Mưu sinh trong màn đêm

(LĐTĐ) Màn đêm buông xuống, cư dân thành phố Hà Tĩnh đang chìm trong giấc ngủ, lúc này những người lao động tự do như bốc hàng, khuân vác, kéo xe… tại chợ đầu mối Bình Hương (xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh) trở nên náo nhiệt với những tiếng hô hào, nụ cười để xua tan cái lạnh đầu mùa đông. Đó là ghi nhận của phóng viên báo Lao động Thủ đô tại địa phương này.
Mưu sinh nơi phố thị Người lao động mưu sinh trong những ngày lạnh tê tái Người lao động mưu sinh trong nắng cháy Mưu sinh bằng xe 3 bánh, lao động nghèo lo sợ "cần câu cơm" bị "khai tử" Tâm sự của tiểu thương mưu sinh ngày cận Tết
Mưu sinh trong màn đêm
Cuộc sống mưu sinh vào ban đêm tại chợ đầu mối Bình Hương.

Nhọc nhằn nghề "cửu vạn"

Chợ đầu mối Bình Hương rộn ràng từ lúc nửa đêm, nhất là vào những ngày chợ tuần, với những lao động chân tay nhận khuân vác, vận chuyển hàng hóa bắt đầu một ngày làm việc từ 23h tới sáng ngày hôm sau.

Ghi nhận tại sân chợ đầu mối Bình Hương vào tối 30/10, tôi được gặp các cô chú đang nghỉ tay uống nước. Tại đây, ông Tiến (52 tuổi, ở xã Thạch Hưng, thành phố Hà Tĩnh) kể: Nghề bốc vác lao động chân tay hay còn gọi là “cửu vạn” được xem là một nghề nặng nhọc, vất vả và bấp bênh nhất. Những người làm nghề này không chỉ gánh trên mình cơm áo gạo tiền hằng ngày, mà còn là người nuôi ước mơ cho con cái học hành đến nơi đến chốn.

Không chỉ riêng ông Tiến, dưới ánh đèn sáng lờ mờ tôi nhìn thấy một nhóm người phụ nữ vóc dáng nhỏ con, đang cố lấy đà đưa từng đơn hàng từ trên xe tải xuống đất, với trọng lượng thùng hàng khá nặng khiến chị phải khom lưng, lấy sức gồng để đơn hàng khỏi bị rơi tuột.

Chị Nguyễn Thị Yến một lao động quê xã Thạch Đài cho biết: "Ai làm nghề này là phải có một sức khỏe dẻo dai mới bám trụ được. Những phụ nữ làm nghề cửu vạn như tôi không ai bắt buộc, chúng tôi tự nguyện tìm nghề để nuôi sống gia đình. Mặc dù vất vả, nhưng có việc làm gần với gia đình, nhiều người chọn nghề bớt nhọc nhằn hơn, nhưng lại phải đi xa - vào Nam ra Bắc".

Mưu sinh trong màn đêm
Nghề "cửu vạn" tại chợ đầu mối Bình Hương được nhiều người lựa chọn để được làm việc gần nhà.

Anh Phan Tiến Mạnh nhà ở thành phố Hà Tĩnh, đang kinh doanh buôn bán tại chợ tỉnh chia sẻ: Công việc cửu vạn tại đây chủ yếu vào ban đêm lúc gần sáng, những người lao động tại đây không phân biệt giới tính nam hay nữ, miễn là có sức lao động. Vất vả nặng nhọc, đổ mồ hôi nước mắt vậy, mà mỗi đêm thu nhập nhiều nhất cũng chỉ kiếm được khoảng gần 400 nghìn đồng.

“Từ khi chợ đầu mối Bình Hương trở thành điểm cung cấp rau củ, quả cho các thương lái từ các vùng phụ cận. Đây là nơi mưu sinh của bao con người, bao gia đình, họ bắt đầu làm việc từ 23h đến rạng sáng ngày hôm sau. Từ lúc chợ chuyển về đây gia đình tôi phải thuê một người làm hợp đồng quanh năm với giá 10 triệu đồng/tháng, những dịp lễ, tết thì gia đình trả thêm lương cho họ” anh Mạnh cho biết thêm.

Theo quan sát của phóng viên, mỗi chiếc xe tải chở hàng cập bến sẽ đổ hết hàng sau khoảng 40 phút - 1 tiếng. Hỏi về cảnh chợ đêm như thế này anh Nguyễn Quốc Việt người dân sinh sống gần khu chợ cho biết: Ở đây các xe hàng thường cập bến khoảng 23h đêm, có những ngày về sớm thì khoảng 20h đã có xe về. Mỗi đêm có khoảng 10 lượt xe tải lớn nhỏ chở hàng về, mỗi lần dừng bỏ hàng chỉ dừng khoảng 40 phút đến 1 tiếng đồng hồ rồi lại đi, và công việc của những "cửu vạn" cứ lặp đi lặp lại như thế cho đến tận sáng hôm sau.

Chuyến xe trong đêm tối

"Nửa đêm ân ái cùng chồng. Nửa đêm về sáng gánh gồng ra đi", câu cửa miệng của dân buôn để nói rằng, những người lao động về đêm, đặc biệt là cánh lái xe khi có những chuyến hàng đó là thời cơ vàng trong những ngày mưa gió.

Trên khuôn mặt hốc hác, quầng mắt thâm đen vì thiếu ngủ. Đa phần là những người lái xe hàng đến và đi tại chợ đầu mối Bình Hương, họ là người vận chuyển nhiều mặt hàng thương phẩm như; rau cải, muống, bầu, bí và nhiều loại hoa quả từ các tình thành khác về đây để nhập.

Mưu sinh trong màn đêm
Tài xế lái xe tải chạy cung đường thường phải thức thâu đêm rất vất vả

Anh Hồ Duyên Hùng (quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) lái xe chở hàng từ Nghệ An vào cung cấp tại chợ đầu mối Bình Hương kể: Tôi nhận chở hàng từ Quỳnh Lưu vào chợ đầu mối này khoảng 2 năm nay, công việc của tôi bắt đầu từ 4h chiều ngày trước đến 3h sáng ngày hôm sau. Cụ thể, việc tôi phải làm là đóng hàng theo từng bao, chất lên xe đến giờ mới di chuyển vào đây. Việc lái xe qua đêm hầu như ai cũng mệt mỏi, nhưng vì đặc thù công việc nên phải cố gắng mưu sinh.

Tại khu chợ đầu mối Bình Hương cũng là nơi hoạt động của cánh xe ôm, xe thồ, xe kéo… họ thường được lái buôn và người dân lựa chọn vận chuyển đồ gia đình hoặc vận chuyển hàng vào các khu chợ cóc cung đường chật hẹp.

Ông Đoàn Văn Thuận (trú tại phường Hà Huy Tập), có thâm niên lái xe ba gác chia sẻ: Ngoài những đơn hàng ban ngày, thì đêm nào sức khỏe đảm bảo tôi lại ra chợ đêm để nhận chở hàng cho các lái buôn nhỏ lẻ về các chợ xép gần đây. Mùa mưa này thì công việc nhiều hơn mùa nắng, vì thời gian cuối năm các mặt hàng đều về nhiều hơn so với đầu năm. Với phương tiện xe thô sơ như chúng tôi chủ yếu vận chuyển hàng trong thành phố và các xã phụ cận.

Phía sau làn khói đêm đông

Thành phố Hà Tĩnh là nơi có nhiều trung tâm chữa bệnh, khu vui chơi, trường Đại học, Cao đẳng và các cụm công nghiệp. Nên lượng lao động, sinh viên, người thăm thân cũng như khách du lịch tập trung đông đảo. Từ đó nhiều người dân đã lựa chọn nghề bán thức ăn đêm để phục vụ cho thực khách mỗi khi họ ghé thành phố Hà Tĩnh.

Tại cung đường Hải Thượng Lãn Ông, bà Nguyễn Thị Tố Lan (52 tuổi, ở phường Bắc Hà, thành phố Hà Tĩnh) kể lại: Gia đình mở quán ăn đêm đến nay đã được 4 năm, mỗi ngày tôi soạn hàng từ 5h chiều và bày bán đến khoảng 12h đêm. Công việc thức đêm này cũng khó nhọc nhưng do độ tuổi quá sức lao động nên tôi mới lựa chọn bán hàng ăn đêm này.

Mưu sinh trong màn đêm
Lựa chọn nghề bán đồ ăn đêm là bất đắc dĩ

Không chỉ người quá độ tuổi lao động, giới trẻ địa phương khác cũng lựa chọn bán đồ ăn, uống… vào ban đêm tại thành phố với mong muốn có công việc kiếm thêm thu nhập. Chị Thu Thủy (quê ở huyện Thạch Hà) vào chợ đầu mối Bình Hương mở quán ăn đêm để phục vụ cho những lao động tự do và khách buôn bán từ thập phương về đây lập nghiệp chia sẻ: Công việc thức đêm khá mệt nhọc, nhưng cũng đem được niềm vui cho người dân, họ cần bổ sung năng lượng cho những giờ làm việc mệt mỏi, mặc dù là quán ăn đêm bình dân nhưng chúng tôi luôn quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm.

Anh Nguyễn Quang Chiến, lái xe chở hàng từ tỉnh Hải Dương vào chợ đầu mối Bình Hương chia sẻ: Mỗi lần chở hàng vào Hà Tĩnh tôi đều ghé quán chị Thủy để thưởng thức món ăn mì tôm trứng vịt lộn hoạc món cháo canh cá, món ăn này chỉ Hà Tĩnh mới có.

Với người lao động vào ban đêm, họ thường chập chờn trong giấc ngủ nên thường xuyên động viên nhau, đây cũng là thời điểm gần cuối năm nên mọi người đều hy vọng sẽ có nhiều công việc mang lại thu nhập chăm lo cuộc sống cho gia đình ấm no, hạnh phúc.

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Là một trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận quản lý vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) tập trung triển khai tốt các chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi, cho vay vốn đến hội viên nông dân để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì

Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 không chỉ góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện và khu vực lân cận, mà còn cung cấp cho lực lượng lao động trẻ thông tin thị trường lao động, từ đó học hỏi, trang bị thêm kỹ năng và kiến thức cơ bản, khả năng thích nghi với những biến động của thị trường lao động.
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngoài tiếp tục duy trì các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, hện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang thúc đẩy phát triển một số thị trường mới tiềm năng, tạo cơ hội mới cho người lao động khi lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 27/10, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Ba Vì (Số 104 đường Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội) với sự tham gia của đông đảo người lao động, học sinh, sinh viên.
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố

Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Ngày 24/10, Phiên giao dịch việc làm trực tuyến với tham gia của 6 tỉnh, thành phố đã mang lại nhiều cơ hội cho người lao động và doanh nghiệp. Sự kiện thu hút 122 doanh nghiệp với hơn 44.504 vị trí tuyển dụng, tạo điều kiện kết nối hiệu quả giữa cung và cầu lao động.
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2024 - 2030.
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi

Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, thị trường lao động Hà Nội tiếp tục đà phục hồi. Số lượng doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động có xu hướng giảm mạnh đã tác động tích cực đến thị trường lao động. Nhu cầu tuyển dụng trên toàn Thành phố trong tháng 9 khoảng trên 22.600 vị trí.
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Thông tin về công tác hỗ trợ, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong tháng 9/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết đơn vị đã tiếp nhận 6,6 nghìn hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, giảm 1 nghìn trường hợp so với tháng trước, và tăng 0,2 nghìn trường hợp so với cùng kỳ năm trước.
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

(LĐTĐ) Dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2021 - 2024 là 76.626 tỷ đồng.
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu

Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu

Ngày 11/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu”.
Xem thêm
Phiên bản di động