Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng trở lại văn đàn với tập truyện ngắn “Da gấu và chuyện Trương Bốn”

(LĐTĐ) Nhiều năm nay, nhà văn Nguyễn Toàn Thắng gắn bó với sân khấu qua những vở diễn gây tiếng vang như: “Vì sao lạc xứ”, “Tái sinh”, “Thần giữ của”, “Truyền thuyết Triệu Trinh Nương”… Gần đây, nhà văn xuất hiện lại trên văn đàn bằng tập truyện ngắn mang phong cách giễu nhại đặc trưng và gần như là “của hiếm” của văn học nước nhà hiện đại. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi cởi mở với nhà văn Nguyễn Toàn Thắng xung quanh tập truyện ngắn này, và tất nhiên, cả về những gì liên quan đến tình hình văn nghệ.
Ra mắt Sách “ Liên – Người được chọn” Không thể không hôn, sự phi lý của trái tim!

PV: Thưa nhà văn, có vẻ như ông đã chuẩn bị tập truyện ngắn này trong một thời gian dài?

Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng: Vâng, chính xác là tôi tập hợp những truyện ngắn mang phong cách hài hước, giễu nhại đã viết trong khoảng mười năm trở lại đây. Tôi viết truyện ngắn không nhiều, là bởi mỗi lúc nghĩ ra được một ý tưởng, một câu chuyện nào đó có thể kể được, lập tức tôi lại nghĩ đến sân khấu đầu tiên. Chính vì thế mà dù rất muốn, nhưng tôi cũng dành sự ưu tiên cho thể loại này. Là bởi với tôi, điều mình nghĩ đến đầu tiên luôn là điều mình có thể làm tốt nhất trong lúc đó.

Cảm giác được nhìn khán giả say sưa với những khóc cười trên sân khấu từ kịch bản mình viết ra có một hấp lực rất lớn, khiến tôi quên bẵng đi rằng có nhiều chuyện, văn học làm tốt hơn sân khấu bởi sự gợi mở của nó. Và đó là điều đáng tiếc, khi nhiều đồng nghiệp văn chương vẫn khuyến khích tôi tiếp tục công việc nặng nhọc nhưng cũng rất nhiều niềm vui này.

Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng trở lại văn đàn với tập truyện ngắn “Da gấu và chuyện Trương Bốn”
Tập truyện ngắn “Da gấu và chuyện Trương Bốn” của nhà văn Nguyễn Toàn Thắng.

Trong tập truyện ngắn này, đề tài showbiz được nhà văn khai thác đến độ đậm đặc, phải chăng đó là một sự cố ý hay chỉ là ngẫu nhiên?

Thật ra tôi không cố tình khai thác đề tài này, dù nhiều người cho rằng như vậy. Tôi mượn đề tài này để câu chuyện hấp dẫn hơn mà thôi, bởi showbiz hay bất cứ một đề tài nào vẫn là vấn đề con người. Chỉ là lúc viết ra những truyện ngắn đó, có một sự kiện của showbiz xảy ra trùng với ý tưởng ban đầu của tôi. Vậy thì chẳng tội gì mà không khai thác cả, đầu tiên để cho tác phẩm của mình có tính thời sự hơn. Văn học nghệ thuật nếu bám sát được hơi thở cuộc sống để chuyển tải những giá trị vững bền thì tội gì không làm. Ngay cả trong các vở diễn lịch sử hay dân gian mà tôi viết kịch bản, thì tôi cũng tự trả lời cho câu hỏi mình viết cái gì để khán giả ngày hôm nay thấy đồng cảm, thấy câu chuyện không xa lạ.

Còn nói là tôi mượn đề tài showbiz để “câu khách” thì cũng đúng, bởi đó là sự “câu khách” chấp nhận được mà. Quan trọng là từ đề tài ấy, câu chuyện ấy, người viết đem lại cho độc giả điều gì. Và vì làm sân khấu nhiều năm, nên tôi luôn nghĩ đến việc giữ mắt khán giả từ chữ đầu tiên cho đến chữ cuối cùng, như khi viết kịch bản tôi luôn phải nghĩ đến việc nếu không có gì cho khán giả xem, họ sẽ ngáp ngắn ngáp dài rồi bỏ về lập tức.

Trong tập truyện ngắn này, chúng tôi quan tâm đến hai truyện ngắn “Người da gấu năm 20xx” và “Chuyện Trương Bốn”, tạm gọi là những truyện ngắn giả tưởng và được tóm tắt làm tên sách. Có phải đó là hai truyện ngắn thể hiện rất rõ phong cách của người viết?

­Tôi có thể viết được nhiều giọng văn, nhiều thể loại. Tuy nhiên, đúng là hai truyện ngắn này và những truyện khác được viết theo phong cách này làm tôi thấy “tung tẩy” nhất. Tôi có một khả năng là nếu bịa ra một câu chuyện nào đó thì luôn được đa số tin là có thật ở đâu đó, còn nhiều khi tôi kể một câu chuyện thật nhất thì lại bị coi như nói khoác cho vui, kể cả khi tôi cam đoan là thật. Là bởi những câu chuyện thật tôi từng trải qua nó hơi khó tin đối với người khác. Chính vì thế, tôi rất thoải mái khi viết những truyện ngắn kiểu này.

Chẳng hạn như “Người da gấu năm 20xx” tôi dựa trên cốt truyện cổ tích Grim về một người bán linh hồn cho quỷ, nhưng trong truyện của tôi là bán linh hồn ngay trên hạ giới này bởi được giá hơn. Hay “Chuyện Trương Bốn” là tôi lấy từ tích dân gian về ông Trương Ba, nhưng ông Trương Bốn nhân vật của tôi có cách xử sự hoàn toàn khác, chẳng việc gì phải đau lòng khi thân xác và tâm hồn không đồng nhất cả. Bởi con người hôm nay khác nhiều so với thời xưa.

Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng trở lại văn đàn với tập truyện ngắn “Da gấu và chuyện Trương Bốn”
Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng.

Và đó cũng là hai truyện ngắn mà ông tâm đắc nhất trong tập truyện ngắn này?

Cũng không hẳn. Khi tôi viết ra một cái gì đó ở bất cứ thể loại nào, tôi luôn lấy hiệu ứng từ khán giả, người đọc để đo mức độ tâm đắc của mình. Một tác phẩm được khán giả, độc giả và đồng nghiệp công nhận, thì tôi cũng cảm thấy hài lòng. Tôi không có quan niệm viết cho riêng mình, bởi với tôi, một tác phẩm không có phản hồi lại là một tác phẩm chết. Tôi cũng chẳng cần viết ra bây giờ để nhiều năm sau người ta mới đánh giá được. Bởi với tôi, độc giả khán giả hiện đại ngày nay quá thông minh và nhiều hiểu biết do được tiếp xúc với mạng internet, hay dở chỉ trong một thời gian ngắn là phơi bày ra hết.

Vả lại, tôi có thú vui đọc hay nghe phản hồi của công chúng, điều đó giúp mình cân chỉnh lại cách sáng tác của mình sao cho gần hơn với mọi người. Tất nhiên, vẫn phải giữ được phong cách sáng tác riêng của mình. Nói tóm lại, để lựa chọn thì “Chuyện Trương Bốn” là truyện ngắn tôi ưng nhất trong tập này, là bởi nó được Ban Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn vào mục “Nhà văn và tác phẩm tiêu biểu”. Tôi luôn tin vào sự thẩm định của những người có nghề và rất khắt khe.

Sau tập truyện ngắn này, liệu nhà văn có tiếp tục gắn bó với văn học, hay vẫn đau đáu với sân khấu?

Chắc là tôi sẽ tiếp tục với văn học, bởi khi dọn dẹp lại laptop, thấy còn một số truyện ngắn mang phong cách khác, êm dịu hơn và đọc lại cũng không tệ. Tôi có cách làm việc như một nhà sưu tầm, khi thấy số truyện ngắn còn lại đủ cho một tập nữa là sẽ lại cố gắng viết tiếp, viết nhiều để lọc lấy những truyện ngắn ưng ý nhất. Nếu tập truyện ngắn này được độc giả đón nhận, chắc chắn tôi sẽ đủ cảm hứng để tiếp tục sáng tác.

Chúc mừng nhà văn Nguyễn Toàn Thắng và chờ đón những tác phẩm tiếp theo.

Bảo Thoa (thực hiện)

Nên xem

Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Quận Cầu Giấy: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Tại Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như ký kết chương trình "Phúc lợi đoàn viên công đoàn", khám sức khỏe miễn phí và tặng quà cho đoàn viên vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động