủ trương giãn cách 3 lớp của Thành phố
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, đặc biệt vẫn còn một bộ phận người dân ý thức phòng, chống dịch chưa cao như ra đường không có lý do chính đáng, giả mạo giấy đi đường, lén lút tụ tập...người dân Hà Nội rất đồng tình với việc Thành phố tiếp tục có các biện pháp quyết liệt trong phòng, chống dịch như trong Chỉ thị 06
Những ngày này, gia đình chị Lê Thị Sen (quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) vẫn đang tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị của UBND Thành phố về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến 6h ngày 6/9/2021 trên phạm vi toàn Thành phố để phòng, chống dịch Covid-19. Ngày nghỉ lễ 2/9 năm nay với gia đình chị cũng là ngày đặc biệt hơn so với mọi năm. Thay vì vê quê thăm người thân, gia đình chị Sen chỉ ở yên trong nhà để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.
Người dân Thủ đô mong muốn Thành phố siết chặt quản lý giấy đi đường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. (Ảnh minh họa: Minh Phương) |
Được biết, chị Sen hiện đang làm việc cho một xưởng may tại phường Thanh Lương. Từ khi Thành phố thực hiện giãn cách xã hội đợt 1, chị Sen đã phải tạm dừng việc ở nhà. Ban đầu, chị và gia đình khá lúng túng vì công việc, cuộc sống bị đảo lộn, thế nhưng, qua hơn 1 tháng thực hiện giãn cách xã hội, các thành viên trong gia đình đã quen dần và thích nghi với cuộc sống hiện tại.
Chị Sen cho biết: “Do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên tôi chỉ ra ngoài mua thực phẩm theo phiếu đi chợ được cán bộ Tổ dân phố đưa đến tận nhà. Dù có nhiều bất tiện, khó khăn khi phải tạm ngừng việc, nhưng bản thân tôi và gia đình nhận thức rõ nếu từng cá nhân chấp hành và thực hiện tốt thì sẽ góp phần rất lớn trong việc cùng chính quyền địa phương kiểm soát dịch bệnh”.
Ủng hộ Chỉ thị số 06 của Thành ủy về việc Hà Nội sẽ áp dụng một số biện pháp cao hơn đối với những khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam” sau đợt giãn cách thứ 3, chia sẻ với phóng viên, anh Đỗ Hồng Nhật (quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) cho biết, trong thời điểm hiện tại, chúng ta cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch của địa phương để đẩy lùi dịch bệnh, sớm kết thúc giãn cách xã hội ổn định cuộc sống.
“Để hướng tới sống chung an toàn với dịch bệnh, việc cần làm trước mắt không chỉ là dập dịch mà còn phải duy trì sản xuất để cung ứng thực phẩm, lương thực cho nhân dân trong thời gian dài. Bởi vậy, với những “vùng xanh”, Thành phố cần có phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn phòng dịch phải được đặt lên trên hết. Đặc biệt, Thành phố nên siết chặt quản lý hơn nữa đối với “vùng đỏ” để đảm bảo không có tình trạng lây nhiễm chéo và lây nhiễm ra các khu dân cư khác”- anh Nhật nói.
Sau 40 ngày thực hiện 3 đợt giãn cách xã hội trên phạm vi toàn Thành phố, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Thành phố đã đạt được một số kết quả bước đầu, tiếp tục kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, theo ghi nhận còn có các trường hợp người dân chưa tuân thủ quy định giãn cách, chống đối lực lượng chức năng, cản trở công tác phòng, chống dịch. Cùng đó, vẫn còn các ca mắc trong cộng đồng không rõ nguồn lây, điều này đe dọa trực tiếp đến các “vùng xanh” của Thủ đô. Trước tình trạng trên, người dân Thủ đô mong muốn Thành phố Hà Nội siết chặt hơn nữa công tác quản lý giấy đi đường, xử lý mạnh các trường hợp cố tình vi phạm để làm gương cho những người khác.
Khẳng định việc xử phạt nghiêm đối với các trường hợp cố tình vi phạm các biện pháp phòng, chống dịch sẽ giúp ích rất lớn trong việc đẩy lùi dịch bệnh, chị Nguyễn Thị Lan (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng) nói: “Dịch Covid-19 thực sự là cơn ác mộng đối với chúng ta. Bên cạnh đại bộ phận người dân nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thành phố trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch thì vẫn còn có những “con sâu” đang đục phá những kết quả của mà chúng ta đã gây dựng. Bởi vậy, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm các doanh nghiệp cấp giấy đi đường không đúng mục đích hoặc làm giả giấy đi đường. Có vậy, chúng ta mới có thể giữ vững được thành tựu hơn 1 tháng giãn cách và tiến tới sống chung với dịch bệnh”.
Có thể thấy, với những chỉ đạo kịp thời và quyết liệt của toàn hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của nhân dân, Thành phố sẽ giữ vững tinh thần, không lơ là, chủ quan, thực hiện nghiêm nguyên tắc giãn cách xã hội, vượt qua khó khăn, thách thức để sớm chiến thắng đại dịch Covid-19.
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51