Người “tiếp lửa” cho phong trào hiến máu tình nguyện

(LĐTĐ) Hiến máu tình nguyện đã và đang dần trở thành nét đẹp nhân văn của mỗi người dân Thủ đô. Những giọt máu nghĩa tình đã tiếp thêm nguồn sống cho người bệnh, góp phần bồi đắp, nhân lên những giá trị nhân ái. Hà Nội là địa chỉ đỏ, xuất hiện ngày càng nhiều cá nhân, gia đình tình nguyện hiến máu cứu người. Gia đình ông Lê Đình Duật (quận Thanh Xuân) là một trong những gia đình tiêu biểu, đi đầu trong phong trào hiến máu nhân đạo.
Nhân rộng nghĩa cử hiến máu tình nguyện vì cộng đồng Hà Nội: Tôn vinh 87 cán bộ Hội Chữ thập đỏ, nhà hảo tâm tiêu biểu trong hoạt động nhân đạo

Sẻ chia những điều tốt đẹp

Ghé thăm gia đình ông Duật trong buổi chiều Hà Nội trời trở lạnh. Căn phòng của gia đình ông nhỏ gọn chừng 40m2 trên tầng 4 của khu tập thể luôn ấm cúng bởi tình yêu, sự gắn kết, sống vì mọi người của mỗi thành viên. Trong căn phòng những Bằng khen, Giấy khen biểu dương tấm lòng hiến máu vì cộng đồng của các thành viên trong gia đình được ông Duật treo ngăn nắp, trang trọng.

Người “tiếp lửa” cho phong trào hiến máu tình nguyện
Danh sách, thông tin cá nhân của những người từng đăng ký tham gia hiến máu đều được vợ chồng ông Duật ghi chép, cất giữ cẩn thận. Ảnh: N.Hoa

Nhấp chén trà nóng, ông Duật kể lại cho chúng tôi nghe về cơ duyên, động lực thôi thúc ông gắn bó với hoạt động thiện nguyện hơn 20 năm qua. Là sĩ quan chỉ huy của Bộ đội tên lửa phòng không thuộc Tiểu đoàn 61, Đoàn tên lửa Sông Đà, được trực tiếp tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ từ năm 1965 - 1972, chứng kiến nhiều đồng đội bị thương, hi sinh do bị mất máu quá nhiều. Năm 1967, khi đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Hà Nội, ông Duật nhận được tin người thân qua đời vì bị thương, vết thương quá nặng do mất máu nhiều, khi đó bệnh viện huyện không có máu để truyền. Sự hi sinh của đồng đội, của người thân khiến ông Duật luôn trăn trở, day dứt. Với ông đó là “món nợ” mà ông luôn tự nhủ mình phải trả.

“Tôi đã nợ đồng đội, đồng bào, nợ cuộc sống của cộng đồng và nợ những người bệnh đang cần máu cho cuộc hồi sinh của họ”, ông Duật chia sẻ.

Năm 1991, được nghỉ chế độ, ông Duật về sinh sống tại Tổ dân phố số 10 phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân. Được lãnh đạo tin tưởng, nhân dân tín nhiệm, ông đã tham gia nhiều công tác đoàn thể ở phường và khu dân cư, trong đó đảm nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường. Với ông, đó là thời cơ để ông tham gia công tác nhân đạo, thực hiện tâm nguyện trả “món nợ” mà ông đã ấp ủ lâu nay.

Năm 1999, khi có phong trào hiến máu nhân đạo ở địa phương, ông tình nguyện tham gia. Kiểm tra sức khoẻ, ông bị huyết áp thấp nên không thể hiến máu. Không được hiến máu, thể hiện vai trò gương mẫu, đi đầu của đảng viên, ông Lê Đình Duật đã tiên phong vận động các thành viên trong gia đình cùng đi hiến máu.

Bằng tấm lòng nhiệt huyết với phong trào hiến máu nhân đạo, ông Duật đã xây dựng được một gia đình cả nhà cùng đồng hành trong việc tuyên truyền, vận động và tham gia hiến máu tình nguyện. Trước tấm lòng nhiệt huyết của ông, mọi người nhiệt tình ủng hộ và tham gia, trong đó, vợ ông là bà Lê Thị Kim Dinh đã hiến 13 đơn vị máu; con gái cả Lê Thanh Hà đã hiến 15 đơn vị máu; con gái thứ Lê Thanh Nam đã hiến 83 đơn vị máu; con trai Lê Quyết Thắng đã hiến 69 đơn vị máu; con dâu Đỗ Thị Liễu đã hiến 3 đơn vị máu; cháu ngoại Đào Ngọc Linh (sinh năm 2004) đã hiến 2 đơn vị máu. Các thành viên trong gia đình ông luôn cảm thấy vui vì đã làm được những việc hết sức ý nghĩa, đóng góp lớn cho xã hội, cộng đồng.

“Trong quá trình vận động hiến máu, tôi đã gặp không ít khó khăn bởi còn nhiều người hiểu sai và có định kiến với việc hiến máu tình nguyện. Do vậy, tôi xác định phải vận động gia đình mình trước, mình phải nêu gương, phải cho mọi người hiểu hiến máu không hề ảnh hưởng tới sức khoẻ. Rất may là khi tôi chia sẻ thì cả gia đình đều nhiệt tình hưởng ứng. Năm 2000, con gái thứ 2 của tôi tham gia hiến máu trước. Trong những năm tiếp theo, vợ, con gái cả và con trai út của tôi cũng bắt đầu tham gia”, ông Duật bộc bạch.

“Riêng công tác nhân đạo thì tôi không nghỉ”

Không chỉ vận động con cháu, ông và vợ tất bật ngược xuôi vận động bạn bè, họ hàng cùng hiến máu. Để thuyết phục mọi người, ông đến Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương xin rất nhiều tài liệu về đọc. Sau đó, ông đến từng nhà, phát tài liệu, giải thích cho mọi người hiểu những lợi ích khi tham gia hiến máu. Đến ngày đi hiến máu, ông tập trung tất cả mọi người đến nhà mình ăn sáng để bảo đảm tình trạng sức khỏe tốt nhất rồi thuê xe chở mọi người đến địa điểm hiến máu.

Đối với các thành viên tham gia hiến máu, ông Duật chi thêm tiền bồi dưỡng xăng xe (từ 150 đến 200 nghìn đồng), ông in 2 - 3 tấm ảnh tặng cho các thành viên khi họ tham gia hiến máu. Tất cả chi phí đó vợ chồng ông đều trích từ số tiền lương hưu ít ỏi hàng tháng của mình. Danh sách, thông tin cá nhân của những người từng đăng ký tham gia hiến máu đều được ông Duật ghi chép, cất giữ cẩn thận, ông thường xuyên kết nối, trò chuyện, hỏi thăm sức khoẻ, đời sống gia đình với các thành viên. Với ông, họ là người thân trong gia đình. Hàng năm, gia đình ông đều tổ chức liên hoan gặp mặt, tặng quà cảm ơn những người đã tham gia hiến máu, tạo sự gắn kết giữa các thành viên với nhau.

Với tấm lòng cao cả, tình nguyện hiến máu, hơn 22 năm, 6 thành viên gia đình ông Lê Đình Duật đã hiến 218 đơn vị máu an toàn. Không chỉ trực tiếp hiến máu hàng năm, ông cùng các thành viên trong gia đình còn tích cực vận động họ hàng, bạn bè và những người xung quanh tham gia. Hơn 22 năm, gia đình ông đã vận động được 1.092 lượt người tham gia hiến máu tình nguyện, đạt 1.007 đơn vị máu an toàn.

Với những thành tích, cống hiến trong công tác vận động, tuyên truyền và trực tiếp hiến máu tình nguyện trong những năm qua, ông Lê Đình Duật cùng gia đình đã được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp, ghi nhận đóng góp của gia đình với hoạt động vì cộng đồng.

Những ngày cuối tháng 10/2022, gia đình ông đã nhận được Thư khen của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Trong thư Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ xúc động và nhấn mạnh những giọt máu hồng mà gia đình ông Duật, những người hiến máu tình nguyện trao tặng đã đem lại cho cuộc đời những mầm sống, thắp lên ngọn lửa của lòng nhân ái, yêu thương và trách nhiệm. Việc làm của ông tiêu biểu cho trăm ngàn việc làm tốt đẹp, thầm lặng mà cao cả đang từng ngày, từng giờ diễn ra trên đất nước, làm đẹp thêm truyền thống đoàn kết, nhân ái của dân tộc; phát huy vai trò, phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ, người cựu chiến binh Việt Nam, người cao tuổi Việt Nam gương sáng, chí bền. Với ông Duật, động lực lớn nhất để ông cùng gia đình vẫn luôn thực hiện công việc này đó chính là những đơn vị máu an toàn của mọi người được đến với người bệnh. Với ông, cho đi là còn mãi...

“Tôi mong mỏi thế hệ thanh niên hôm nay sống có lý tưởng, sống đẹp, sống tình nghĩa, vì mọi người, cùng chung tay làm cho xã hội đẹp hơn. Đặc biệt, tôi mong muốn thế hệ trẻ luôn nghĩ mình đã làm gì và hãy làm gì cho Tổ quốc. Phải làm được gì cho đời - đó mới là cái quan trọng, bởi “ân nghĩa thì đời sẽ trả cho mình khi cần”, ông Duật nhắn nhủ tới thế hệ thanh niên. /.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động