Mưa lũ được kiểm soát, các huyện ngoại thành Hà Nội đẩy mạnh khắc phục hậu quả

(LĐTĐ) Ngày 6/8, theo báo cáo mới nhất của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) thành phố Hà Nội, tình hình mưa lũ tại một số huyện ngoại thành đang dần được kiểm soát, công tác khắc phục hậu quả vẫn đang được triển khai tích cực.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai Công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai được triển khai đồng bộ

Theo báo cáo, từ 19 giờ ngày 5/8 đến 7 giờ ngày 6/8, trên địa bàn thành phố không có mưa. Mực nước sông Tích đang xuống, tại Trạm thủy văn Kim Quan đang ở mức báo động I (dưới báo động II là 13cm); Trạm thủy văn Vĩnh Phúc đang ở mức báo động I (dưới báo động II là 22 cm).

Mực nước tại các sông khác và các trục tiêu lớn trên địa bàn thành phố đều ở mức dưới báo động. Riêng mực nước sông Đà, sông Hồng, sông Đuống đang lên do ảnh hưởng xả lũ của các hồ thủy điện thượng nguồn.

Mưa lũ được kiểm soát, các huyện ngoại thành Hà Nội đẩy mạnh khắc phục hậu quả
Huyện Chương Mỹ đang tích cực triển khai công tác vệ sinh môi trường sau mưa lũ.

Về tình hình ngập úng, tại huyện Chương Mỹ, đã có nhiều cải thiện. Hiện chỉ còn 3 thôn ngập úng với 95 hộ dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, mực nước ở các hồ trên địa bàn huyện Chương Mỹ vẫn ngấp nghé vượt ngưỡng tràn. Cụ thể, hồ Đồng Sương mực nước là 18,21/18,2m; mực nước hồ Văn Sơn là 19,51/19,51m; hồ Miễu là 39,51/39,5m.

Huyện đã huy động 4.721 người và 199 phương tiện tham gia công tác ứng phó. Đáng chú ý, 22 trạm bơm với 91 máy bơm đang hoạt động liên tục để tiêu úng. Bên cạnh đó, công tác cứu trợ được triển khai mạnh mẽ với nhiều nhu yếu phẩm được phân phối đến người dân bị ảnh hưởng.

Còn tại huyện Quốc Oai, mặc dù tình trạng ngập úng đã được giải quyết, tuy nhiên, hậu quả của đợt mưa lũ vừa qua vẫn còn rất nặng nề. Theo báo cáo đến 16 giờ ngày 5/8, tổng diện tích canh tác và thủy sản bị thiệt hại lên tới 988,7 ha; trong đó có 588 ha lúa; 110 ha rau màu; 50,7 ha cây ăn quả và 240 ha thủy sản. Đáng chú ý, tuyến kênh N18 qua địa bàn xã Tuyết Nghĩa bị hư hỏng nghiêm trọng với 82m bị sập hoàn toàn và 210m bị nứt nghiêng, gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống thủy lợi của huyện.

Mưa lũ được kiểm soát, các huyện ngoại thành Hà Nội đẩy mạnh khắc phục hậu quả
Tính đến ngày 5/8, các lực lượng của huyện Quốc Oai đã thu gom được 107 tấn rác thải.

Trước tình hình này, Ủy ban nhân huyện Quốc Oai đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp khắc phục. Ngay từ ngày 31/7, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện đã yêu cầu thực hiện tổng vệ sinh môi trường và phun thuốc khử khuẩn tại các xã bị ngập. Tiếp đó, ngày 2/8, Ủy ban nhân dân huyện ban hành công văn số 2908/UBND-KT về việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất cho vùng bị thiệt hại. Đến nay, cơ bản cả 5 xã đã ổn định, người dân quay trở lại đời sống sinh hoạt bình thường.

Chỉ trong vòng 5 ngày (từ 1/8 đến 5/8), các lực lượng của huyện đã thu gom được 107 tấn rác thải và tiến hành phun tiêu độc khử trùng trên diện tích hơn 3.000m² đường làng, ngõ xóm, khu trường học và nhà văn hóa. Công tác này được thực hiện bởi sự phối hợp đồng bộ của nhiều đơn vị như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai, Trung tâm Y tế huyện cùng với sự tham gia tích cực của người dân địa phương.

Mưa lũ được kiểm soát, các huyện ngoại thành Hà Nội đẩy mạnh khắc phục hậu quả
Xã Yên Bình, huyện Thạch Thất hỗ trợ nông dân khắc phục hậu quả do mưa bão. (Ảnh: Đoàn Thịnh)

Trong khi đó, tại huyện Thạch Thất, mặc dù không còn tình trạng ngập úng nội đồng, nhưng vẫn đang phải đối mặt với những hậu quả nặng nề sau đợt mưa lũ vừa qua. Theo số liệu cập nhật đến 16 giờ ngày 5/8, tổng diện tích bị ngập trắng không có khả năng phục hồi lên tới 138,3 ha; bao gồm: 93,5 ha lúa; 30,8 ha rau màu và 14 ha cây ăn quả. Thiệt hại này đã gây ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của huyện.

Để ứng phó với tình hình, Xí nghiệp thủy lợi Thạch Thất vẫn đang tích cực vận hành 3 trạm bơm tiêu úng đầu mối, bao gồm trạm bơm Phú Thụ, Hạ Bằng và Đồng Trúc, mỗi trạm một máy. Công tác này nhằm đảm bảo tiêu thoát nước hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ ngập úng tái diễn.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện đã ban hành công điện số 14/CĐ-BCH ngày 1/8/2024, yêu cầu tập trung các biện pháp giảm thiểu thiệt hại về người và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới. Huyện đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra tình hình, các vị trí xung yếu về đê điều, công trình thủy lợi, và khơi thông dòng chảy để tiêu thoát úng cho các diện tích còn bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, huyện đã triển khai lực lượng xung kích tại các xã vùng núi như: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, Thạch Hòa, Thạch Xá, Cần Kiệm, Kim Quan để kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực trũng thấp có nguy cơ xảy ra ngập úng, và khu vực có khả năng sạt lở đất. Mục tiêu là để chủ động tổ chức di dời, sơ tán dân nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về người.

Trong thời gian tới, huyện Thạch Thất sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, duy trì chế độ trực ban 24/24 giờ tại các điểm xung yếu, và sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời với mọi tình huống.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khuyến cáo những việc cần làm sau bão

Khuyến cáo những việc cần làm sau bão

(LĐTĐ) Bão số 3 với cường độ rất mạnh, đã đổ bộ và gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ; hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Bộ. Để đảm bảo an toàn, người dân lưu ý các khuyến cáo sau.
Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước và nhân dân các tỉnh miền Bắc, trong đó có ngành Điện.
Chùm ảnh công nhân Điện lực miền Bắc trắng đêm khắc phục sự cố điện do bão Yagi

Chùm ảnh công nhân Điện lực miền Bắc trắng đêm khắc phục sự cố điện do bão Yagi

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), tại các tỉnh Bắc Bộ đã xảy ra rất nhiều sự cố lưới điện. Ngay khi gió lặng, những người thợ áo cam đã hối hả ra quân kiểm đếm thiệt hại, khoanh vùng sự cố, khẩn trương khôi phục lưới điện với mục tiêu cấp điện trở lại sớm nhất có thể, giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống sau cơn bão dữ.
Cận cảnh chung cư ở Thủ đô Hà Nội trong cơn bão số 3

Cận cảnh chung cư ở Thủ đô Hà Nội trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Cơn bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô Hà Nội chiều tối và đêm qua (7/9) đã gây thiệt hại không nhỏ cho cư dân một số chung cư ở Thủ đô. Nhiều hộ gia đình phải thức cả đêm vật lộn với việc di chuyển xe khỏi hầm ngập, tát nước và gạt nước đối phó với mưa lớn, gió giật mạnh.
Không để hộ gia đình nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3 mà không được giúp đỡ

Không để hộ gia đình nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3 mà không được giúp đỡ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp Thành phố tiếp tục nắm bắt tình hình, không để người dân nào bị đói, bị rét; không để hộ gia đình nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của mưa bão mà không được giúp đỡ.
Huyện Ứng Hòa: Khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ do ảnh hưởng của bão số 3

Huyện Ứng Hòa: Khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ do ảnh hưởng của bão số 3

(LĐTĐ) Sau bão số 3, theo thống kê, huyện Ứng Hòa không có thiệt hại về người do mưa bão. Tuy nhiên, có khoảng 50 cây xanh bị đổ, gây ảnh hưởng đến giao thông; về sản xuất nông nghiệp, ước khoảng trên 2.000ha lúa mùa bị đổ.
Phúc Thọ: Xử lý các tình huống do bão số 3 gây ra theo phương châm “4 tại chỗ”

Phúc Thọ: Xử lý các tình huống do bão số 3 gây ra theo phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Sáng ngày 8/9, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ và các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của huyện chia làm 3 đoàn đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão số 3 tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Tin khác

Phúc Thọ: Xử lý các tình huống do bão số 3 gây ra theo phương châm “4 tại chỗ”

Phúc Thọ: Xử lý các tình huống do bão số 3 gây ra theo phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Sáng ngày 8/9, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ và các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của huyện chia làm 3 đoàn đi kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão số 3 tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Lãnh đạo quận Nam Từ Liêm kiểm tra và đôn đốc các lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3

Lãnh đạo quận Nam Từ Liêm kiểm tra và đôn đốc các lực lượng khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ngay từ sáng sớm ngày 8/9, các đồng chí Thường trực Quận ủy cùng lãnh đạo quận Nam Từ Liêm đã trực tiếp đi kiểm tra và đôn đốc các lực lượng trong công tác khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn.
Phụ nữ Thủ đô chung tay khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Phụ nữ Thủ đô chung tay khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngay trong đêm 7/9 cơn bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã tham gia tích cực công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân thoát bão. Sáng nay (8/9), khi cơn bão đi qua để lại nhiều tổn thất nặng nề, phụ nữ Thủ đô với tinh thần “tương thân, tương ái” và trách nhiệm với cộng đồng đã tích cực tham gia phòng chống bão, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão.
Thanh niên Thủ đô tích cực khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Thanh niên Thủ đô tích cực khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

(LĐTĐ) Ngay sau khi bão số 3 vừa đi qua, lực lượng đoàn viên thanh niên Thủ đô Hà Nội đã phối hợp với các lực lượng chức năng giúp người dân khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra.
Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

Chương Mỹ: Ứng trực 24/24 giờ để theo dõi diễn biến tình hình thời tiết cơn bão số 3

(LĐTĐ) Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Chương Mỹ, từ 15h30 phút ngày 7/9 đến 5h00 phút ngày 8/9, ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) trên địa bàn gây thiệt hại về tài sản hoa màu. Trong đó, đã có 501 cây đổ; 3.700m2 mái tôn bị tốc, hỏng; 227 m2 tường bao bị đổ; 1.330ha lúa bị đổ…
Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

Sơn Tây: Huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thị xã Sơn Tây thông tin, sau cơn bão số 3, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn không có thiệt hại về người do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Tuy nhiên, tài sản và hoa màu hư hại do bão trên địa bàn tương đối lớn. Hiện thị xã đã huy động hơn 700 người để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân sau cơn bão số 3

Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 8/9, sau khi bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô tập trung đánh giá, khắc phục hậu quả thiên tai, huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Quận Hoàn Kiếm huy động tổng lực gần 2.500 người tham gia ứng phó bão số 3

Quận Hoàn Kiếm huy động tổng lực gần 2.500 người tham gia ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có 22 cây xanh bị gẫy cành lớn, 286 cây xanh đổ, gẫy, 3 người bị thương nhẹ. Ngoài ra có 2 tủ điện bị bẹp, 2 mái tôn bị tốc, 3 cột đèn chiếu sáng và 2 cột điện bị đổ, 1 ô tô con bị cây đổ bẹp nóc... Các sự cố đã và đang được cơ quan chức năng của quận xử lý kịp thời.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải kiểm tra khắc phục sau bão tại quận Thanh Xuân

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải kiểm tra khắc phục sau bão tại quận Thanh Xuân

(LĐTĐ) Sáng 8/9, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải đã thị sát và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Chủ động ứng phó kịp thời, xử lý nhanh với ảnh hưởng xấu của thời tiết

Chủ động ứng phó kịp thời, xử lý nhanh với ảnh hưởng xấu của thời tiết

(LĐTĐ) Tính đến 5h ngày 8/9, quận Ba Đình có 329 sự cố cây đổ, đã xử lý 279 sự cố; 11 sự cố gãy, đổ cột điện, dây viễn thông, trạm biến áp, đã xử lý được 8 sự cố; 10 sự cố tốc mái nhà đã được xử lý.
Xem thêm
Phiên bản di động