Ngày Du lịch thế giới: Bước chuyển bền vững hậu COVID-19
Khởi phát “VTVTrip - Du lịch cùng VTV” Tái khởi động ngành du lịch vì sự tăng trưởng bao trùm |
Lần đầu tiên Phú Thọ ra mắt chương trình du lịch học đường “Hướng về nguồn cội” với nhiều trải nghiệm dành cho học sinh như tìm hiểu lịch sử. Ảnh: TL |
Chủ đề “Tư duy lại về du lịch” thể hiện định hướng chiến lược của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) cũng như xu hướng du lịch toàn cầu nỗ lực vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội sau đại dịch, tái thiết lại ngành du lịch, phục hồi và phát triển theo hướng bền vững, toàn diện và mạnh mẽ hơn.
Ông Zurab Pololikashvili - Tổng Thư ký UNWTO - nhận định: “Tiềm năng của du lịch rất lớn và chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm chung để đảm bảo rằng ai cũng nhận thức đầy đủ về điều này. Vào Ngày Du lịch Thế giới 2022, UNWTO kêu gọi mọi người, từ nhân sự ngành du lịch đến khách du lịch, cũng như các doanh nghiệp nhỏ, tập đoàn lớn và chính phủ tự nhìn nhận và tư duy lại những gì chúng ta có thể làm và cách chúng ta đạt được điều đó. Tư duy của du lịch bắt đầu từ ngày hôm nay”.
Phát triển theo hướng bền vững và toàn diện cũng là một trong những mục tiêu của “Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (gọi tắt là Quy hoạch).
Xu hướng bền vững
Về sản phẩm, quy hoạch xác định 4 dòng sản phẩm trở thành dòng sản phẩm chủ đạo trên cơ sở khai thác thế mạnh, tạo thành thương hiệu quốc gia, trong đó có du lịch sinh thái. Để du lịch sinh thái trở thành thương hiệu, ngành du lịch cần phát huy giá trị nổi bật của vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng ngập mặn, miệt vườn, hang động, sông hồ… gắn kết với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ cao cấp, sinh thái nông nghiệp...
Ông Nguyễn Tiến Đạt - CEO AZA Travel, nhận định rằng du lịch sinh thái, du lịch dã ngoại vốn vẫn được người Việt ưa chuộng, nhưng hậu COVID-19 khách du lịch càng có xu hướng quan tâm đến mô hình này hơn. Một trong những hình thức du lịch sinh thái, dã ngoại đang ngày càng phổ biến là glamping.
Glamping là từ ghép của glamorous và camping, có thể hiểu là hình thức cắm trại sang chảnh. Khách sẽ lưu trú trong lều trại đầy đủ tiện nghi như phòng khách sạn, từ chăn ga gối đệm, đèn điện, đến những vật dụng hiện đại như máy pha cà phê... Giá lều không hề rẻ, đôi khi tương đương giá phòng những khách sạn 5 sao.
“Chúng tôi ghi nhận ngày càng đông khách du lịch trẻ, thu nhập cao chọn glamping tại các điểm như hồ Thác Bà (Yên Bái); Hòa Bình; Bà Vì (Hà Nội)” - ông Đạt cho hay.
Trải nghiệm dành cho khách glamping đều là những hoạt động gần gũi thiên nhiên, có thể khai thác bền vững như thiền đi, ngắm bình minh, đàm đạo bên bếp củi, nghe đàn guitar, ngắm trăng... Bên cạnh đó, ông Đạt đề cập đến những loại hình tour chăm sóc sức khỏe tại các khu du lịch sinh thái như nghỉ dưỡng kết hợp trải nghiệm yoga, massage, ăn thực dưỡng, khám bệnh bốc thuốc...
Chuyển mình để khai thác hiệu quả
Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, cùng với 17 mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) vẫn là mục đích mà du lịch toàn cầu phải hướng tới. Song ông Zurab Pololikashvili, Tổng Thư ký UNWTO cho rằng, ở mỗi thành tố của du lịch, từ UNWTO đến các chính phủ, tới các điểm đến và các doanh nghiệp nhỏ địa phương cũng cần phải tư duy lại về cách đạt được những mục tiêu đó.
Tại Việt Nam, Phú Thọ là một trong những địa phương đang chuyển mình để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch mới, gắn với lợi thế về tài nguyên du lịch nhân văn, di sản văn hóa. Hưởng ứng thông điệp Ngày Du lịch Thế giới 27.9, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Phú Thọ phối hợp với Khu di tích lịch sử Đền Hùng ra mắt chương trình du lịch học đường “Hướng về nguồn cội”.
Đây là lần đầu tiên Phú Thọ triển khai chương trình du lịch học đường dành riêng cho học sinh, xây dựng sản phẩm tại Đền Hùng thành mô hình kiểu mẫu và nhân rộng ra toàn tỉnh. Tham gia chương trình du lịch học đường tại Phú Thọ, các em nhỏ sẽ tham quan di tích Đền Hùng, thưởng thức show diễn “Hùng Vương truyện cổ”; tìm hiểu lịch sử, tranh tài trong cuộc thi “Rung chuông vàng” và “Ngược dòng lịch sử”... Bên cạnh đó là trò chơi team building; trải nghiệm văn hóa địa phương qua hoạt động gói bánh chưng, giã bánh dày...
Dịp này, các doanh nghiệp du lịch tại Phú Thọ và Hà Nội ký kết thỏa thuận để tăng cường hợp tác, hoàn thiện và triển khai hiệu quả sản phẩm du lịch học đường “Hướng về nguồn cội”. Ông Hồ Thanh Chương - Giám đốc Kinh doanh Nội địa Flamingo Redtours - đánh giá du lịch học đường là thị trường còn bỏ ngỏ, chưa được nhiều công ty lữ hành đầu tư và khai thác. Chương trình du lịch học đường sẽ hỗ trợ thầy cô trong công tác giáo dục truyền thống lịch sử, khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ và tạo ra các sản phẩm học đường chất lượng cao, mang đến môi trường học tập vui chơi lành mạnh.
Bà Kim Thanh - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Phú Thọ - chia sẻ với Lao Động rằng: “Hoạt động du lịch tại Đền Hùng mang tính mùa vụ, khi chỉ đón đông khách vào dịp đầu năm, sau đó không thu hút được khách. Chúng tôi bắt buộc phải triển khai thêm chương trình du lịch học đường, chạy từ tháng 9 đến tháng 4 để giải quyết bài toán về tính mùa vụ”.
Theo bà Kim Thanh, chương trình có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý với các doanh nghiệp để hoàn thiện sản phẩm, triển khai nhằm thúc đẩy du lịch Phú Thọ, thu hút khách du lịch quanh năm. Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tỉnh Phú Thọ đã triển khai kết nối các dịch vụ tại Đền Hùng và các khu, điểm trong toàn tỉnh đến với các doanh nghiệp lữ hành, tiếp cận thị trường khách du lịch thông qua hoạt động liên kết liên vùng, xúc tiến du lịch Phú Thọ đến với các thị trường trọng điểm.
Theo Phạm Huyền/Laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Du lịch 19/12/2024 09:00
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025
Du lịch 08/12/2024 20:15
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội
Du lịch 06/12/2024 06:37
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025
Infographic 04/12/2024 06:11
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch
Infographic 03/12/2024 16:16
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
Du lịch 02/12/2024 13:00
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô
Du lịch 29/11/2024 22:38
Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng
Du lịch 29/11/2024 10:28
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp
Du lịch 26/11/2024 18:15
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57