Ngư dân làm giầu từ biển
Được mùa tôm cá
Những bước chân vội vã, những tiếng máy tàu giòn tan xen lẫn tiếng nói cười rôm rả, những con tàu “gồng mình” chở nặng cá tôm sau chuyến vươn khơi đang hối hả vận chuyển hàng hóa hải sản lên bờ. Phải chờ sau khi bốc xong mẻ cá, tranh thủ lúc nghỉ giải lao tôi mới gặp được ông Hoàng Văn Chức, thuyền trưởng tàu BV- 97479TS.
Cảng cát lở một ngày lặng sóng |
Không giấu được niềm vui, phấn khởi ông Chức kể : “Tàu BV- 97479TS gồm 9 lao động, đi 45 ngày, chúng tôi mới cập bến chiều hôm qua. Được mùa cá, tôm cá chở đầy khoang, cả chủ và bạn thợ đều vui. Chúng tôi luôn xác định bằng mọi giá phải vươn khơi bám biển, bởi vươn khơi bám biển không chỉ là mưu sinh, mà còn góp phần gìn giữ, bảo vệ chủ quyền, nhất là khi biển đảo lại đang có nguy cơ bị nhòm ngó”.
Cùng trò chuyện với chúng tôi trên tàu, anh Lâm Văn Khánh, 24 tuổi, quê ở Tiền Giang, là thuyền viên của tàu cá của ông Chức, gắn bó với nghề biển được hơn chục năm nay, anh Khánh bộc bạch: “Nghề đi biển tuy cực khổ nhưng mà vui, em là trụ cột chính trong gia đình, chuyến nào cũng vậy, sau khi tàu bốc xong hàng, nghỉ ngơi vài bữa, mua sắm mấy thứ đồ dùng cá nhân, khi tàu gọi là theo tàu ngay”.
Qua tâm sự chúng tôi được biết, bản thân anh Khánh, mấy năm trước, sau khi tốt nghiệp THPT nhưng không có nghề nghiệp ổn định, làm được đồng nào xào đồng đó. Nhưng từ khi gắn bó với nghề đi biển, ngoài cơm nuôi của chủ tàu, trung bình mỗi tháng anh Khánh cầm chắc trong tay 8 triệu đồng. Sau mỗi chuyến biển về đưa tiền cho vợ, vợ anh mừng lắm. Có tiền đi chợ và lo cơm nước, trang trải cuộc sống, bớt đi khó khăn thiếu thốn khiến anh Khánh rất hạnh phúc vì làm tròn trọng trách của một “trụ cột” trong gia đình.
Thu mua cá tại bến cảng Cát Lở |
Ngay trong buổi sáng những ngày đầu tháng 6 này, chúng tôi gặp ông Đinh Văn Thắng ở phường Rạch Dừa, chủ ghe tàu BV- 97408 VT. Tầu ông Thắng có 10 lao động đang chuẩn bị tươm tất mọi thứ như đá cây, lương thực, thực phẩm, hàng hóa liên quan chuẩn bị xuất bến.
Trò chuyện với chúng tôi ông Thắng phấn khởi nói: “Con tàu này thế thôi nhưng nó là tài sản để kiếm cơm, kiếm cháo, trang trải cho cả gia đình, nếu chỉ cần nghỉ một chuyến là cả gia đình sẽ phải nhịn đói, không có cơm ăn, các cháu không có tiền học phí. Vì vậy, tui không bao giờ bỏ lỡ chuyến, khi tàu về tới bến là tui nhanh chóng bán tôm cá, hải sản xong là phải đi ngay". Từ đầu năm nay, ngư trường làm ăn của ông Thắng là vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Trung bình mỗi chuyến trừ chi phí tất cả mọi mặt, kể cả lương công nhân ông cầm chắc trong tay 60 - 70 triệu đồng”.
Làm giàu từ biển
Rời tàu ông Đinh Văn Thắng, chúng tôi đến thăm ghe tàu ông Hùng, chủ tàu BV 971 55 CN. Rót ly nước chè xanh đặc quánh mời khách, ông Hùng bộc bạch: “Gia đình tui làm nghề biển truyền thống từ bao đời nay, sống nhờ biển, giàu lên từ nghề đi biển. Từ nhiều năm nay gia đình tui sống nhờ con tàu này, nếu bỏ đi biển chỉ cần 1 chuyến là cả nhà tui không có tiền, không có gạo nấu cơm, con cái sẽ thất học. Vì thế, mặc dù giá cả xăng dầu có cao đến mấy, chúng tôi cũng không bao giờ bỏ biển”.
Một số hộ dân đang chế biến cá tại cảng Cát Lở |
Tâm sự với chúng tôi ông Hùng cho biết thêm, tính từ đầu năm đến nay ông đã đi được 5 chuyến, mỗi chuyến lãi 70 triệu đồng. Hiện giờ ông đang chuẩn bị tươm tất để sáng mai là tàu ông tiếp tục ra khơi. Chuyến này ra khơi ông rất tin tưởng vì tàu ông mới được trang bị đầu tư máy dò cá. Dự kiến ngư trường khai thác lần này ông sẽ tiếp tục đánh bắt cá ở quần đảo Trường Sa, và vùng biển bãi cạn Cà Mau. Khu vực này cá tôm nhiều lắm, nếu chịu khó đánh bắt là tàu lại về cảng trước ngày so với dự định. Hơn nữa, tình hình an ninh chính trị khu vực vùng biển này rất thuận lợi cho ngư dân đánh bắt xa bờ. Tàu cá của ta đã có bộ bộ đội Hải quân và Lực lượng tàu Kiểm ngư bảo vệ chặt chẽ để ngư dân yên tâm đánh bắt.
Thời gian qua, nhiều ngư dân ở cảng Cát Lở cũng như TP. Vũng tầu đã mạnh dạn đầu tư tàu thuyền bằng vỏ sắt, thay thế các con tàu bằng gỗ, có trọng tải và công xuất lớn, về hình thức mẫu mã trông rất đẹp, không thua kém gì tàu cá của Đài Loan, Mã Lai, Inđonexia..
Có những con thuyền chắc chắn để đương đầu với sóng to, gió lớn, ngư dân rất yên tâm, phấn khởi, khai thác thủy sản ngày càng hiệu quả hơn, phát huy thế mạnh, tiềm năng của biển, làm giàu cho chính mình cũng như đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39