Nghệ An: Các doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó

Dệt may là một trong những lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu lớn của tỉnh Nghệ An. Toàn tỉnh hiện có hơn 50 công ty, nhà máy đang hoạt động, sản phẩm xuất khẩu sang khoảng 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Đa dạng các sản phẩm vùng miền tại Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung Bộ Tiên phong đổi mới, lan toả tinh thần thi đua trong công đoàn toàn tỉnh Tỉnh Nghệ An hoàn thành đạt và vượt 25/28 chỉ tiêu đề ra

Một năm đầy khó khăn

Năm 2023, tình trạng đơn hàng may mặc sụt giảm nghiêm trọng, nguyên nhân chính là thị trường Mỹ, châu Âu và nhiều nước khác bị khủng hoảng, lạm phát tăng cao. Người dân ở các nước thắt chặt chi tiêu dẫn tới các nhà nhập khẩu, phân phối hàng dệt may phải hoạt động cầm chừng, kéo theo đơn hàng sản xuất cho các đối tác giảm. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh...

Theo tổng hợp từ Phòng Xuất nhập khẩu Sở Công Thương Nghệ An, năm 2023, các đơn hàng của ngành Dệt may bị giảm sút từ 25-30%, chỉ có số ít doanh nghiệp bảo đảm đơn hàng, còn lại nhiều nhà máy phải hoạt động cầm chừng. Thực trạng trên đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập, cuộc sống của hàng nghìn công nhân lao động.

Đơn cử như tại Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An, nơi có đông doanh nghiệp dệt may đóng chân, tình trạng thiếu đơn hàng, cắt giảm lao động cũng diễn ra theo tình hình chung. Trong đó, doanh nghiệp lớn như Công ty CP May Minh Anh Nghệ An, lúc cao điểm, 3 nhà máy của công ty có gần 20.000 người lao động, trong năm, đã giảm hơn 5.000 người lao động. Các công ty khác trong Khu công nghiệp cũng giảm từ 100-300 người lao động. Việc giảm này vừa xuất phát từ quyết định của các công ty, vừa xuất phát từ việc thu nhập thấp, không có tăng ca nên người lao động xin nghỉ việc.

Nghệ An: Các doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó
Năm 2023, hàng nghìn người lao động ngành Dệt may đã bị mất việc làm, ảnh hưởng thu nhập. Ảnh: ML

Tại huyện Yên Thành, doanh nghiệp lớn như Nhà máy may An Hưng cũng phải cắt giảm, tạm hoãn, cho nghỉ chờ việc gần 1.000 người lao động. Ông Đặng Việt Dũng - Phụ trách công tác nhân sự của Nhà máy cho biết: “Trước đó, công ty có gần 2.000 người lao động, đến nay đã giảm gần một nửa. Trong năm, các đơn hàng của công ty chủ yếu là đơn hàng ngắn, số lượng ít nên doanh nghiệp rất vất vả để duy trì sản xuất, thu nhập của người lao động cũng giảm đi khá nhiều”.

Huyện Diễn Châu hiện có 12 nhà máy và các cơ sở may mặc, tạo việc làm cho trên 15.000 người lao động, năm nay, hầu hết các nhà máy đều phải cắt giảm lao động. Trong đó, có công ty đã diễn ra vụ việc hàng nghìn người lao động ngừng việc tập thể để đòi đòi quyền lợi, một phần nguyên nhân là do thu nhập thấp, không có tăng ca. Tổ chức Công đoàn và các cơ quan liên quan đã tổ chức các buổi làm việc, đề nghị doanh nghiệp và người lao động chia sẻ với nhau, có các giải pháp phù hợp trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh những khó khăn chung do khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng có những hạn chế đặc thù. Đơn cử như: Chủ yếu quy mô nhỏ và vừa; phương thức sản xuất chủ yếu là gia công theo đơn đặt hàng nên thường bị động trong lập kế hoạch tổ chức sản xuất; khan hiếm nguồn lao động, kể cả lao động phổ thông do sức cạnh tranh về chế độ tiền lương với các ngành nghề khác như điện tử, giày da; các nhà máy may đa số tập trung ở vùng nông thôn để dễ dàng tuyển dụng lao động, tuy nhiên, lại gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân lực có tay nghề và chất lượng.

Nỗ lực vượt khó

Một số doanh nghiệp dệt may tại Nghệ An chia sẻ, dù đã dự đoán được những khó khăn sẽ phải đối mặt do khủng hoảng kinh tế, thế nhưng không tính được mức độ ảnh hưởng lớn và có nhiều bất ngờ như vậy. Nhiều bạn hàng, đơn hàng truyền thống bị gián đoạn, giảm mạnh.

Dù “sốc” trước tình hình khủng hoảng sản xuất, kinh doanh nhưng các doanh nghiệp đã kịp thời tìm kiếm các giải pháp, chủ động, linh hoạt, ứng phó với tình hình. Đơn cử như: Tìm kiếm các thị trường mới, chấp nhận làm những đơn hàng nhỏ lẻ, ngắn hạn, đòi hỏi kỹ thuật khó hơn, đơn giá giảm hơn, thậm chí không có lợi nhuận. Đồng thời, tăng cường xúc tiến thương mại ở những thị trường mới; tận dụng tối đa lợi thế, cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và sự phục hồi kinh tế của nhiều quốc gia.

Điều đáng ghi nhận, dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp đã nỗ lực để duy trì việc làm cho người lao động, chấp nhận bù lỗ để đảm bảo có thu nhập cho người lao động; duy trì đóng BHXH và một số phúc lợi khác cho người lao động.

Nghệ An: Các doanh nghiệp dệt may nỗ lực vượt khó
Các doanh nghiệp đã nỗ lực để duy trì việc làm, có thu nhập cho người lao động.

Ông Hoàng Minh Đức - Phụ trách nhân sự Công ty CP Minh Trí Vinh chia sẻ: “Trải qua một năm đầy khó khăn nhưng công ty và người lao động đã thấu hiểu, chia sẻ với nhau. Công ty đã nỗ lực rất nhiều để có thể giữ chân người lao động, hy vọng tháng cuối năm và đến năm sau, tình hình kinh tế khởi sắc hơn, công ty tìm kiếm được các đơn hàng mới, khi đó vẫn có đủ số lượng người lao động để làm việc".

Còn ông Nguyễn Đình Sinh - Giám đốc May Minh Anh Nghệ An cho biết, nhiều năm qua, Công ty luôn được biết đến là doanh nghiệp tạo việc làm ổn định, thu nhập khá và cao cho người lao động, các chế độ phúc lợi tốt. Năm nay, khủng hoảng kinh tế đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, thu nhập của người lao động công ty. Trong những tháng cuối năm, công ty đã có đơn hàng ổn định, có những tín hiệu tích cực về đơn hàng trong năm 2024. Lãnh đạo công ty đang nỗ lực xúc tiến thương mại, đàm phán các đơn hàng để sớm phục hồi ổn định hoạt động sản xuất.

Mai Liễu

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Xem thêm
Phiên bản di động