Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết tại miền Bắc
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về dịch sốt xuất huyết Dồn sức "chặn đứng" dịch sốt xuất huyết bùng phát tại các tỉnh phía Nam |
Biến chứng viêm màng não
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, trong khi dịch sốt xuất huyết ở miền Nam đang bùng phát mạnh thì ở miền Bắc đã xuất hiện lẻ tẻ các ca bệnh, chủ yếu do đi từ miền Nam ra. Chỉ tính từ đầu tháng 6 đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận và điều trị cho hàng chục trường hợp sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo.
Các bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết. |
Điển hình là nữ bệnh nhân (66 tuổi, quê ở Hà Nam), đi du lịch tại Đồng Nai, Đắc Lắc, Gia Lai và khi về quê 5 ngày thì xuất hiện sốt. Bệnh nhân có tiền sử đau xương khớp, sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nam và Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, do không khai thác yếu tố dịch tễ nên bệnh nhân được chẩn đoán sốt không rõ nguyên nhân, có hạ tiểu cầu.
Sau 5 ngày điều trị, tình trạng diễn biến theo chiều hướng xấu, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng nặng, tiểu cầu hạ - tức là có biểu hiện cô đặc máu kèm theo các hiện tượng thoát huyết tương, tràn dịch màng bụng, suy thận, men gan tăng tăng cao. Bệnh nhân đã được điều trị kịp thời, truyền dịch theo đúng phác đồ của Bộ Y tế. Sau 5 ngày điều trị, hiện tình trạng của bệnh nhân đã cải thiện, tiểu cầu tăng dần và các triệu chứng đã ổn định trở về bình thường và bệnh nhân đã được xuất viện.
Tương tự là trường hợp nam bệnh nhân (17 tuổi, ở Hải Dương), đi du lịch ở Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Sau 6 ngày khi quay lại Hải Dương thì bệnh nhân xuất hiện sốt, đau đầu, đau người, da và mắt đỏ xung huyết và có biểu hiện điển hình của sốt xuất huyết. Bệnh nhân được Trung tâm y tế của huyện Ninh Giang, Hải Dương xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyết.
Tuy nhiên bệnh nhân cũng đến viện muộn với các dấu hiệu cảnh báo, tiểu cầu hạ, tình trạng cô đặc máu, có tràn dịch màng phổi, thoát huyết tương, chảy máu chân răng, men gan tăng, xuất huyết dưới da. Sau 5 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đã được xuất viện về nhà.
Hay trường hợp một bệnh nhân nam (38 tuổi, quê ở Bình Định), làm nghề lái xe đường dài chạy Nam Bắc, lần này bệnh nhân chạy xe từ Long An đến cửa khẩu Lạng Sơn. Bệnh nhân đã có biểu hiện sốt từ nhà, khi đến Lạng Sơn thì triệu chứng của sốt tăng nặng, kèm lên cơn co giật nên bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn và sau đó chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng sốt cao, rối loạn ý thức.
Sau khi được chọc dịch não tủy và làm xét nghiệm cho thấy có dương tính với sốt xuất huyết, tiểu cầu hạ. Kết quả xét nghiệm dịch não tủy và chụp cộng hưởng từ sọ não thể hiện đây là trường hợp sốt xuất huyết có biểu hiện viêm màng não.
Theo các bác sĩ, khi bị sốt xuất huyết, việc nhập viện muộn khiến tình trạng bệnh càng thêm nguy kịch, khiến điều trị khó khăn và tốn kém hơn. Biến chứng nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết là giảm tiểu cầu, từ đó dẫn tới tình trạng xuất huyết não, xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng, thậm chí là viêm màng não…
Theo Phó Giáo sư Đỗ Duy Cường, bệnh nhân sốt xuất huyết có biểu hiện viêm màng não là một biến chứng nặng, ít gặp. Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời thì bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn. Với bệnh nhân quê Bình Định, sau khi vào viện đã được hồi sức kịp thời và điều trị theo đúng phác đồ bệnh nhân đã hết sốt, tiểu cầu đã tăng dần trở lại. Hy vọng bệnh nhân này cũng có thể hồi phục hoàn toàn và xuất viện trong những ngày tới.
Chủ động phòng, chống dịch
Hiện nay miền Bắc đang vào giữa hè, thời tiết nắng nóng, kèm mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi để muỗi vằn Aedes egypti sinh sản phát triển. Đặc biệt, từ 3 trường hợp bệnh nhân trên, các bác sĩ khuyến cáo người dân khi có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, đau mỏi người và có yếu tố dịch tễ đi về từ vùng dịch sốt xuất huyết cần phải được đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm, chẩn đoán bệnh kịp thời.
Người dân cần chủ động dọn vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy nhằm phòng chống dịch sốt xuất huyết. |
Đồng thời, khi đi tới các vùng dịch sốt xuất huyết đang lưu hành, người dân cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi cắn khi đi du lịch như mang theo kem chống muỗi, ngủ màn, tránh xa nơi có muỗi để không bị nhiễm bệnh. Cũng theo các bác sĩ, tại Hà Nội và miền Bắc, sốt xuất huyết đang bắt đầu vào mùa dịch và đỉnh điểm của dịch dự báo sẽ vào tháng 8 nên người dân phải hết sức lưu ý chủ động phòng bệnh ngay từ bây giờ.
Ngay tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất gồm dịch truyền, thuốc men và tập huấn cho nhân viên y tế toàn bệnh viện chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh sốt xuất huyết theo Hướng dẫn của Bộ y tế; kịp thời phát hiện các ca sốt xuất huyết sớm và xử trí kịp thời, hạn chế thấp nhất tử vong cho bệnh nhân. Các nhân viên y tế và người dân cũng cần chú ý các dấu hiệu chỉ điểm của sốt xuất huyết để làm xét nghiệm khẳng định, tránh nhầm lẫn với một số bệnh khác như Covid-19 hay sốt vi rút, sốt phát ban và các bệnh nhiễm trùng khác.
Thời gian qua, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã tăng cường công tác vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, giảm tỷ lệ mắc, khống chế không để xảy xa ổ dịch lớn. Cùng với đó, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức tập huấn chẩn đoán điều trị bệnh tay chân miệng cho trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Hiện tại, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc xin phòng bệnh. Do bệnh lây từ người sang người qua muỗi đốt nên biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh là diệt muỗi và hạn chế môi trường sinh sống của muỗi. Bởi vậy, bên cạnh sự vào cuộc chống dịch của các địa phương, ý thức phòng bệnh tại gia đình của mỗi người dân là hết sức quan trọng.
Hàng tuần, mỗi người nên bỏ ra từ 10-15 phút để kiểm tra khuôn viên trong gia đình, nhằm phát hiện các dụng cụ chứa nước và loại bỏ các dụng cụ, phế thải… có thể chứa nước đọng là nơi muỗi đẻ trứng, sinh ra các ổ bọ gậy (loăng quăng) phát triển thành đàn muỗi truyền bệnh. Bên cạnh đó, người dân cần tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch và trong các đợt thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy. Đồng thời, mỗi người cần chú ý khi có biểu hiện sốt cao liên tục cần thông báo cho trạm y tế và đến ngay cơ sở y tế để được khám chữa và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20