Người dân an tâm vì được tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất từ Trạm Y tế lưu động
Huyện Ứng Hòa: Xuyên đêm lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vắc xin cho người dân 150 y, bác sĩ tỉnh Hà Nam "chia lửa" cùng huyện Ứng Hòa |
Tạo an tâm từ cơ sở
7h sáng 13/9, tại điểm tiêm vắc xin Covid-19 Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân (Hà Nội), nhiều người đã đến làm thủ tục theo quy định, các lực lượng chức năng hướng dẫn người dân đảm bảo quy định 5K, giữ khoảng cách.
Theo ghi nhận, Trạm Y tế lưu động đặt trong khuôn viên Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung, được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ hoạt động phòng, chống dịch trong cộng đồng; máy tính kết nối mạng; 02 số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin; đảm bảo cơ số thuốc cấp cứu, cơ số thuốc để chăm sóc các bệnh lý phổ biến khác...
Bà Vũ Thị Lợi được theo dõi sức khỏe tại Trạm Y tế lưu động phường Thanh Xuân Trung |
Là một trong nhiều người dân đến tiêm phòng Covid-19, qua sàng lọc ban đầu, bà Vũ Thị Lợi (phường Thanh Xuân Trung) có huyết áp lên đến 190, ngay sau đó bà được chuyển lên Trạm Y tế lưu động, tại đây bà Lợi được đội ngũ y, bác sĩ khám, tư vấn theo dõi huyết áp trước khi tiêm.
"Người dân chúng tôi rất vui mừng khi có các Trạm Y tế lưu động ở gần nhà, tạo thuận lợi trong việc tư vấn hay khám bệnh. Đối với người cao tuổi như chúng tôi cảm thấy sự chăm sóc tận tình của đội ngũ y, bác sĩ, nên rất yên tâm", bà Lợi phấn khởi cho biết.
Còn chị Đào Liên (phố Ngụy Như Kon Tum) chia sẻ, việc lập ra các Trạm Y tế lưu động rất cần thiết trong bối cảnh tình hình dịch đang diễn biến phức tạp. Bất kể thông tin gì về Covid-19 đều được y, bác sĩ tư vấn, hỗ trợ chăm sóc ngay. Người dân, nhất là tuổi cao đều vui mừng khi có các Trạm Y tế lưu động này.
Bác sĩ Ngô Tùng Phương kiểm tra một số vật tư y tế, thuốc tại Trạm Y tế lưu động |
Bác sĩ Ngô Tùng Phương (Trạm Y tế lưu động phường Thanh Xuân Trung) cho biết, Trạm có số điện thoại đường dây nóng, khi nhận được cuộc gọi của người dân, ekip trực sẵn sàng lên đường đến các điểm cần trợ giúp bất kể thời gian ngày, đêm. Những trường hợp này sẽ được xử lý kịp thời, giữ an toàn ban đầu cho người bệnh sau đó phối hợp với đội cấp cứu 115 chuyển lên tuyến trên đối với những trường hợp thật sự cần thiết.
Theo bác sĩ Ngô Tùng Phương, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc Trạm Y tế lưu động là rất cần thiết, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, qua theo dõi phản hồi của người dân, mọi người đánh giá tốt mô hình Trạm Y tế lưu động.
Trạm Y tế lưu động được đặt trong khuôn viên Trường THCS Kim Giang |
Tương tự, tại Trường THCS Kim Giang, phố Hoàng Đạo Thành, quận Thanh Xuân, Trạm Y tế lưu động cũng được đặt trong khuôn viên trường. Bác sĩ Lê Thị Bích Ngọc, Trưởng Trạm Y tế phường Kim Giang đang tư vấn cho ông Phạm Xuân Thao (phố Hoàng Đạo Thành) về các thông tin khi tiêm vắc xin. Do ông Thao có bệnh lý nền chuẩn bị tiêm mũi 2, hôm nay đến Trạm Y tế lưu động để được nghe tư vấn của bác sĩ cho yên tâm.
"Quận Thanh Xuân đã thành lập các Trạm Y tế lưu động, tôi cho là tất kịp thời và cần thiết. Người dân chúng tôi có thể liên hệ với Trạm bằng nhiều cách như qua điện thoại đường dây nóng, đại diện chính quyền địa phương. Đặc biệt nhiều trường hợp người già lãng tai cần tư vấn trực tiếp trước và sau khi tiêm, đều được các bác sĩ tư vấn tận tâm, gia đình tôi hoàn toàn yên tâm", ông Thao chia sẻ.
Trạm Y tế lưu động góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân |
Bác sĩ Lê Thị Bích Ngọc, Trưởng Trạm Y tế phường Kim Giang cho biết, Trạm Y tế lưu động có từ 1 đến 2 bác sĩ, 2 điều dưỡng và các tình nguyện viên; được trang bị đầy đủ bình ôxy cố định, bình di động, máy đo SpO2, dụng cụ cấp cứu cơ bản, dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm, kit xét nghiệm nhanh và các dụng cụ khám chữa bệnh cơ bản khác. Chức năng chính của Trạm Y tế lưu động là quản lý, theo dõi, hỗ trợ các trường hợp F1, F2 đang cách ly tại nhà và chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn (bên cạnh trạm y tế đang có sẵn), bởi vậy nên có lúc đường dây nóng ở Trạm chúng tôi hoạt động xuyên đêm.
Phù hợp với bối cảnh dịch
Có mặt kiểm tra và động viên các lực lượng lấy mẫu xét nghiệm, tiêm phòng Covid-19 tại Trạm Y tế lưu động phường Thanh Xuân Trung, bà Trần Thị Nga, Chủ tịch UBND phường Kim Giang, quận Thanh Xuân cho biết, Trạm Y tế phường luôn có 5 nhân viên y tế và đội ngũ hỗ trợ từ các lực lượng như: Tình nguyện viên, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên… tham gia hỗ trợ, hướng dẫn tận tình các kiến thức y tế cho người dân. Ngoài ra, Trạm Y tế lưu động còn hỗ trợ công tác xét nghiệm, tiêm chủng và góp phần tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
"Trạm cũng triển khai tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19, đây cũng có thể xem là điểm tiêm chủng hiệu quả. Cùng với đó các nhân viên y tế, nhân viên tình nguyện thường xuyên truyền thông mạnh mẽ đến từng người dân về Covid-19, hướng dẫn cho họ cách phòng tránh và giải đáp thắc mắc của người dân. Đồng thời, Trạm Y tế lưu động cũng thực hiện khám bệnh, sơ cấp cứu các bệnh thông thường khác để bảo đảm người dân trong vùng dịch vẫn được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản kịp thời nhất, phù hợp với bối cảnh dịch bệnh hiện nay", Chủ tịch UBND phường Kim Giang cho biết.
Bà Trần Thị Nga, Chủ tịch UBND phường Kim Giang, quận Thanh Xuân |
Trước đó, nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, ngày 8/9, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành Quyết định số 1985/QĐ-UBND về việc thành lập Trạm Y tế lưu động và Quyết định số 1986/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế hoạt động Trạm Y tế lưu động trên 11 phường.
Ngay sau đó, ngày 9/9, quận Thanh Xuân đã hoàn thành việc lắp đặt và đưa vào khai thác sử dụng vận hành Trạm Y tế lưu động tại Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung - phường Thanh Xuân Trung. Đây là trạm y tế lưu động mẫu để từ đó nhân rộng ra 10 Trạm Y tế lưu động trên địa bàn (hoàn thành trong ngày 10/9/2021).
Trạm Y tế lưu động là mô hình phù hợp trong phòng, chống đại dịch Covid-19 |
Trạm Y tế lưu động có chức năng triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong cộng đồng, kết nối giữa chăm sóc, quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện, phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, chuyển tuyến kịp thời các bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn được giao.
Theo các chuyên gia việc thành lập các Trạm Y tế lưu động là phù hợp, hiệu quả. Người dân cảm thấy yên tâm hơn vì dịch vụ y tế không bị đứt gãy trong khi thực hiện giãn cách xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25