Nâng cao kỹ năng tay nghề xoa bóp cho người khiếm thị
Tạo sân chơi cho người khiếm thị làm nghề xoa bóp Nâng cao kỹ năng sử dụng điện thoại thông minh cho người khiếm thị Nỗ lực vượt khó để chăm lo tốt hơn cho người khiếm thị |
Trong khoảng thời gian này, vào buổi sáng các ngày thứ 4 và thứ 6, tại Hội người mù quận Thanh Xuân lại sôi nổi tiếng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn thực hành các kỹ năng mới trong nghề xoa bóp. Theo Chủ tịch Hội người mù quận Thanh Xuân Nguyễn Tiến Thành, nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao kỹ năng tay nghề xoa bóp cho hội viên, Hội người mù quận đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn điều trị các bệnh lý bằng phương pháp xoa bóp năm 2022. Lớp tập huấn bắt đầu từ ngày 26/7, diễn ra trong 10 buổi.
Các học viên được tập huấn kỹ thuật khai thông đầu gối. |
Chị Lê Thị Bội Hương - giáo viên của lớp tập huấn, cho biết, các học viên tham gia tập huấn được học kỹ thuật khai thông cột sống, khai thông đầu gối để có thể điều trị được các bệnh cứng cổ gáy, cứng lưng. Ngoài ra, học viên được học các phương pháp điều trị một số chứng bệnh như: Liệt mặt, liệt nửa người, đau dây thần kinh tọa…
Nói về thuận lợi, khó khăn khi tham gia tập huấn cho người khiếm thị, chị Hương cho biết: “Bản thân tôi cũng là người khiếm thị nên rất hiểu thuận lợi, khó khó khăn của những người đồng tật khi làm nghề xoa bóp, từ đó tôi dễ dàng chia sẻ, hướng dẫn các kỹ năng cho học viên. Do trình độ của các học viên khác nhau, có người đã làm nghề lâu năm, có người mới bắt đầu vào nghề nên khi bắt đầu giảng dạy, tôi sẽ nhắc lại những kiến thức cơ bản để tất cả cùng ôn lại, cùng hiểu và thực hành những kỹ năng mới. Thái độ, tinh thần học tập của các học viên rất chủ động, nghiêm túc và hào hứng nên lớp tập huấn đạt được hiệu quả cao”.
Đã từng tham gia nhiều lớp tập huấn về kỹ năng xoa bóp do Hội người mù quận Thanh Xuân tổ chức, anh Trương Quang Hải - hội viên Hội người mù quận, bày tỏ niềm vui mừng khi được tổ chức Hội quan tâm, tạo điều kiện để được học nghề, từ đó có thể phục vụ cho bản thân, gia đình, giúp đỡ người khác và kiếm thêm thu nhập.
“Các lớp tập huấn đều do người khiếm thị có tay nghề trực tiếp giảng dạy nên chúng tôi luôn cảm thấy có sự gần gũi và thoải mái chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong khi thực hành. Nhờ đó, kỹ năng tay nghề của tôi không ngừng được nâng lên. Tôi cảm thấy những lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng tay nghề do Hội tổ chức thực sự rất thiết thực và ý nghĩa”, anh Hải bày tỏ.
Học viên thực hành tại lớp tập huấn. |
Anh Nguyễn Đình Chính - hội viên Hội người mù quận Thanh Xuân, là người đã tham gia 4 lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng nghề xoa bóp do Hội người mù quận tổ chức và từng được cử tham gia lớp đào tạo nghề do Hội người mù thành phố Hà Nội tổ chức. Qua các lớp tập huấn, đào tạo này, anh Chính đã học được nghề xoa bóp và hiện tại là chủ một cơ sở xoa bóp.
Theo lời anh Chính, năm 2017, anh bị ngộ độc rượu dẫn đến hỏng mắt. Tháng 7/2019, anh trở thành hội viên Hội người mù quận Thanh Xuân và được tham gia lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng xoa bóp cũng như kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử với khách hàng.
“Mới đầu khi tham gia lớp đào tạo, tập huấn, tôi cảm thấy rất bỡ ngỡ và không nghĩ mình sẽ làm được. Nhưng được sự động viên từ phía gia đình, lãnh đạo Hội người mù quận, đặc biệt là được sự hướng dẫn, chỉ dạy tận tình của các giáo viên và những người có nghề trong Hội, tôi đã học được nghề, sống bằng nghề và hiện tại tôi đã mở một cơ sở xoa bóp riêng”, anh Chính chia sẻ.
Chủ tịch Hội người mù quận Thanh Xuân Nguyễn Tiến Thành cho biết, tổ chức Hội luôn quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao kỹ năng cho người khiếm thị. Từ đầu năm đến nay, Hội đã tổ chức lớp nâng cao kiến thức về điện thoại thông minh, hiện đang tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn điều trị các bệnh lý bằng phương pháp xoa bóp và thời gian tới sẽ tổ chức lớp đào tạo tin học văn phòng cơ bản cho các hội viên mới…
Ngoài ra, Hội người mù quận cũng chú trọng tổ chức các sân chơi để hội viên giao lưu, học hỏi. Mới đây nhất, Hội đã tổ chức thành công Chung khảo cuộc thi tay nghề “Bàn tay vàng trong làng xoa bóp Thanh Xuân” lần thứ I, năm 2022. Thông qua đó, giúp các hội viên điều kiện để khẳng định kỹ năng, tay nghề và hoà nhập tốt hơn với cộng đồng, xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37