Mỗi ca hiến giác mạc là một lần lặng người
Chàng trai Hà Nội hiến giác mạc khi đơn còn ở bưu điện | |
Ước mơ làm bác sĩ còn dở dang: Vân Nhi nguyện hiến tặng giác mạc cho đời |
Nhiều lần… rơi lệ
Hiến giác mạc sau khi qua đời được xem là một nghĩa cử cao đẹp trong việc đem lại cơ hội được nhìn cuộc sống cho nhiều người kém may mắn khác. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau hành trình đi “chuyển giao” ánh sáng đem lại cho đời ấy là những con người thầm lặng, luôn sẵn sàng cống hiến mà không bao giờ mong được trả ơn.
Với vai trò như người “chuyển giao” ánh sáng, giờ đây, công việc vận động, thu nhận và bảo quản giác mạc của người hiến đã trở thành công việc thường ngày của các cán bộ tại Ngân hàng Mắt. Cứ ở đâu có gia đình người hiến gọi, là bác sĩ Nguyễn Hữu Hoàng cùng đồng nghiệp lại lên đường ngay, bất kể ngày đêm. “Hơn 10 năm gắn bó với công tác lấy, bảo quản giác mạc từ người hiến, tôi không nhớ hết mình đã thực hiện bao nhiêu ca lấy giác mạc.Tuy nhiên, mỗi ca lấy giác mạc là một lần tôi lặng người vì xúc động. Nhất là với những trường hợp người hiến là các cháu nhỏ” – bác sĩ Hoàng nói.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương đang thực hiện ca lấy giác mạc từ người hiến. (ảnh BV cung cấp) |
Đơn cử như một ca bác sĩ Hoàng thực hiện ca lấy giác mạc cháu bé 4 tuổi bị chết não ở Phú Thọ. Cháu bé bị một tai nạn và đã không thể qua khỏi. Cháu mất vào đúng ngày sinh nhật 4 tuổi của mình. Ngay khi nhận được thông tin từ Trung tâm điều phối và ghép tạng quốc gia, bác sĩ Hoàng lập tức lên đường, đến nơi thấy cháu bé kháu khỉnh đang nằm trên giường bệnh.
Mẹ của cháu thì thầm “Chiến binh của mẹ! Con giỏi và kiên cường lắm, giờ hãy tặng lại giác mạc để giúp những người khác tìm lại ánh sáng nhé chàng trai”. “Những lời thì thầm của người mẹ với cậu con trai nhỏ trước khi hiến giác mạc, khiến khóe mắt tôi cay cay, dù luôn cố giữ bình tĩnh mỗi lần làm nhiệm vụ đặc biệt này. Đó là một ca lấy giác mạc nhỏ tuổi nhất, mà có lẽ trong cuộc đời mình tôi sẽ không bao giờ quên được”, bác sĩ Hoàng tâm sự.
Mỗi ngày ở Bệnh viện Mắt Trung ương có ít nhất 1 bệnh nhân đăng ký chờ ghép giác mạc.Nhưng, mỗi năm chỉ có khoảng 100 - 150 giác mạc được cung cấp để ghép. Chỉ cần 1 người đồng ý hiến giác mạc của mình khi qua đời là có thể giúp cho 2 người thoát khỏi cảnh mù lòa. Việc tiếp nhận giác mạc được tiến hành nhanh chóng, chỉ 25-30 phút, hoàn toàn không ảnh hưởng đến khuôn mặt người hiến khi chỉ tách lấy lớp giác mạc mỏng phía trước lòng đen. |
Hay như trường hợp bé gái Hải An (7 tuổi, Hà Nội), tình nguyện hiến tặng giác mạc sau khi qua đời vì bệnh nặng vẫn gây xúc động đối với bác sĩ Hoàng và nhiều người dân Việt Nam. “Ngày Hải An mất, khi đến nhà cháu hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là một phụ nữ rất trẻ ôm bé gái đang ngủ như thiên thần trên giường trong tiếng tụng kinh trầm bổng phát ra từ chiếc đài nhỏ…khiến những người có mặt tại đó không ai cầm được nước mắt”, bác sĩ Hoàng kể.
Câu chuyện bé Hải An thể hiện sự tiếp nối lòng nhân ái bao la của người Việt Nam. Theo Giám đốc Ngân hàng Mắt, hành động của Hải An có ý nghĩa nêu gương nhân văn và thực chất. Dẫu rằng con người mất đi rồi là hết, nhưng những gì bé Hải An để lại cho đời, chúng ta vẫn luôn tin rằng đã đem ánh sáng cho nhiều người còn sống, đó mới là giá trị đích thực.
Nhân rộng nghĩa cử cao đẹp
Chia sẻ những khó khăn trong công việc, Giám đốc Ngân hàng Mắt cho biết công việc lấy giác mạc cũng khá đặc thù, vì không phải lấy trong phòng mổ như người hiến tạng, mà khi người hiến ở đâu, thì kỹ thuật viên sẽ đến tận nơi để thu nhận, ngay tại nhà người hiến. “Lấy giác mạc tại chỗ có nhiều yêu cầu đặc biệt, nhất là việc đảm bảo vệ sinh tiệt trùng phải như một ca mổ trong điều kiện đông người, nhiều tiếng ồn xung quanh; thậm chí kỹ thuật của người lấy giác mạc cũng yêu cầu cao, đòi hỏi phải tỉ mẩn, chính xác, giữ cho giác mạc không bị gấp nếp, co kéo, sẽ ảnh hưởng đến tế bào nội mô ở bên trong...”, bác sĩ Hoàng phân tích.
Trong khi đó, công cuộc vận động tuyên truyền người Việt Nam hiến giác mạc không phải là dễ vì ý nghĩ “chết phải toàn thây” đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt rất lâu đời. Do đó, vận động người ta hiến tặng một phần cơ thể là cả một vấn đề. Nhiều trường hợp, gia đình đã đồng ý hiến tặng giác mạc nhưng khi đoàn cán bộ Ngân hàng Mắt đến, có một vài cá nhân người thân trong gia đình ấy lại không đồng ý, khi ấy các cán bộ lại phải vận động, giải thích để người thân hiểu rõ hơn nếu họ không đồng ý đoàn công tác lại phải “tay trắng” ra về.
Bên cạnh đó, không ít lần, bác sĩ Hoàng cũng các đồng nghiệp của mình về các xã nông thôn để làm nhiệm vụ của người hiến tặng giác mạc nhưng bị thanh niên làng quây không cho đi. Bác sĩ Hoàng kể: Khi chúng tôi lấy xong giác mạc rồi cho vào thùng ra xe nhưng xung quanh xe rất nhiều thanh niên đứng vây kín. Chúng tôi biết sẽ bị gây sự nên phải nhờ người nhà của họ đưa ra ngoài để đảm bảo an toàn”.
Với bác sĩ Nguyễn Hữu Hoàng và các cán bộ của Ngân hàng Mắt, công việc tuyên truyền, thu nhận và bảo quản giác mạc hiện nay là công việc đầy tính thiện và ý nghĩa, thực hiện theo nguyện vọng của người đã qua đời, không vụ lợi, trên tinh thần hoàn toàn thoải mái, nên tất cả đều làm việc một cách vô tư. Thậm chí, chưa bao giờ họ cảm thấy ám ảnh, sợ hãi hoặc có điều gì phải lăn tăn trong đầu.
“Rất may công việc của tôi cũng nhận được sự đồng thuận rất lớn từ gia đình, vợ con đã quá quen với việc tôi có thể khoác áo và lên đường bất kể ngày hay đêm. Có lần tôi còn đùa với vợ rằng, có sợ phải ở cạnh người ngày ngày tiếp xúc với tử thi hay không, nhưng vợ tôi chỉ cười vui vẻ, bởi tôi biết vợ tôi luôn ủng hộ công việc đầy ý nghĩa tốt đẹp này”, bác sĩ Hoàng chia sẻ.
Bởi vậy, hơn 10 năm với công việc của mình từ những khó khăn ban đầu, đến nay bác sĩ Hoàng cho biết tín hiệu đáng mừng là nhiều người dân hiểu hơn về việc hiến tặng giác mạc để mang lại ánh sáng cho người khác. Đến nay, nhiều người dân các địa phương đã quá quen với việc hiến giác mạc để mang lại ánh sáng cho người khác, họ không còn tò mò gây khó dễ cho cán bộ ngân hàng mắt.
Người dân truyền tai nhau về ý nghĩa cao đẹp của nghĩa cử này. Chính vì thế, từ 8 người hiến giác mạc năm 2007, nhờ phối hợp tuyên truyền và vận động, hiện nay số người hiến đã tăng lên 25- 30 ca/năm. Đặc biệt, năm 2017 đã tăng lên 77 ca và đến năm 2018 đã lên 109 ca/năm. Đến nay, cả nước đã có hơn 500 ca hiến giác mạc, ở 16 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00