Ngồi nhà cũng có thể đổi bằng lái, nộp phạt vi phạm giao thông
Hà Nội tăng cường xử lý vi phạm giao thông | |
Tội phạm công nghệ cao dụ người dân nộp phạt vi phạm giao thông | |
Các bước nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng bạn cần biết |
Đây là bước tiếp theo giúp người dân chỉ cần “kích chuột” khi đổi giấy phép lái xe, nộp phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông.
Theo đó, dịch vụ đổi giấy phép lái xe từ mức độ 3 lên mức độ 4 trên cơ sở tích hợp, chia sẻ dữ liệu khám sức khỏe của Bộ Y tế và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Bộ Công an sẽ thực hiện thí điểm từ 1/7.
Nơi thực hiện thí điểm gồm có: Tổng cục Đường bộ, Thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, với 3 bệnh viện ở Hà Nội là Bệnh viện Giao thông vận tải, Bệnh viện E và Đa khoa Hà Đông; và 8 bệnh viện, trung tâm y tế ở Hà Nam (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, Bệnh viện Đa khoa Nam Lý; các Trung tâm y tế huyện: Bình Lục, Kim Bảng, Lý Nhân, Thanh Liêm, Thị xã Duy Tiên và Trung tâm giám định y khoa tỉnh).
Lực lượng cảnh sát giao thông đang lập biên bản xử phạt vi phạm giao thông. (Ảnh: H.N) |
Dịch vụ nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trực tuyến cũng được thực hiện mở rộng từ hôm nay. Cụ thể, dịch vụ này sẽ được thực hiện trên toàn quốc đối với thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông, thẩm quyền xử phạt của chỉ huy cấp Đội trở lên thuộc phòng Cảnh sát giao thông Công an các địa phương và các đơn vị trực thuộc Cục Cảnh sát giao thông.
Thời gian qua, số lượng người tra cứu để thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tương đối lớn với khoảng hơn 16 nghìn lượt tra cứu, thực hiện. Lực lượng cảnh sát giao thông đã cung cấp gần 11 nghìn dữ liệu về các trường hợp vi phạm hành chính để phục vụ tra cứu, nộp phạt trực tuyến.
Tuy nhiên, số lượng thực hiện nộp phạt trực tuyến thành công còn thấp do nhiều nguyên nhân nhân như: phạm vi thực hiện thí điểm còn hẹp (chỉ phạm vi xử lý của cấp Phòng trở lên của 5 địa phương đối với xử phạt của Cảnh sát giao thông và các đơn vị thuộc Tổng cục đường bộ của Thanh tra giao thông); cơ sở hạ tầng của các đơn vị thực hiện dịch vụ còn hạn chế; tâm lý, thói quen của người dân còn e ngại khi thực hiện theo hình thức trực tuyến,…
Từ 1/7, người dân có thể tra cứu tại Cổng Dịch vụ công quốc gia để nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. |
Trước đó, vào tháng 2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đối với thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (thuộc thẩm quyền xử phạt của cảnh sát giao thông).
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (thuộc thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông) trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Cục Cảnh sát giao thông đường bộ cho biết trong thời gian qua, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, Tập đoàn VNPT, các ngân hàng thương mại thống nhất các phương án, mẫu biên lai, chứng từ điện tử và tiến hành thử nghiệm dịch vụ thu phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Cục Cảnh sát giao thông cũng hoàn thiện dữ liệu thông tin để từ ngày 1/7 triển khai đồng bộ và hoàn thiện phần mềm của xử phạt, thực hiện đồng bộ đến các Phòng cảnh sát giao thông của 63 tỉnh/thành phố.
Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Ngô Hải Phan cho biết, ý kiến dư luận xã hội hiện rất quan tâm đến tình hình, kết quả thực hiện thanh toán trực tuyến đối với nộp phạt xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ sau khi thực hiện thí điểm tại 5 địa phương. Các đơn vị đã tiến hành đánh giá thực hiện thí điểm, khắc phục những hạn chế còn tồn tại để sẵn sàng triển khai toàn quốc từ tháng 7.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31