Mô hình Tổng cục Quản lý thị trường chính thức kết thúc từ hôm nay (1/3)
Theo Nghị định 40/2025/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương có 22 đơn vị bao gồm Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Dầu khí và Than, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Văn phòng bộ, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Cục Điện lực, Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công, Cục Công nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Hóa chất, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương.
![]() |
Mô hình Tổng cục Quản lý thị trường chính thức kết thúc từ ngày 1/3 (Ảnh: Quyên Lưu) |
Đáng chú ý, trong Điều 5, của Nghị định 40/2025/NĐ-CP về điều khoản chuyển tiếp ghi rõ: “Cơ quan QLTT các cấp tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật hiện hành đến khi chuyển giao Cục QLTT cấp tỉnh thuộc Tổng cục QLTT về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ Công Thương chuyển giao nguyên trạng Cục QLTT cấp tỉnh thuộc Tổng cục QLTT về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thành lập Chi cục QLTT thuộc Sở Công Thương trước ngày 1/6/2025”.
Ngày 28/2, cùng với Quyết định số 541/QĐ-BCT về việc phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ, Bộ Công Thương cũng đã ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ. Trong số các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ ban hành cùng ngày, tại Quyết định số 516QĐ-BCT, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước.
Theo đó, kể từ ngày 1/3, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý Nhà nước về thương mại, thị trường trong nước và giá theo quy định của pháp luật; tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước có các nhiệm vụ và quyền hạn chính, gồm: Tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về thương mại, thị trường trong nước và giá; công tác QLTT; tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuộc các lĩnh vực chức năng của Cục; thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động quản lý và phát triển thị trường trong nước theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến trong hoạt động quản lý và phát triển thị trường trong nước; thống kê Nhà nước về hoạt động quản lý và phát triển thị trường trong nước; tham mưu quản lý Nhà nước và theo dõi hoạt động của các Hiệp hội, ngành hàng trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách....
Trước đó, trong các cuộc họp với các đơn vị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, dù ở mô hình hoạt động nào thì nền tảng pháp lý để tổ chức, hoạt động của lực lượng QLTT vẫn là Pháp lệnh QLTT ban hành năm 2016 với tiêu chí xuyên suốt: Lực lượng QLTT là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Tổng cục QLTT trực thuộc Bộ Công Thương. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 12/10/2018. Theo Quyết định này, lực lượng QLTT được tổ chức lại theo mô hình Tổng cục ngành dọc tập trung, thống nhất từ Trung ương đến cấp huyện, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới, phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính phủ. Sau hơn 6 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc, lực lượng luôn khẳng định vai trò chủ công trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Tin khác

Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội có lộ trình giảm dần xe máy, thu phí ô tô vào nội đô
Tin mới 02/04/2025 15:22

Phải phân định được thẩm quyền của cấp xã khi bỏ cấp huyện
Tin mới 01/04/2025 18:19

Ngày mai (2/4), Bảo hiểm xã hội Khu vực I chi trả lương hưu, trợ cấp qua tài khoản
Tin mới 01/04/2025 16:17

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát các dự án đầu tư tồn đọng kéo dài
Tin mới 01/04/2025 14:03

Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia
Tin mới 01/04/2025 09:04

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất
Tin mới 30/03/2025 21:36

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới
Tin mới 30/03/2025 21:25

Bộ Chính trị kết luận về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra
Tin mới 28/03/2025 22:54

Hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư
Tin mới 28/03/2025 19:25

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Myanmar sau trận động đất mạnh 7,7 độ
Tin mới 28/03/2025 17:44