Nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc đổi mới, hoàn thiện các tổ chức bổ trợ tư pháp nói chung, giám định tư pháp nói riêng là một trong những nội dung quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động giám định tư pháp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế.
nang cao hieu qua hoat dong giam dinh tu phap 52062 Nâng cao nghiệp vụ giám định chuyên ngành Thuế
nang cao hieu qua hoat dong giam dinh tu phap 52062 Nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Theo Bộ Tư pháp, Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 (Đề án 258) gồm 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, hầu hết các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Đề án đã được thực hiện. Nhờ đó, thể chế về giám định tư pháp đã cơ bản được hoàn thiện một bước với việc ra đời của Luật Giám định tư pháp năm 2012 và 38 văn bản hướng dẫn do Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực giám định ban hành, các chế độ chính sách đối với người giám định tư pháp được quan tâm, chăm lo hơn. Hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y được củng cố, hoàn thiện một bước, tổ chức pháp y tâm thần được đổi mới bằng việc thành lập các Trung tâm pháp y tâm thần khu vực trực thuộc Bộ Y tế thay cho các Trung tâm tâm thần cấp tỉnh.

nang cao hieu qua hoat dong giam dinh tu phap 52062
Hoạt động giám định tư pháp rất quan trọng. (ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động của các tổ chức giám định tư pháp được quan tâm đầu tư, tăng cường; đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc có sự phát triển ngày càng nhanh cả về số lượng và chất lượng; việc lập và công bố danh sách tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, người giám định tư pháp theo vụ việc trong các lĩnh vực tài chính, thuế, ngân hàng, xây dựng, thông tin và truyền thông, giao thông vận tải… được chú trọng. Mô hình tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập đã được xác lập và cho phép thành lập ở lĩnh vực tài chính, xây dựng, ngân hàng, chuyên ngành di vật, cổ vật và bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn hóa; phạm vi giám định tư pháp được mở rộng gắn với việc cho phép một số người tham gia tố tụng quyền tự mình yêu cầu giám định tư pháp; chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp đã được nâng lên một bước, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của hoạt động tố tụng...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, công tác giám định tư pháp tuy đã có biến chuyển nhưng chưa phải là căn bản, đột phá, còn có những hạn chế, bất cập như nhận thức của các cấp các ngành về giám định tư pháp có được nâng lên nhưng chưa đầy đủ và thống nhất; thể chế cần tiếp tục hoàn thiện; nhiều vướng mắc, khó khăn trong hoạt động giám định tư pháp cần tiếp tục giải quyết, nhất là trước yêu cầu của tình hình mới của cải cách tư pháp và đẩy mạnh phòng chống tham nhũng. Đặc biệt, có nhiều nhiệm vụ giải pháp quan trọng của Đề án đang được các Bộ, ngành và địa phương triển khai, thực hiện như tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo nguồn lực, nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp, phối hợp liên ngành... cần phải tiếp tục thực hiện trong nhiều năm tới thì mới đạt kết quả và phát huy tác dụng trên thực tế.

Trên cơ sở kết quả tổng kết 5 năm thực hiện Đề án, rà soát các nhiệm vụ giải pháp chưa được thực hiện, chưa hoàn thành hoặc bổ sung một số nhiệm vụ giải pháp theo yêu cầu của tình hình mới, Bộ Tư pháp đã dự thảo “Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” đến 2022. Dự thảo Đề án đã đưa ra những nhóm nhiệm vụ, giải pháp bao gồm: Hoàn thiện chế định giám định tư pháp, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, khả thi cho tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách pháp luật và phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới; Hoàn thiện hệ thống tổ chức giám định tư pháp và tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm điều kiện hoạt động giám định tư pháp; Củng cố và phát triển đội ngũ người giám định tư pháp cả về số lượng và chất lượng; Nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp, đổi mới hoạt động trưng cầu, yêu cầu giám định; Đổi mới hoạt động đánh giá kết luận giám định; Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp và thực thi pháp luật…

Theo luật sư Lại Xuân Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội): Một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả giám định tư pháp là do nhận thức về bản chất, vai trò, tầm quan trọng của công tác này còn chưa đầy đủ. Nguyên nhân này tác động không nhỏ đến tổ chức và hoạt động cũng như chất lượng, hiệu quả công tác giám định tư pháp. Chính vì vậy, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, ý nghĩa của giám định tư pháp đối với cải cách tư pháp, đối với việc đảm bảo sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Hy vọng, “Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” sẽ thực sự mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của giám định tư pháp, về xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp là giải pháp quan trọng, để từ đó có sự chăm lo, đầu tư xứng tầm cho hoạt động giám định tư pháp.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Hơn 196.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 2/5, Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay.
Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ 27/4 đến 1/5/2024), ngành Du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

Hà Nội tiếp tục có mưa dông trong những ngày tới

(LĐTĐ) Trong hai ngày 3 - 4/5, Hà Nội tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến từ 50 - 80mm.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết, sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào 9h sáng mai (3/5).
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi và công tác thanh tra coi thi kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 tại 63 Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố.

Tin khác

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

56 ngày đêm làm nên chiến thắng chấn động địa cầu

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ là trận quyết chiến chiến lược vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, tên gọi Việt Nam - Điện Biên Phủ, tên gọi Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp đã đi vào lịch sử nhân loại.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

(LĐTĐ) Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
"Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ

"Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách “Điện Biên Phủ” với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ. Khác với công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử, bộ sách có nội dung tuyển chọn, trình bày hiện đại rõ ràng, bìa mềm, độ dày vừa phải, hướng đến bạn đọc trẻ và các tủ sách cơ quan, doanh nghiệp.
Những đợt tấn công oanh liệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Những đợt tấn công oanh liệt trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử được chia làm 3 đợt tấn công, trong đó đợt tấn công thứ 2 và thứ 3 diễn ra nhiều trận đánh rất ác liệt.
Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân

Tiếp tục khẳng định sứ mệnh, vai trò của giai cấp công nhân

(LĐTĐ) Hôm nay (1/5) - kỷ niệm 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). Đây được coi là ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, là dịp để tôn vinh, biểu dương tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chung vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Bức tranh panorama hơn 3.000m² tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bức tranh panorama hơn 3.000m² tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã được tái hiện lại một cách chân thực, sống động và hùng tráng thông qua ngôn ngữ hội họa của bức tranh panorama tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tác phẩm không chỉ thu hút đông đảo du khách tham quan mà nó còn là niềm tự hào “Lịch sử của Việt Nam là phải do người Việt Nam thể hiện”.
30/4 trên quê hương đất thép Củ Chi

30/4 trên quê hương đất thép Củ Chi

(LĐTĐ) Những ngày Tháng Tư lịch sử, dưới sắc cờ rực đỏ, trong niềm vui lớn lao mừng Ngày đất nước thống nhất, phóng viên Báo Lao động Thủ đô về lại “Đất thép thành đồng” Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), chứng kiến biết bao sự đổi thay, phát triển nơi đây.
Hoài niệm về “ngày non sông thống nhất”

Hoài niệm về “ngày non sông thống nhất”

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội trái tim của cả nước, những ngày tháng 4 của 49 năm về trước rực rỡ cờ hoa. Người dân Thủ đô vốn hân hoan náo nhiệt chào mừng thành công của kỳ bầu cử Quốc hội khóa V và Hội đồng nhân dân các cấp, lại càng thêm náo nức khi tin thắng trận liên tiếp báo về, để rồi vỡ òa trong cảm xúc vào trưa ngày 30/4/1975 “ngày non sông thống nhất”.
Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

Hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng

(LĐTĐ) Đại thắng mùa Xuân 1975 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ luôn khắc sâu trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng với niềm tự hào thiêng liêng. Tinh thần của những chiến thắng đó đã và đang cổ vũ, thôi thúc cả hệ thống chính trị, nhân dân Thủ đô quyết thắng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để Hà Nội vươn vai phù đổng, xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Xem thêm
Phiên bản di động