15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô (1/8/2008-1/8/2023: Khẳng định Nghị quyết mang tầm chiến lược

Bài 5: Thu nhập, đời sống Nhân dân ngày càng nâng cao

(LĐTĐ) Đời sống người dân ở các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai,… đã có bước tiến quan trọng, sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội theo Nghị quyết của Quốc hội khoá XII. Biểu hiện rõ nhất là bình quân thu nhập đầu người tăng lên rõ rệt; hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện và phát triển toàn diện.
Bài 1: Hệ thống hạ tầng với những bước tiến đột phá Bài 2: Nông nghiệp, nông thôn chuyển mình Bài 3: Bản sắc văn hóa được giữ gìn, phát triển và hội nhập Bài 4: Giáo dục - Y tế phát triển vượt bậc

Ông Nguyễn Văn Hiện (Bí thư chi bộ thôn Đồng Rằng, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai), một người con của dân tộc Mường nhớ lại: Năm 2008, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá XII về điều chỉnh địa giới hành chính, từ ngày 1/8, 4 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, trong đó có xã Đông Xuân sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội. Lúc bấy giờ, thôn Đồng Rằng có trên dưới 10% hộ nghèo và cận nghèo, thu nhập bình quân đầu người rất thấp. Giao thông chỉ là đường đất, đi lại rất lầy lội, khó khăn vào mùa mưa. Đa số đồng bào sản xuất tự cung, tự cấp…

“Sau 15 năm, cuộc sống của gia đình mình và bà con trong thôn đã hoàn toàn đổi khác. Thôn không còn hộ nghèo, chỉ còn 2 hộ cận nghèo do hoàn cảnh neo đơn, bệnh tật. Đồng Rằng thực sự thay đổi diệu kỳ sau 15 năm về với Thủ đô”, ông Hiện nói.

Sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội: Thu nhập người dân tăng gấp nhiều lần
Người dân thôn Đồng Rằng phát triển chăn nuôi. (Ảnh: Nguyễn Dần)

Có chung cảm xúc, anh Nguyễn Văn Dần (người dân tộc Mường thôn Đồng Rằng) tâm sự, thời kỳ đỉnh cao (năm 2016), nhà anh nuôi tới 140 con lợn, hàng trăm con gia cầm cung cấp cho vùng nội thành, thu nhập được chừng hơn 200 triệu đồng/năm. Năm nay, diễn biến thị trường chưa thuận lợi, thu nhập tuy sụt giảm nhưng cũng được khoảng trăm triệu đồng. “80% số hộ ở thôn Đồng Rằng, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai thuộc nhóm khá, giàu từ phát triển chăn nuôi để cung cấp cho nội thành Thủ đô...”, anh Dần thông tin.

Theo anh Dần, sở dĩ gia đình anh và các hộ khác trong thôn Đồng Rằng những năm qua có điều kiện tập trung phát triển mạnh kinh tế là bởi hệ thống giao thông của thôn, xã đã được Thành phố đầu tư bê tông hoặc nhựa hóa toàn bộ. Các tuyến tỉnh lộ đều có đèn chiếu sáng. Hệ thống điện, đường, trường, trạm y tế, kênh mương đều được đầu tư mạnh mẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt và phát triển kinh tế.

Theo báo cáo của (Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đông Xuân, địa phương này có 10 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm gần 80%. Nếu năm 2008, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã ước đạt 6 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2023, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 61,5 triệu đồng/người/năm.

Kinh tế - xã hội của xã Đông Xuân cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn; đã có 2 trường đạt chuẩn quốc gia; 90% diện tích lúa nước được tưới bằng hệ thống thủy lợi; 100% số thôn đã có đường bê tông xi măng hoặc trải nhựa đến trung tâm xã; trên 95% đường liên thôn, đường trục chính của thôn, đường ngõ xóm đã được bê tông hóa; 100% hộ dân dùng điện lưới quốc gia; hệ thống nước sạch Sông Đà được đầu tư đến trung tâm xã... Năm 2016, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội: Thu nhập người dân tăng gấp nhiều lần
Diện mạo nông thôn xã Hồng Dương ngày càng khang trang, sạch đẹp

Trong khi đó, bức tranh đổi mới ở xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai) đã có nhiều mảng màu tươi sáng. Xã được đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu phục vụ đời sống, phát triển sản xuất. Không chỉ riêng đường quốc lộ, đường liên huyện, liên xã mà ngay cả đường thôn, ngõ xóm cũng được thảm bê tông sạch đẹp. Ô tô, xe máy chạy bon bon qua những tuyến đường nội thôn, nội đồng. Dọc bên đường và thấp thoáng giữa những tán cây là những ngôi nhà cao tầng, khang trang, hiện đại. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 64 triệu đồng/người/năm. Hồng Dương là một xã điển hình cho sự phát triển của huyện Thanh Oai trong năm qua.

Theo ông Bùi Hoàng Phan, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai, từ khi sáp nhập về Hà Nội, huyện được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển. Đặc biệt là thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. “Thanh Oai đã tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu này”, Bí thư Bùi Hoàng Phan bày tỏ.

Phong trào xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Oai được triển khai sâu rộng đến các địa phương trong toàn huyện và được nhân dân tích cực hưởng ứng. Sau hơn 10 năm triển khai, huyện đã huy động và bố trí hơn 5.168 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội tại các xã, thị trấn, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 60,18 triệu đồng, tăng 7,5 lần so với năm 2010.

Sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội: Thu nhập người dân tăng gấp nhiều lần
Hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai được đầu tư đồng bộ, hiện đại. (Ảnh: Hữu Duyên)

Cũng giống như huyện Thanh Oai, sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, huyện Thạch Thất cũng có sự phát triển vượt bậc, toàn diện về kinh tế - xã hội. Chủ UBND huyện Thạch Thất Nguyễn Mạnh Hồng cho biết, trước khi hợp nhất, huyện Thạch Thất có diện tích đất tự nhiên là 13.183,67ha với 20 đơn vị hành chính; dân số 164.886 người. Toàn Đảng bộ huyện có 74 tổ chức cơ sở Đảng với tổng số 5.043 đảng viên sinh hoạt ở 292 chi bộ. Sau hợp nhất, huyện Thạch Thất có thêm 3 xã: Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình chuyển từ huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình về.

Được sự quan tâm Thành phố, huyện Thạch Thất đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế và đạt được những kết quả tích cực. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Đến nay, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 18.459ha với 23 đơn vị hành chính gồm 22 xã, 1 thị trấn (12 xã, thị trấn vùng nông giang; 8 xã vùng đồi gò và 3 xã miền núi) với 122 thôn, tổ dân phố. Dân số 225.955 người (dân tộc Mường chiếm 5,2% dân số toàn huyện). Toàn Đảng bộ huyện hiện có 74 tổ chức cơ sở Đảng với tổng số 9.165 đảng viên.

Sau 15 năm sáp nhập về Hà Nội: Thu nhập người dân tăng gấp nhiều lần
Chăm sóc rau tại Trang trại rau hữu cơ Hoa Viên ở huyện Thạch Thất

Đặc biệt, trên địa bàn huyện có Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc với diện tích 17.074ha - đây là cơ hội lớn để Thạch Thất phát triển trong tương lai.

Năm 2020, huyện Thạch Thất “cán đích” nông thôn mới. Hiện nay, huyện đã tập trung chỉ đạo, xây dựng các xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Phấn đấu hết năm 2023 sẽ có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 2 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.

“Năm 2008, thu nhập bình quân đầu người của huyện Thạch Thất chỉ đạt 11,6 triệu đồng/năm, hiện nay đã tăng lên 8 lần, đạt 91 triệu đồng/người/năm. Huyện phấn đấu thu nhập bình quân đầu người năm 2023 tăng lên 100 triệu đồng (mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu 120 triệu đồng)”, ông Nguyễn Mạnh Hồng thông tin.

Những đổi thay trong mỗi gia đình như nhà anh Nguyễn Văn Dần hoặc trên phạm vi rộng hơn như thôn Đồng Rằng hay xã Đông Xuân (huyện Quốc Oai), xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai) và ở huyện Thạch Thất sau 15 năm là những ví dụ sinh động thể hiện sự phát triển vượt bậc, toàn diện về kinh tế - xã hội sau thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động