Mong không còn người nghèo
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới công tác xoá đói giảm nghèo 196.332 tỷ đồng đầu tư Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 Hà Nội phấn đấu năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo |
Năm nay, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Chính phủ tổ chức Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2022 (từ ngày 17/10/2022 - 18/11/2022) nhằm hưởng ứng phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động. Chương trình với mục đích kêu gọi, vận động nhân dân cả nước, doanh nghiệp, doanh nhân, cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm, người Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế,... quan tâm chăm lo, ủng hộ, giúp đỡ người nghèo và cộng đồng nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững của Đảng, Nhà nước đã đề ra. Trong hơn một năm qua, Trung ương và các địa phương đã dành hơn 86.000 tỉ đồng để hỗ trợ cho 56 triệu lượt người dân và trên 730.000 người sử dụng lao động khó khăn do đại dịch Covid-19.
Đến thời điểm này, đã, đang và sẽ có nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân quyên góp tiền ủng hộ Quỹ vì người nghèo. Rồi đây, số tiền đó sẽ được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các cấp chính quyền hỗ trợ người nghèo bằng nhiều hình thức khác nhau, như ủng hộ tiền xây, xóa nhà dột nát… Việc làm này thể hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta trên nền tảng “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Nhưng như lời nhấn mạnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2022, phía trước vẫn còn nhiều nỗi lo, trăn trở khi vẫn còn gần 2,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, chiếm hơn 9% số hộ trong cả nước.
Có thể nói, xóa đói giảm nghèo là vấn đề toàn dân và là trách nhiệm của cả nước, cần phải có cách tiếp cận toàn dân và trên bình diện quốc gia. Đó là sự tham gia tích cực của cộng đồng và sự phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, các ngành. Bên cạnh việc kêu gọi, quyên góp ủng hộ người nghèo, chúng ta cũng cần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội để số người nghèo được hưởng lợi hơn các chính sách an sinh, tiếp cận cơ hội việc làm, kiến thức và kỹ năng sản xuất, từ đó có cơ hội thoát nghèo.
Khi các chính sách, nguồn lực của Nhà nước được đầu tư có hiệu quả, đến được với những người còn khó khăn, khi đó người nghèo sẽ có thêm những cần câu để tự câu cá, qua đó tự xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho chính mình. Với mỗi chúng ta, thấm nhuần đạo lý “bầu ơi thương lấy bí cùng”, sẵn sàng góp một phần ủng hộ của mình vào Quỹ xóa đói giảm nghèo, và từ đáy lòng vẫn mong sao, trong thời gian tới sẽ không còn người nghèo trên dải đất hình chữ S thân yêu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49