Mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”
Hiệu quả từ công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật | |
Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông cho các em học sinh | |
Đổi mới hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật |
MÔ HÌNH “TỔ HÒA GIẢI 5 TỐT”
VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
Mô hình hòa giải 5 tốt là mô hình là mô hình được Sở Tư pháp Hà Nội phối hợp với Thường Trực Ủy ban Mặt trận Tổ chức xây dựng trong Chương trình Đề án II chương trình phòng chống tội phạm của thành phố xây dựng thí điểm trong năm 2002-2003, sau đó đã được nhân rộng đến tất cả các xã, phường, thị trấn của Hà Nội cũ. Với 5 tiêu chí:
- Phát hiện vụ việc kịp thời tốt;
- Phối hợp các ban, ngành, đoàn thể trong công tác hòa giả ở cơ sở tốt;
- Tổ chức hòa giải thành từ 80% vụ việc mâu thuẫn phát sinh;
- Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hòa giải viên;
- Sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá rút kinh nghiệm về công tác hòa giải ở cơ sở.
Thực tế cho thấy khi triển khai mô hình này, công tác hòa giải ở cơ sở đã được đẩy mạnh, và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nên phong trào thi đua các quận, huyện, thị xã trong xây dựng mô hình hòa giải 5 tốt và là động lực cho các hòa giải viên tích cực thực hiện công tác hòa giải nhằm đạt danh hiệu Tổ hòa giải 5 tốt. Tuy nhiên, sau khi Hà Nội mở rộng năm 2008cũng thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở từ năm 2014 đến nay thì chưa có văn bản hướng dẫn về mô hình hòa giải 5 tốt. Vì vậy, việc thực hiện mô hình hòa giải 5 tốt trên địa bàn thành phố không được thực hiện đồng đều các quận, huyện, thị xã. Một số đơn vị vẫn duy trì và tích cực triển khai mô hình hòa giải 5 tốt như quận Tây hồ, Long Biên, Gia Lâm, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm...
Tại hội nghị sơ kết 3 năm công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố ngày 30/5/2017 cũng đã chỉ ra kết quả công tác hòa giải ở cơ sở trong 3 năm: tỷ lệ số hòa giải viên được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đạt tỷ cao trong 3 năm khoảng 75%, Tỷ lệ hòa giải thành toàn thành phố đạt tỷ lệ: 80,6%, Tỷ lệ xã, phường, thị trấn thực hiện hỗ trợ chi cho công tác hòa giải ở cơ sở : 65% . Bên cạnh đó, nhằm có thể đánh giá, khen thưởng đơn vị cấp xã, cấp huyện thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở thì pháp luật hòa giải ở cơ sở chưa có quy định cụ thể cũng như chưa có tiêu chí đánh giá hòa giải viên tiêu biểu.
Để đảm bảo sự thống nhất xây dựng mô hình hòa giải 5 tốt để triển khai và nhân rộng trên toàn địa bàn thành phố sau mở rộng địa giới hành chính, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội tại Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 23/11/2016 về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, phát huy vai trò của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải ở cơ sở. Đồng thời phù hợp với quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở và thực tế công tác hòa giải trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay cũng như đưa ra tiêu chí đánh giá công tác hòa giải ở cơ sở cấp xã, cấp huyện và hòa giải viên tiêu biểu để nhằm động viên, khen thưởng công tác hòa giải ở cơ sở, Tổ công đoàn Phòng PBGDPL đã tham mưu cho lãnh đạo Sở Tư Pháp phối hợp với Ban Thường trực Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố, ban hành hướng dẫn mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” và tiêu chí đánh giá công tác hòa giải ở cơ sở (Công văn số 1806/TP-MTTQ ngày 22/8/2017 ) và hướng dẫn thủ tục công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt” trên địa bàn thành phố Hà Nội (Công văn số 1269/TP-MTTQ ngày 25/4/2019).
1. Mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”
a) Tiêu chí “Tổ hòa giải 5 tốt”. Gồm 5 tiêu chí:
- Tiêu chí 1: Phát hiện vụ việc kịp thời, tổ chức hòa giải tốt, đạt tỷ lệ hòa giải thành 85% trở lên.
Thực tế cho thấy, nếu vụ việc được phát hiện kịp thời thì có thể giải quyết mâu thuẫn ngay khi mới phát sinh, đảm bảo ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn. Vì vậy, trong công tác hòa giải phải đề cao tính kịp thời trong phát hiện vụ việc, để hòa giải kịp thời. Tỷ lệ hòa giải thành toàn thành phố tại thời điểm sơ kết 03 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở (năm 2017) đạt 80,6%, do đó chỉ tiêuhòa giải thành đạt 85% trở lên.
- Tiêu chí 2: Phối hợp tốtgiữa Ban công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở cơ sở, các tổ hòa giải và tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sởgiữ vai trò nòng cốt trong công tác hòa giải ở ở cơ sở, do đó để thực sự phát huy hiệu quả của vai trò của tổ chức này, cần có sự phối hợp tốt, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, Mặt trận tổ quốc.
- Tiêu chí 3: Được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải; tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, bồi dưỡng, tập huấn hòa giải viên tốt.
- Tiêu chí 4: Được hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác hòa giải đúng, kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Tiêu chí 5: Định kỳ giao ban 06 tháng, hàng năm trao đổi kinh nghiệm hòa giải, báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động hòa giải; ghi chép, quản lý sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở theo đúng quy định.
Việc đưa ra 05 tiêu chí trên đã gắn kết công tác hòa giải ở cơ sở giữa người dân và chính quyền. Tiêu chí 1 và tiêu chí 2 là các tiêu chí thể hiện tinh thần, trách nhiệm, kỹ năng của hòa giải viên trong công tác hòa giải. Tiêu chí 3, 4, 5 là các tiêu chí gắn trách nhiệm của chính quyền trong công tác hòa giải cũng như trách nhiệm của hòa giải viên trong việc ghi chép, quản lý sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.
b) Thẩm quyền công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt”
Ủy ban nhân dân cấp xã hàng năm căn cứ vào tiêu chí “Tổ hòa giải 5 tốt” ra quyết định công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt” tại địa phương mình. Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan quản lý trực tiếp các tổ hòa giải ở cơ sở và là cơ quan ra quyết định thành lập tổ hòa giải ở cơ sở, bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở, theo dõi hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở. Vì vậy, thẩm quyền Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt”.
c) Thủ tục công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt”
- Trước ngày 15/11 hàng năm, các tổ hòa giải ở cơ sở tổ chức họp tự đánh giá kết quả hòa giải cơ sở trong năm. Căn cứ vào các tiêu chí của “Tổ hòa giải 5 tốt”, nếu thấy tổ hòa giải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và có trên 50% số tổ viên tổ hòa giải nhất trí thì tổ trưởng tổ hòa giải làm văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”, đồng thời gửi kèm theo biên bản họp tổ hòa giải, báo cáo hoạt động trong năm của tổ hòa giải và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
- Trên cơ sở các đề nghị công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt”, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức họp đánh giá, công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt”: Thời gian tổ chức cuộc họp là trước ngày 10/12; thành phần tham dự gồm: Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, đại diện các tổ chức thành viên của Mặt trận, trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố, đại diện các tổ hòa giải ở cơ sở, công chức tư pháp - hộ tịch, công an cấp xã.
Căn cứ biên bản cuộc họp đánh giá, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt” trên địa bàn trước ngày 15/12. Đối với trường hợp không phát sinh vụ việc hòa giải, nếu trên địa bàn tổ hòa giải phụ trách, tình hình chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, không để xảy ra trọng án, tội phạm và tệ nạn (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, đồng thời đạt các tiêu chí 2, 3, 4, 5 của tổ hòa giải 5 tốt thì công nhận tổ hòa giải đó là “Tổ hòa giải 5 tốt”.
Việc đưa ra 05 tiêu chí trên đã gắn kết công tác hòa giải ở cơ sở giữa người dân và chính quyền. Tiêu chí 1 và tiêu chí 2 là các tiêu chí thể hiện tinh thần, trách nhiệm, kỹ năng của hòa giải viên trong công tác hòa giải. Tiêu chí 3, 4, 5 là các tiêu chí gắn trách nhiệm của chính quyền trong công tác hòa giải cũng như trách nhiệm của hòa giải viên trong việc ghi chép, quản lý sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.
2. Tiêu chí đánh giá đơn vị thực hiện tốt công tác hòa giải
Để triển khai thực hiện mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”, UBND thành phố đã chỉ đạo gắn mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” với tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn. Theo đó, đối với xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác hòa giải thì ngoài tiêu chí chung thì phải có trên 50% tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt”. Cụ thể:
Tiêu chí đánh giá đơn vị cấp xã thực hiện tốt công tác hòa giải:
Tổ chức hòa giải tốt đạt tỷ lệ 80% trở lên;
Cung cấp tài liệu, bồi dưỡng, tập huấn hòa giải viên ở cơ sở đạt tỷ lệ 90%;
Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp trong triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở;
Hỗ trợ kinh phí đúng, đầy đủ, kịp thời cho các tổ hòa giải trực thuộc theo quy định của pháp luật;
Có trên 50% tổ hòa giải đạt tiêu chí hòa giải “5 tốt”
Bầu, kiện toàn tổ hòa giải kịp thời, đúng quy định của pháp luật;
Định kỳ giao ban, sơ kết, tổng kết khen thưởng công tác hòa giải ở cở sở trên địa bàn;
b). Tiêu chí đánh giá đơn vị cấp huyện thực hiện tốt công tác hòa giải:
Tổ chức hòa giải tốt đạt tỷ lệ 80% trở lên;
Cung cấp tài liệu, bồi dưỡng, tập huấn hòa giải viên ở cơ sở đạt tỷ lệ 80%;
Phối hợp tốt với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp trong thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở tại địa phương;
95% các xã trên địa bàn thực hiện hỗ trợ kinh phí đúng, đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật;
Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác hòa giải ở cơ sở;
Định kỳ giao ban, sơ kết, tổng kết khen thưởng công tác hòa giải ở cở sở tại địa phương.
3. Đánh giá mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” sau hơn 02 năm triển khai thực hiện
Qua triển khai mô hình hòa giải “Tổ hòa giải 5 tốt” trong năm 2018, năm 2019 cho thấy việc công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt” triển khai trên địa bàn thành phố đã đạt kết quả tích cực. Năm 2019, thành phố đã có 2.447/5.429 tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt” (đạt tỷ lệ 47,6%). Công tác hòa giải đạt được nhiều kết quả tích cực cả về số lượng và chất lượng:
- Tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn thành phố trong năm 2018, 2019 tăng cao. Năm 2018: đạt 86,3%; năm 2019: đạt 85,6% tăng cao hơn giai đoạn 2014-2017, tỷ lệ hòa giải chỉ đạt: 81,86%.
- Số vụ việc phát sinh hàng năm giảm: Năm 2019 phát sinh: 5063 vụ việc tiếp nhận hòa giải, giảm 1579 vụ việc so với năm 2018 ( 6.642 vụ), giảm 3.848 vụ so giai đoạn 2014-2017 với số vụ việc hòa giải phát sinh hàng năm: 8.911 vụ/năm.
- Đội ngũ hòa giải viên được củng cố, kiện toàn. Năm 2019 có 5.427 tổ hòa giải và 34.390 hòa giải viên, giảm17 tổ và giảm 663 hòa giải viên so với năm 2018.
- Kinh phí triển khai công tác hòa giải ở cơ sở được quan tâm và tăng cường. Năm 2018, kinh phí hòa giải ở cơ sở cấp xã được quan tâm (với khoảng 5,3 tỷ đồng), năm 2019kinh phí hòa giải ở cơ sở cấp xã được quan tâm (với khoảng 6.2 tỷ đồng, trong khi 03 năm từ năm 2014 đến năm 2016, tổng kinh phí hỗ trợ hòa giải cấp xã là 10 tỷ (khoảng 3,3 tỷ đồng/01 năm).
- Việc khen thưởng đối với đội ngũ hòa giải viên được quan tâm, lồng ghép với tổng kết công tác tư pháp cuối năm hoặc những đợt tổng kết chuyên đề công tác hòa giải ở cơ sở, như sơ kết 03 năm, tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Bên cạnh đó, Thành phố đã tiến hành xây dựng tiêu chí xét danh hiệu hòa giải viên tiêu biểu để động viên, khen thưởng đối với hòa giải viên công tác lâu năm và có nhiều thành tích đóng góp cho công tác hòa giải ở cơ sở:
- Hòa giải viên tiêu biểu đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố tặng bằng khen, đạt một trong các tiêu chí sau: Tham gia công tác hòa giải ở cơ sở 10 năm trở lên; hòa giải thành công nhiều vụ việc phức tạp; tích cực tham gia cuộc thi hòa giải viên giỏi cấp thành phố và toàn quốc.
- Hòa giải viên tiêu biểu đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tặng bằng khen đạt một trong các tiêu chí sau: Tham gia công tác hòa giải ở cơ sở 05 năm trở lên; hòa giải thành công nhiều vụ việc phức tạp; tích cực tham gia cuộc thi hòa giải viên giỏi cấp huyện, thành phố và toàn quốc.
Từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực, Tổ công đoàn Phòng PBGDPL đã tham mưu cho lãnh đạo Sở để tham mưu cho UBND Thành phố Hà Nội đã tổ chức sơ kết 3 năm khen thưởng 24 tập thể và 32 cá nhân. Năm 2019, Thành phố tổ chức tổng kết 5 năm công tác hòa giải, khen thưởng 19 tập thể, 45 cá nhân trong đó biểu dương được 30 hòa giải viên tiêu biểu theo tiêu chí trên. Bên cạnh đó, hàng năm các quận, huyện, thị xã tích cực biểu dương khen thưởng đối với nhiều người làm công tác hòa giải, “tổ hòa giải 5 tốt” ở cơ sở góp phần động viên, đẩy mạnh phong trào hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố.
Có thể nói, việc triển khai mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” và gắn kết mô hình “ Tổ hòa giải 5 tốt” với tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố, cũng như sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành ủy, UBND Thành phố trong công tác hòa giải giúp cho công tác hòa giải đi vào nề nếp, bài bản; quá trình thực hiện công tác hòa giải đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân, gắn kết được người dân và chính quyền trong công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần nâng cao tỷ lệ hòa giải thành, giảm mẫu thuẫn trong cộng đồng dân cư; khuyến khích chính quyền nhất là chính quyền cơ sở ở xã, phường, thị trấn, quan tâm hơn đến công tác hòa giải về kinh phí, hoạt động đối với công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần giải quyết điểm nóng, ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn Thủ đô.
Đội ngũ hòa giải viên phát huy được năng lực, trách nhiệm, được tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật; vị trí, vai trò của các tổ hòa giải, hòa giải viên trong đời sống xã hội ngày càng được khẳng định và được đón nhận trong cộng đồng dân cư. Việc lựa chọn các hòa giải viên được chú ý hơn về năng lực, uy tín đã phát huy được nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả. Công tác khen thưởng đối với đội ngũ hòa giải viên, tổ hòa giải ở cơ sở ngày càng được quan tâm.
* Tít do Lao động Thủ đô đặt
Tổ Công đoàn Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật Sở Tư pháp Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37