Nâng hiệu quả công tác xuất khẩu lao động

(LĐTĐ) Những năm gần đây, công tác đưa người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng; thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập và điều kiện lao động tốt, qua đó giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho NLĐ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn gặp nhiều tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục.
Nhiều tín hiệu vui từ thị trường xuất khẩu lao động Người lao động được vay vốn 100 triệu đồng để ký quỹ xuất khẩu lao động Hàn Quốc Bồi dưỡng nghiệp vụ về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nhiều gam màu sáng

Tại Hội thảo “Lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Thực trạng và giải pháp” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO) vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội, đánh giá về công tác đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, ông Đỗ Ngọc An - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho hay: Các cấp ủy Đảng trong thời gian qua đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo việc đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, do đó công tác này đã đạt những kết quả nhất định.

Theo ông Đỗ Ngọc An, trong 3 năm gần đây, lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài có giảm do dịch bệnh và các yếu tố khác nhưng nhìn chung giai đoạn 10 năm từ năm 2012 đến nay so với giai đoạn trước (1998-2012) tăng cả về số lượng và nâng lên về chất lượng.

Nâng hiệu quả công tác xuất khẩu lao động
Quang cảnh hội thảo “Lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Thực trạng và giải pháp”.

Thông tin tại Hội thảo - ông Nguyễn Bá Hoan - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cũng cho biết, trong những năm qua, công tác đưa NLĐ và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng; thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập và điều kiện lao động tốt; thị phần của lao động Việt Nam tại một số nước, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… gia tăng đáng kể; nhiều thị trường mới đã được mở ra như Úc, New Zealand, Đức, CH Séc, Slovakia, Rumani. Số lượng NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng ổn định, từ năm 2014 đã vượt qua con số 100.000 người/năm; trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2021 đã đưa được gần 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài. Lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn so với cùng công việc trong nước; đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nước, tăng tích lũy và cải thiện đời sống NLĐ và gia đình.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan cũng cho biết, lĩnh vực NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình thế giới và bối cảnh thị trường lao động trong nước, đặc biệt, trong thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến những biến động quốc tế chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.

"Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, hầu hết các quốc gia đều tập trung phòng, chống dịch, thực hiện các biện pháp mạnh như đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội… tập trung mọi nguồn lực cho nghiên cứu, sản xuất và tiêm phòng Covid-19. Việc này dẫn tới đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động tiêu cực tới nền kinh tế, làm giảm nhu cầu sử dụng lao động của nhiều quốc gia"- ông Hoan cho hay.

Trong bối cảnh quốc tế và trong nước liên tục biến động như vậy, theo lãnh đạo Bộ LĐTBXH, công tác đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tiếp tục cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ và sự phối hợp giám sát của người dân để đảm bảo hoạt động này đạt hiệu quả, đi vào thực chất, bảo đảm quyền và lợi ích của NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Cần tiếp tục nâng chất lượng, hiệu quả

Tại hội thảo, các đại biểu là chuyên gia, nhà quản lý đại diện cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế đã tập trung trao đổi, thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có thực trạng lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, kết quả, hạn chế và nguyên nhân… Một trong những thực trạng được hầu hết các chuyên gia, nhà nghiên cứu đề cập là: Trình độ ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật, tay nghề của NLĐ Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài còn hạn chế.

Trao đổi tại Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lài - Trường Đại học Kinh tế - Luật (thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, hầu hết lao động đi làm việc ở nước ngoài là lao động phổ thông, trình độ ngoại ngữ thấp nên gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và công việc; sức khỏe, tầm vóc, độ dẻo dai trong công việc còn hạn chế so với lao động nhiều nước và thiếu hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán của nước sở tại. Bên cạnh đó, ý thức, tác phong của NLĐ còn ỷ lại, chưa chủ động thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình để đi làm việc ở nước ngoài, chưa thể tự giải quyết và chưa biết cách giải quyết những phát sinh trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Khi có phát sinh tranh chấp, thường phản ứng bằng cách nghỉ việc, bỏ việc hoặc đình công trái quy định của nước tiếp nhận. Ý thức chấp hành các quy định pháp luật của NLĐ, mà cụ thể là việc chấp hành kỷ luật lao động, nội quy nơi làm việc, các cam kết trong hợp đồng lao động, hợp đồng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài còn kém hơn so với các các nước khác. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động hết hợp đồng không về nước hoặc tự ý bỏ ra ngoài sống bất hợp pháp.

Bên cạnh trình độ của NLĐ, theo các đại biểu những bất cập khác trong công tác xuất khẩu lao động còn là tình trạng cư trú bất hợp pháp của NLĐ, chi phí tuyển dụng cao, tình trạng lừa đảo của công ty môi giới làm mất hình ảnh, uy tín của lao động Việt Nam…

Từ thực trạng của người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, các đại biểu dự hội thảo đã đề xuất nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là hoàn thiện các chính sách pháp luật về bảo hộ cũng như quy định đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, tăng cường công tác giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ NLĐ. Để giúp NLĐ yên tâm làm việc ở nước ngoài, mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình họ cũng như lợi ích kinh tế cho đất nước (thông qua thuế mà họ phải nộp, khoản đầu tư mà họ có thể thực hiện...), Nhà nước cần quan tâm ký kết nhiều hơn các Hiệp định song phương về lao động.

Đây là công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ NLĐ trong thời gian ở nước ngoài. Các Hiệp định song phương này cho phép cụ thể hóa các điều kiện làm việc, quyền và lợi ích cụ thể của NLĐ Việt Nam. Đặc biệt, các Hiệp định song phương là phương án thuận lợi nhất cho Việt Nam hiện nay khi chúng ta chưa phê chuẩn được các Công ước quốc tế về lao động di cư. Hiện, việc đưa NLĐ đi làm việc nước ngoài chủ yếu do các doanh nghiệp tổ chức nên cần có quy định cụ thể hơn nhằm tăng cường gắn kết trách nhiệm giữa doanh nghiệp và NLĐ.

Về công tác đào tạo, nhiều đại biểu đề xuất cần có chính sách đào tạo lại lao động (về ngoại ngữ, tay nghề, kiến thức cơ bản về luật của nước sở tại và ý thức tổ chức kỷ luật...) nhằm nâng cao chất lượng lao động và ý thức tổ chức kỷ luật để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động, tạo vị thế của lao động Việt Nam, đồng thời phòng tránh tình trạng NLĐ bị lạm dụng, cưỡng bức khi đi làm việc ở nước ngoài.

Cùng đó, Nhà nước cần cụ thể hóa chính sách, có chế tài đủ mạnh đối với những doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng nghĩa vụ đối với NLĐ do mình đưa đi làm việc tại nước ngoài. Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm hơn với xã hội, với NLĐ và cam kết cùng Nhà nước chung tay xây dựng thương hiệu thị trường cung cấp lực lượng lao động chất lượng cao, uy tín và là chỗ dựa tin cậy cho các doanh nghiệp nước ngoài khi sử dụng lao động người Việt Nam…/.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuổi trẻ Thanh Trì ra quân làm sạch môi trường

Tuổi trẻ Thanh Trì ra quân làm sạch môi trường

(LĐTĐ) Hơn 400 đoàn viên thanh niên huyện Thanh Trì đã đồng loạt ra quân hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh" toàn quốc và “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới”. Đây là hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, hiện đại nhân dịp 26/3.
Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM), tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi.
Bình Dương: Một tháng xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông

Bình Dương: Một tháng xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Ngày 19/3, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Bình Dương cho biết, trong đợt thực hiện kế hoạch cao điểm tuần tra kiểm soát (TTKS) nhằm đảm bảo tật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh từ 15/2 đến 14/3, lực lượng CSGT đã xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm.
Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phối hợp với Trung tâm Chính trị quận tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tài chính, kiểm tra Công đoàn năm 2024 cho gần 300 cán bộ làm công tác công đoàn và tài chính Công đoàn cơ sở.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

(LĐTĐ) Sáng 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023; nghe nói chuyện chuyên đề về “Xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình trong thời kỳ mới” cho các cán bộ, đoàn viên, người lao động.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

(LĐTĐ) Căn cứ theo quy định pháp luật, người điều khiển xe đạp mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vẫn sẽ bị phạt vi phạm nồng độ cồn theo quy định.

Tin khác

Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Nam Từ Liêm 2024, người lao động có cơ hội ứng tuyển vào 1.620 chỉ tiêu việc làm đa dạng các vị trí, ngành nghề, với mức lương hấp dẫn của 30 đơn vị, doanh nghiệp.
Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngày 15/3, Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp phối hợp cùng Khoa Tài chính - Thương mại, Khoa Quản trị - Kinh doanh và Khoa Marketing - Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) tổ chức Ngày hội tuyển dụng khối ngành kinh tế năm 2024.
Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố diễn ra ngày 14/3 có 154 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng gần 42.000 lao động.
Xu hướng “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng: Đáng mừng hay đáng lo?

Xu hướng “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng: Đáng mừng hay đáng lo?

(LĐTĐ) Chuyên gia dự báo nhân lực Trần Anh Tuấn cho biết, năm 2024, xu hướng lao động “khởi nghiệp, tự tạo việc làm” gia tăng là một tín hiệu đáng mừng về việc dám nghĩ, dám làm, dám khởi nghiệp, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại cần phải quan tâm.
Cân nhắc kỹ trước khi “nhảy việc”!

Cân nhắc kỹ trước khi “nhảy việc”!

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của tổ chức Công đoàn và cơ quan chức năng, đầu năm nay, thị trường lao động tương đối ổn định. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp người lao động có ý định “nhảy việc”, chuyển việc. Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trường lao động vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro thì “nhảy việc”, chuyển việc là điều người lao động cần phải cân nhắc kỹ càng.
TP.HCM: Hàng nghìn vị trí việc làm chờ người lao động ứng tuyển

TP.HCM: Hàng nghìn vị trí việc làm chờ người lao động ứng tuyển

(LĐTĐ) Ngày 9/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Chương trình “Tiếp sức người lao động và Ngày hội tuyển dụng, việc làm” năm 2024.
Kinh tế ấm dần, cung - cầu lao động tăng

Kinh tế ấm dần, cung - cầu lao động tăng

(LĐTĐ) Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là nhiệm vụ được thành phố Hà Nội luôn coi trọng, đặc biệt, trong bối cảnh năm 2024 và thời gian tới, khi thị trường lao động vẫn còn nhiều khó khăn. Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh kết nối cung - cầu lao động, tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm và triển khai các biện pháp thiết thực khác nhằm thúc đẩy tạo việc làm hiệu quả.
Gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp phép làm việc tại TP.HCM

Gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp phép làm việc tại TP.HCM

(LĐTĐ) Với gần 30.000 lao động nước ngoài được cấp giấy phép làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), lực lượng này góp phần đáp ứng nguồn nhân lực có chuyên môn, kinh nghiệm quản lý điều hành, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế cho các doanh nghiệp tại TP.HCM.
Thành phố Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp tất bật tìm công nhân

Thành phố Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp tất bật tìm công nhân

(LĐTĐ) Sau Tết Nguyên đán 2024, với việc có thêm nhiều đơn hàng mới, không ít doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) bắt đầu thông báo tuyển dụng thêm lao động.
2 tháng, hơn 23 ngàn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

2 tháng, hơn 23 ngàn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Cục Quản lý lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có thông tin về tình hình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động