Ngăn chặn dịch xâm nhập các khu công nghiệp
Phóng viên: Bộ trưởng đánh giá về diễn biến dịch Covid-19 tại khu vực phía Nam hiện nay như thế nào?
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Có thể nói, thời gian qua tình hình dịch tại phía Nam, đặc biệt tại các địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và một số tỉnh khác khiến Bộ Y tế rất lo ngại. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, theo đánh giá chung có thể tiếp tục xuất hiện những ca lây nhiễm tại cộng đồng nhưng không phát hiện được nguồn lây vì dịch đã đi qua một số chu kỳ lây nhiễm nên việc việc tìm ra nguồn lây rất khó khăn.
Tiếp đến, nguy cơ lây nhiễm vào các khu công nghiệp rất lớn. Vì thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Bình Dương có mật độ công nhân lao động lớn, trong khi đó điều kiện làm việc, ăn ở, sinh hoạt tại nơi lưu trú rất chật hẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lây nhiễm Covid-19 tại khu vực này. Vì vậy, Bộ Y tế đã đặt trọng tâm trong phòng, chống dịch tại khu vực này, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh lân cận có khu công nghiệp là phải tăng cường tất cả các biện pháp phòng, chống dịch tại khu công nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. |
Phóng viên: Như vậy có nghĩa là hiện tại ở khu vực này đã có ca mắc Covid-19 là công nhân. Xin Bộ trưởng cho biết nguy cơ dịch xâm nhập vào khu công nghiệp có hay không? Hiện ngành Y tế đã triển khai các biện pháp gì để phòng ngừa?
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Bộ Y tế đánh giá nguy cơ lây nhiễm vào khu công nghiệp ở khu vực này rất lớn bởi vì bản thân các khu công nghiệp đã có ca nhiễm. Vấn đề tiếp theo là lây nhiễm tại khu vực ăn uống, lưu trú của công nhân… dẫn đến có nhiều hình thái lây nhiễm như giữa các công ty với nhau, lây nhiễm trong công ty. Do đó, ưu tiên của các địa phương phía Nam là phải kiểm soát tốt tình hình dịch tại các khu công nghiệp.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế đã ban hành những hướng dẫn chi tiết về phòng chống lây nhiễm tại khu vực này. Cụ thể như khi chưa có ca mắc Covid-19 thì cần triển khai những biện pháp nào, khi có 1 ca mắc thì làm gì và khi có nhiều ca mắc thì triển khai phòng, chống dịch như thế nào?... Trên cơ sở đó, các địa phương phải áp dụng theo hướng dẫn này của Bộ Y tế.
Phóng viên: Hiện nay, các biện pháp ứng phó, phòng ngừa dịch bệnh đang được triển khai tại các tỉnh phía Nam đã phù hợp hay chưa, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Chúng tôi cho rằng trong thời gian qua, đặc biệt đối với thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, những biện pháp ứng phó đã tương đối sớm, kịp thời và chủ động.
Tuy nhiên, có vấn đề Bộ Y tế đã trao đổi với thành phố Hồ Chí Minh là phải thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội, cho dù là theo Chỉ thị 15 hay Chỉ thị 16 thì cũng không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người, tình trạng giao lưu đi lại giữa các khu vực lẫn nhau. Điều đó làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Chúng tôi nhấn mạnh cần phải “chặt cả bên ngoài và chặt cả bên trong”, có như thế mới có thể kiểm soát được tốc độ lây nhiễm tại đây.
Vấn đề tiếp theo đối với thành phố Hồ Chí Minh là phải triển khai chặt quyết liệt hơn các biện pháp về xét nghiệm và phải xét nghiệm trên từng quy mô phù hợp. Bộ Y tế đã có hướng dẫn khu vực nào cần xét nghiệm toàn dân, khu vực nào chỉ xét nghiệm những đối tượng nguy cơ… Tôi nhấn mạnh, không riêng thành phố Hồ Chí Minh mà các địa phương phải tăng cường xét nghiệm. Đây là mấu chốt quan trọng để kiểm soát dịch hay chậm.
Khi xét nghiệm ra ca dương tính với SARS-CoV-2, cần ngay lập tức đưa mầm bệnh, nguồn lây ra khỏi cộng đồng, có làm như thế thì mới có thể nhanh chóng chặn nguồn lây tại đây.
Bộ Y tế cũng đề nghị thành phố Hồ Chí Minh tăng cường tầm soát tất cả những người đến các cơ sở y tế, bao gồm cả những bệnh nhân và những người có yếu tố nguy cơ… Các địa phương khác cũng cần thực hiện như vậy và không nên ngần ngại thực hiện giãn cách theo từng quy mô phù hợp với tình hình dịch. Trong trường hợp cần thiết thì thực hiện phong toả, nhưng phải thật nghiêm.
Trong tình hình hiện nay, chúng tôi cho rằng các địa phương của phía Nam đang thực hiện rốt ráo tất cả các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và của Bộ Y tế.
Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, tuy nhiên tiến độ chưa được đáp ứng được yêu cầu?
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Chúng tôi cho rằng khâu chuẩn bị và kịch bản cho công tác tiêm chủng có những trục trặc ban đầu. Đây là lần đầu tiên triển khai nên chắc chắn không thể nào trơn tru được, nên thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có những thay đổi trong cách thức thực hiện, thay đổi về quy trình, tổ chức điểm tiêm.
Chúng tôi hy vọng trong thời gian ngắn nữa, thành phố Hồ Chí Minh sẽ đảm bảo tốc độ tiêm theo yêu cầu của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Bộ Y tế đã có khuyến cáo Thành phố phải chia nhỏ các điểm tiêm, phải tiêm theo giờ, không để tụ tập quá đông người trong một thời điểm như vậy làm tăng nguy cơ lây nhiễm tại điểm tiêm đó.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương khác khi tổ chức chiến dịch phải chia khung giờ để tiêm, đồng thời phải chia nhỏ điểm tiêm để đảm bảo giãn cách xã hội và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch để tránh lây nhiễm dịch bệnh tại khu vực này.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Xã hội 21/11/2024 15:46
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Xã hội 21/11/2024 13:52
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03