Nghệ nhân tạo sức bật cho làng quất Tứ Liên

(LĐTĐ) Nghệ nhân Bùi Thế Mạnh (phường Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội) là một trong những người đầu tiên đưa quất bonsai về trồng và bán tại làng quất Tứ Liên cách đây hơn chục năm. Đến nay, vườn quất Thế Mạnh được nhiều người biết đến, có uy tín trên thị trường Hà Nội và nhiều địa phương. Đây còn là điểm du lịch tham quan trong tour khám phá làng nghề Hà Nội của nhiều đoàn khách trong và ngoài nước.
Người dân làng quất Tứ Liên thấp thỏm chờ Tết Nguyên Đán 2022 Quất cảnh bonsai, hình dáng độc lạ có giá hàng chục triệu đắt khách dịp cận Tết

Sự sáng tạo của “phù thủy” trồng quất”

Những năm trở lại đây, tại làng Tứ Liên (Tây Hồ) người dân rộ lên mốt trồng quất bonsai hay còn gọi là quất mini. Quất bonsai ra đời đã làm mê hoặc không ít người bởi vẻ đẹp độc, lạ và mang lại ý nghĩa may mắn, tài lộc cho gia chủ trong năm mới. Khác với cây khác, quất bonsai có hình dáng nhỏ xinh khá bắt mắt. Chính vì lẽ đó mà mỗi dịp Tết đến, người ta không “tiếc tay” chi hàng chục triệu đồng để mua một loại quất bonsai ưng ý. Nắm bắt được thị hiếu của khách hàng, những năm trở lại đây, những gốc quất bonsai đã được các nghệ nhân tại làng Tứ Liên sáng tạo, đầu tư chăm sóc tỉ mỉ. Trong đó, phải kể đến nghệ nhân Bùi Thế Mạnh – một trong những người đầu tiên mạnh dạn đưa quất bonsai về trồng tại đây.

Nghệ nhân tạo sức bật cho làng quất Tứ Liên

Nghệ nhân Bùi Thế Mạnh luôn sáng tạo ra các dáng quất mới phục vụ Tết nguyên đán. Ảnh: K.Tiến

Nghệ nhân Bùi Thế Mạnh sinh năm 1968 trong một gia đình thuần nông có truyền thống trồng quất cảnh ở Tứ Liên. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 1989, ông Mạnh trở về quê hương, bắt tay ngay vào trồng quất cảnh.Thời điểm đó, vì vốn không có nhiều nên ông đã nghĩ cách mày mò tự chiết cành quất. Cứ vào đầu năm, không quản ngại xa xôi, ông đạp xe sang huyện Văn Giang (Hưng Yên) để mua cây mới dâm cành về trồng, chăm sóc, tạo dáng. Những ngày gần Tết, ông lại đạp xe chở quất ra chợ hoa Hàng Lược, đường Hoàng Hoa Thám và rong ruổi khắp các ngõ ngách của Hà Nội để bán.

Từ thực tế cuộc sống, ông Mạnh hiểu rằng, muốn vực dậy vườn quất gia đình, vươn lên làm giàu thì phải nâng cao trình độ học vấn. Do đó, vừa học, vừa làm, đến năm 2006, ông đã tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại hệ tại chức. Thời điểm này, ông Mạnh bắt tay vào tìm hướng đi riêng để phát triển thương hiệu quất Thế Mạnh.Nói về việc mạnh dạn đầu tư cái mới, ông Mạnh cho biết: “Ở khoảng thời gian năm 2010, nhận thấy thị trường quất trầm đi, nhà nhà trồng quất, người người trồng quất nhưng đem lại hiệu quả kinh tế thấp tôi mới bắt đầu suy nghĩ đến việc tìm ra cách trồng quất bonsai. Ban đầu, tôi chỉ làm thử vài chục cây rồi tăng dần lên tới vài trăm cây”, ông Mạnh chia sẻ.

Những năm đầu tiên bắt tay vào trồng, do kinh nghiệm chưa nhiều nên vườn quất bonsai chết hơn một nửa. Khi đó, ông mất ăn, mất ngủ, lụi cụi ngoài vườn từ sáng sớm đến tối muộn để tìm hiểu những đặc tính riêng khi trồng quất bonsai. “Quất thân mềm nhưng quả sai và nặng nên trồng trong chậu dễ bị gãy cành. Người trồng phải khéo léo thả dáng sao cho cây đẹp tự nhiên, không bị gò ép. Chỉ dùng thanh thép nhỏ để uốn cây nhẹ nhàng mới không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây”, ông Mạnh chia sẻ.

Những năm trở lại đây, tiếng lành đồn xa, những sản phẩm quất bonsai do nghệ nhân Bùi Thế Mạnh dày công sáng tạo ngày càng được nhiều người biết đến và có uy tín trên thị trường. Năm nay, để phục vụ Tết Nguyên đán 2022, nghệ nhân Bùi Thế Mạnh cũng đã sáng tạo ra nhiều thế mới phục vụ khách chơi. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho khách đến thăm quan, mua, thuê tại vườn, ông Mạnh cũng đã làm các điểm quét mã, chuẩn bị xịt khuẩn và yêu cầu khách hàng đeo khẩu trang đầy đủ.

Nhờ kiên trì mà tỷ lệ thành công của vườn quất bonsai Thế Mạnh cứ thế tăng dần, lợi nhuận thu được hàng năm cũng tăng thêm đáng kể.Có thể kể đến, những thế quất đẹp của nghệ nhân Bùi Thế Mạnh như: Ngũ phúc, Tam đa, Tứ quý, Kim long, Cá Chép hóa Rồng, Lưỡng Long chầu nguyệt… cùng nhiều lọ quất treo tường độc đáo, đã tạo được sức hút lớn đối với những khách hàng sành chơi quất cảnh, với giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng.

Đặc biệt, để phù hợp với phong thuỷ và cách chơi cảnh, mỗi năm ông Mạnh đều cố gắng sáng tạo ra một vài cái mới để phục vụ người chơi. Ví dụ, năm 2018, chậu quất cảnh bon sai “Kim long bạch mã” của nghệ nhân Bùi Thế Mạnh đã được nhiều người đánh giá là tác phẩm nghệ thuật độc đáo.Ông Mạnh cho biết, ông lấy ý tưởng từ bộ phim Tây du ký với hình ảnh rồng vàng hóa thành ngựa trắng của Đường Tăng. Ông mất 8 năm để tạo dáng cho sản phẩm này. Năm 2019 là năm Kỷ Hợi, ông nghĩ ra cách trồng quất trong những chú lợn đất nung được đặt mua từ làng gốm Bát Tràng với tên gọi “heo vàng cõng quất”.

Giữ nghề cho mai sau

Là người đầu tiên đưa quất bonsai ra ngoài thị trường, nhưng nghệ nhân có “bàn tay vàng” Thế Mạnh chưa bao giờ tung ra thị trường với số lượng cây lớn. Trong khi một số nhà vườn mới “học nghề” đã mạnh dạn đầu tư đến cả nghìn chậu quất bonsai với giá cả bình dân từ 1-2 triệu đồng thì ông Mạnh vẫn kiên trì với lối chơi “chất lượng”. Chính vì vậy mà so với giá cả ở những vườn quất bonsai khác thì ở vườn quất của người được mệnh danh là “phù thuỷ của loài quất” này có giá đắt hơn nhiều. “Năm nào cũng vậy, vườn quất của gia đình tôi chỉ trồng khoảng 400 -500 cây là cùng. Tôi quan niệm rằng, trồng ít nhưng chất lượng, mình trồng bao nhiêu, thì phải chăm sóc, uốn thế, tạo kiểu cho đẹp. Bản thân mình phải ưng ý trước rồi mới đem bán ra ngoài thị trường”, ông Mạnh chia sẻ.

Khác với các cây quất truyền thống, quất bonsai không trồng trực tiếp dưới đất mà được trồng trong các bình gốm, sứ nhỏ gọn là điểm khác biệt lớn nhất của quất bonsai. Trung bình mỗi bình quất chỉ cao khoảng 20-50cm, có đủ hoa, quả, lá lộc với dáng được tỉa đẹp và lạ mắt. Quất bonsai phù hợp với nhu cầu người dân khi có đặc điểm nhỏ gọn, dễ vận chuyển. Loại quất này còn thích hợp với những nhà có không gian hẹp, các khu tập thể, chung cư ở Hà Nội. Nói về cách chơi quất bonsai trong nhiều năm trở lại đây, nghệ nhân Mạnh cho hay, đối tượng chơi quất cảnh này thường là người ít nhiều hiểu về cây cảnh nghệ thuật. Người tới mua quất bonsai thường là người thích cây cảnh. Những cây quất bonsai có thế cảnh đẹp, lạ được mọi người chú ý nhất.

Nghệ nhân tạo sức bật cho làng quất Tứ Liên
Ảnh: Kim Tiến

“Để trồng, chăm sóc một chậu quất bonsai thường khó hơn nhiều so với trồng một cây quất truyền thống. Trồng quất trong bình cần chăm chút tỉ mỉ hơn rất nhiều, các giai đoạn chiết cành, tạo dáng, đón quả cần chuẩn xác nếu không cây sẽ bị phá thế. Chăm sóc một cây quất bonsai ít nhất phải mất 3-5 năm. Hơn nữa, việc trồng quất trong lộc bình nhỏ đòi hỏi công sức chăm sóc, phân bón… phù hợp, cây mới sinh trưởng và đạt được như ý mình mong muốn. Do vậy mà để có được một chậu quất bonsai vào đẹp vào đúng dịp Tết thì ông Mạnh đã phải miệt mài suốt cả năm trời”, ông Mạnh chia sẻ.

Cũng theo nghệ nhân Bùi Thế Mạnh, việc kiếm tiền, thu bạc triệu mỗi cây quất bonsai không chỉ là mục đích chính, mà mục đích của ông còn là mang cái đẹp lại cho đời. Do vậy mà khi người khác hiểu được, cảm nhận được công sức của mình đã bỏ ra, người nghệ nhân cảm thấy cực kì vui mừng. Ông chia sẻ: “Với tôi, hạnh phúc nhất chính là được người khác công nhận, thừa nhận sự cố gắng và công sức mà mình bỏ ra. Góp một phần nhỏ bé của mình trong việc điểm tô ngôi nhà của mỗi gia đình vào dịp tết chính là niềm vui lớn nhất của tôi mỗi độ xuân về”./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.
Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa", tri ân các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhiều thí sinh cao tuổi tham gia Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(LĐTĐ) Sau hơn 3 tháng phát động, Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội (từ tháng 3/2024 đến hết tháng 5/2024), đã có 120.230 tác phẩm dự thi, gấp đôi số lượng bài thi so với Cuộc thi được tổ chức năm 2023.
Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

Quận Tây Hồ trao đổi kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng với đoàn cán bộ Viêng Chăn

(LĐTĐ) Chiều 25/7, Quận ủy Tây Hồ đã đón tiếp đoàn đại biểu lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Thủ đô Viêng Chăn - Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến nghiên cứu, khảo sát thực tế trao đổi kinh nghiệm thực tiễn về công tác xây dựng Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi trong lòng bà con khu phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi trong lòng bà con khu phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du

(LĐTĐ) Đối với bà con khu phố Thiền Quang và cán bộ, nhân dân phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, có tâm, có tầm của Đảng ta, trọn đời vì nước, vì dân mà còn là một người rất giản dị, chân tình, ấm áp, gần gũi với bà con khu phố.
Quận Hai Bà Trưng tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Quận Hai Bà Trưng tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, quận Hai Bà Trưng trang trọng tổ chức Lễ viếng, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố và Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thụ.
Các tuyến phố Hà Nội chiếu phim tài liệu tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các tuyến phố Hà Nội chiếu phim tài liệu tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nhiều bảng biển led cỡ lớn tại các tuyến đường ở Hà Nội đang được chiếu hình ảnh, phim tài liệu tưởng nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Công đoàn huyện Phúc Thọ tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Công đoàn huyện Phúc Thọ tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các cấp Công đoàn huyện Phúc Thọ đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng.
Xem thêm
Phiên bản di động