Người dân làng quất Tứ Liên thấp thỏm chờ Tết Nguyên Đán 2022
Chủ động nguồn hàng để bình ổn thị trường Đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2022 kéo dài 9 ngày |
Từ lâu nghề trồng quất cảnh đã gắn bó với người dân Tứ Liên (phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội) tạo nên thương hiệu cho địa phương. Cây quất cảnh trở thành loại cây đóng góp một phần không nhỏ cho tăng trưởng cho phát triển kinh tế.
Không chỉ với người Hà Nội, quất Tứ Liên còn là điểm đến của rất nhiều người dân ở những tỉnh, thành khác, bởi sự nổi tiếng của những cây quất đẹp mang dáng vẻ độc đáo. Tất cả mọi người khi đến đây đều hy vọng có thể tìm và chọn mua cho gia đình mình một cây quất ưng ý để bày trong nhà dịp Tết đến xuân sang.
![]() |
Thời điểm này, không khí chuẩn bị cho Tết của các nhà vườn vô cùng tấp nập. |
Thời điểm này, không khí chuẩn bị cho Tết của các nhà vườn vô cùng tấp nập. Người dân từ già tới trẻ, ai ai cũng lo làm nốt những công việc cuối cùng để có một cây quất cảnh trước khi mang đi bán cho khách trưng Tết.
Đang tập trung gò những cành quất bằng dây thép nhỏ, ông Lê Văn Hồng (chủ vườn quất Lê Hồng) cho biết: “Nghề trồng quất rất vất vả, tốn nhiều công chăm bón nên người trồng phải tâm huyết mới có được cây quất đẹp. Vườn đang trong công đoạn cuối cùng để hoàn thành cây. Gò cây là thời điểm quan trọng nhất, quyết định cho chất lượng quả, thế cây”.
Cũng theo ông Hồng, tại các nhà vườn ở Tứ Liên, dáng cây truyền thống được người dân ưu tiên tỉa cành, tạo dáng. Đặc biệt, nhiều chủ vườn đã có hướng sáng tạo mới khi trồng quất trong chum, tạo dáng bonsai. Gần 20 năm trồng quất cảnh phục vụ nhu cầu Tết, khu vườn của ông Hồng ngày càng hoàn thiện. Bên cạnh các loại quất cảnh hình tháp dáng trụ, chủ vườn còn đầu tư nhiều loại độc đáo khác.
Ông Hồng cho biết, người chơi quất cảnh đòi hỏi cây quất phải xanh tươi, dù quất tạo thế hay tạo dáng hình tháp thông thường cũng phải đẹp toàn diện: Lá xanh, chồi non, hoa, quả xanh và quả chín. Bởi thế mà người trồng cũng phải có những phương pháp riêng để “vừa mắt” người tiêu dùng.
![]() |
Nghề trồng quất rất vất vả, tốn nhiều công chăm bón nên người trồng phải tâm huyết mới có được cây quất đẹp. |
Thông thường, mọi năm chỉ cuối tháng 11 là đã có thương lái đến “đánh hàng” do lo lắng nếu đến muộn sẽ không chọn được cây đẹp. Khách cá nhân thì chỉ đầu tháng 12 là đã tấp nập đến tham quan, mua sắm. Đa phần đều hỏi mua từ vài cây, có khi đến cả chục cây. Tuy nhiên, năm nay, nhiều nhiều nhà vườn cho biết cũng lác đác có khách đến hỏi mua nhưng số cây bán được không nhiều.
Lý giải về điều này, các nhà vườn cho biết, do dịch Covid-19 bùng phát, thu nhập ai nấy đều giảm nên sức mua chưa mạnh. Chưa chính thức bước vào vụ bán nhưng người nông dân đã đứng ngồi không yên. Nghệ nhân Bùi Thế Mạnh (chủ vườn quất Thế Mạnh) cho biết, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên người trồng quất cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Mặc dù có nhiều kinh nghiệm trồng quất phục vụ Tết Nguyên đán nhưng gia đình nghệ nhân Bùi Thế Mạnh cũng không thể lường trước được dịch bệnh lại diễn biến phức tạp như vậy. “Năm nay, các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giá nhân công cũng tăng giá chóng mặt. Trong bối cảnh dịch bệnh, ai ai cũng phải chi li hơn trong việc sắm Tết nên chắc chắn chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ”, ông Mạnh cho biết.
![]() |
Người dân lo lắng Tết Nguyên đán năm nay sẽ khó khăn hơn trong việc tiêu thụ quất. |
Được biết, để thích ứng với tình hình chung, nhiều hộ gia đình ở Tứ Liên cũng đã chủ động giảm số lượng cây trồng xuống nhưng vẫn cảm thấy bất an. Có thể thấy, khác với không khí phấn khởi sắp Tết như mọi năm, năm nay những người trồng quất đều thấp thỏm về đầu ra.
Thậm chí, để đảm bảo có được giá “thuận mua vừa bán”, nhiều nhà vườn đã phải lấy công làm lãi. Nhiều nhà những năm trước thuê thêm nhân lực chăm cây thì nay cũng cắt giảm, tự làm tất. Hiện tại, quất đã bán được khoảng 20%, chủ yếu của những vườn có chất lượng cao. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với mọi năm trước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Chủ động, bình tĩnh để giải quyết các vấn đề thuế và thương mại

Thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể chất lượng - kinh nghiệm từ doanh nghiệp FDI

Hỗ trợ lên đến 50% lệ phí trước bạ cho mẫu xe Hyundai Palisade
Tin khác

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền
Tôi yêu Hà Nội 07/03/2025 18:04

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện
Tôi yêu Hà Nội 28/02/2025 17:07

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 20/02/2025 20:10

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng
Tôi yêu Hà Nội 18/02/2025 21:41

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ
Tôi yêu Hà Nội 11/02/2025 09:53

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone
Thủ đô 28/01/2025 09:17