Mô hình du lịch nông nghiệp: Bỏ ngỏ đến bao giờ?

Là quốc gia có nền nông nghiệp phát triển, những năm gần đây, bên cạnh việc người dân chú trọng phát triển các loại nông sản hướng đến xuất khẩu và mang lại thu nhập cao, Việt Nam còn được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch nông nghiệp (DLNN), tuy nhiên, hiện mô hình kinh tế này vẫn đang phát triển manh mún và chưa xứng với tiềm năng.
mo hinh du lich nong nghiep bo ngo den bao gio Bàn về giải pháp thúc đẩy tập trung đất đai
mo hinh du lich nong nghiep bo ngo den bao gio Phát triển cơ sở hạ tầng là lực đẩy phát triển thương mại trong khu vực GMS
mo hinh du lich nong nghiep bo ngo den bao gio Ứng dụng Công nghệ cao thúc đẩy phát triển nông nghiệp khu vực GMS

Hướng phát triển mới cho nông thôn

Những năm gần đây, bên cạnh mô hình du lịch truyền thống, mô hình kinh tế DLNN, một loại mô hình kinh tế mới dựa trên những giá trị tự nhiên của ngành nông nghiệp như: Đầu tư nuôi trồng tự nhiên, trải nghiệm môi trường sống như ở thôn quê, tự chơi, tự nấu nướng như ở nhà với những không gian sống thực và thoáng đãng mang tính đồng quê, hay cơ hội được trải nghiệm phong tục, nét đẹp văn hóa của địa phương luôn có sức lôi cuốn với du khách ở mọi lứa tuổi khác nhau.

mo hinh du lich nong nghiep bo ngo den bao gio
Cần có định hướng cụ thể phát triển DLNN tương xứng với tiềm năng vốn có.

Theo số liệu đưa ra tại Hội thảo “Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường” cho thấy, những năm gần đây, nhu cầu tham quan, trải nghiệm mô hình nông nghiệp, nông trại tăng đều mỗi năm từ 20 - 30%. Sản phẩm du lịch nông nghiệp đã được trải dài từ Bắc tới Nam, nhiều tour DLNN đã được hình thành, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Đề cập đến tiềm năng phát triển kinh tế với mô hình DLNN, ông Nguyễn Đăng Long, Giám đốc Công ty Du lịch Sống Mới cho biết, khả năng phát triển kinh tế dựa trên mô hình DLNN ở Việt Nam hiện nay là rất lớn. Trong đó, mô hình du lịch kinh tế nông nghiệp chủ yếu tập trung trên 4 phương diện về cảnh quan sinh thái, phương thức sống, phát triển canh tác và sản phẩm, sản vật tạo ra từ nông nghiệp.

"Nhiều hình ảnh về sinh cảnh, về cuộc sống của nông nghiệp nông thôn là những tài nguyên hết sức quý giá để phát triển thành sản phẩm du lịch, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Đồng thời, tạo cơ hội cho khách du lịch nước ngoài được trải nghiệm, cho người dân Việt Nam sinh sống tại các thành phố được gần gũi và hiểu rõ hơn về khởi nguồn đất nước, một đất nước bắt đầu từ nền nông nghiệp”, ông Long cho hay.

Cùng quan điểm với ông Long, để đẩy mạnh hơn nữa DLNN trong thời gian tới, nhiều ý kiến cũng cho rằng, ngành du lịch và nông nghiệp cần phối hợp triển khai xây dựng Chương trình quốc gia về phát triển du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; rà soát, quy hoạch, định hướng và đầu tư phát triển sản phẩm DLNN.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa các bên trong mô hình phát triển DLNN mà chủ thể chính là bà con nông dân, tiếp đó là các doanh nghiệp lữ hành, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, nông nghiệp, thương mại… Đặc biệt, cần có những kế hoạch quảng bá, xây dựng thương hiệu, bản đồ DLNN cụ thể, khoa học, góp phần đưa DLNN phát triển đột phá, hiệu quả.

Cũng đề cập đến vấn đề phát triển DLNN, ông Đặng Văn Cương – Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương cho rằng, phát triển DLNN trong xây dựng nông thôn mới là góp phần nâng cao chất lượng hạ tầng nông thôn ở những địa phương có tiềm năng phát triển du lịch. Qua đó, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách, hỗ trợ thu hút đầu tư và nông nghiệp, đặc biệt, thúc đẩy xây dựng chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển DLNN.

Cần phát triển theo hướng bền vững

Với hơn 70% dân số đang sinh sống tại nông thôn, trong đó, Việt Nam lại đa dạng về điều kiện sinh thái, sinh học, văn hóa truyền thống với 54 dân tộc... Có thể nói, tiềm năng phát triển DLNN ở nước ta là rất lớn, nhiều địa phương đã nắm bắt thời cơ để phát triển loại hình dịch vụ này như: Du lịch đồi chè, thăm trang trại bò sữa, lễ hội mận ở Mộc Châu, Sơn La; mô hình du lịch miệt vườn với những cánh đồng lúa chín, rặng dừa…ở Đồng bằng sông Cửu Long; ngắm hoa tam giác mạch ở Sapa – Lào Cai…

Không chỉ ở các địa phương, ngay tại Thủ đô Hà Nội, mô hình phát triển kinh tế DLNN cũng đã được triển khai với các tour ở Ba Vì, Sơn Tây như: Du lịch “Mùa lúa chín” với các hoạt động trải nghiệm thưởng ngoạn cánh đồng lúa chín, tổ chức các đám cưới lãng mạn trên cánh đồng, chụp ảnh ở công viên rơm, ngắm trăng…

Tại Đường Lâm (Sơn Tây), đó là mô hình trải nghiệm hái rau xanh, bắt cá, làm bánh cuốn, đốt lửa trại… các mô hình này đã thực sự thu hút sự khám phá, trải nghiệm cho du khách. Đặc biệt, phát triển loại hình du lịch này còn là cơ hội tạo công ăn việc làm, cung cấp kế sinh nhai, gìn giữ văn hóa truyền thống cho người dân địa phương…

Đề cập đến việc phát triển DLNN, bà Ngô Kiều Oanh - Trưởng nhóm liên kết các nhà sản xuất hữu cơ Ba Vì (Hà Nội) cho biết: "Chúng tôi làm DLNN đã được gần 10 năm nay nhưng, chủ yếu vẫn là tự mày mò và dựa trên nhu cầu đáp ứng cho chính người dân trong nội thành. Do đó, để DLNN thực sự phát triển bền vững, rất cần những người làm nông nghiệp có những chính sách hỗ trợ, tạo dựng sự liên kết từ phía Tổng cục Du lịch trong xây dựng tiêu chí sản phẩm, quảng bá dịch vụ nông nghiệp kết hợp du lịch".

Cũng theo bà Oanh, để nhân rộng mô hình DLNN, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Quy hoạch, bảo tồn các làng nghề truyền thống nông nghiệp; tiến hành xây dựng bộ tiêu chuẩn hóa về sản phẩm DLNN từ tên gọi đến nội dung hoạt động; cung cấp kinh phí đào tạo kỹ năng tiếp đón du khách và tiếp thị sản vật cho các nông hộ; tăng cường vai trò của truyền thông; thắt chặt sự liên kết giữa các địa phương…

Đặc biệt, cần có những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, có chất lượng, kết hợp với dịch vụ du lịch chuyên nghiệp, đậm đà bản sắc dân tộc của từng vùng miền. Qua đó, khai thác tối đa được các tiềm năng DLNN vốn có, góp phần đưa mô hình kinh tế DLNN phát triển mạnh mẽ và làm thay đổi diện mạo nông thôn trong thời gian tới.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

(LĐTĐ) Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Nội Bài lần thứ 6 có mặt trong “Top 100 Sân bay tốt nhất thế giới”

Nội Bài lần thứ 6 có mặt trong “Top 100 Sân bay tốt nhất thế giới”

(LĐTĐ) Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài vừa được Tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024 (World’s Top 100 Airports 2024, tại đường link: https://www.worldairportawards.com/worlds-top-100-airports-2024) xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

(LĐTĐ) Phiên chợ Xanh tử tế là phiên chợ do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) tổ chức lần đầu vào năm 2016, đến nay đã là năm hoạt động thứ 8.
Nâng hạng thị trường chứng khoán song hành phòng rủi ro

Nâng hạng thị trường chứng khoán song hành phòng rủi ro

(LĐTĐ) FTSE đã đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng lên Thị trường mới nổi từ năm 2018. Nếu được nâng hạng, dòng vốn đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ đầu tư mạnh mẽ vào thị trường.Tuy nhiên, thị trường có thể đối mặt với nguy cơ sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn.
Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí

Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí

(LĐTĐ) Theo Quy hoạch điện VIII thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, tổng công suất đặt các nguồn điện đến 2030 là 150,489 GW (gần gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay). Trong đó tổng công suất các nguồn điện khí phải đầu tư xây dựng mới là 30.424 MW (khí trong nước 10 dự án với tổng công suất 7.900 MW và LNG có 13 dự án với tổng công suất 22.824 MW);
42 doanh nghiệp tham gia chương trình kết nối cung cầu tỉnh Ninh Thuận năm 2024

42 doanh nghiệp tham gia chương trình kết nối cung cầu tỉnh Ninh Thuận năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 17/4, tại tỉnh Ninh Thuận diễn ra Chương trình kết nối cung cầu giữa doanh nghiệp tỉnh Ninh Thuận và Tập Đoàn Central Retail Việt Nam.
Xăng vượt ngưỡng 25.000 đồng/lít

Xăng vượt ngưỡng 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, từ 15h ngày 17/4, mỗi lít xăng E5 RON92 tăng 378 đồng/lít, xăng RON95 tăng 416 đồng/lít, tuy nhiên giá dầu điều chỉnh giảm.
Giá xăng ngày 17/4 có thể vượt mức 25.000 đồng/lít

Giá xăng ngày 17/4 có thể vượt mức 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (17/4) được dự báo tăng. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn (BOG) thì giá xăng có thể tăng từ 300 - 350 đồng/lít. Theo đó, giá xăng RON95 có khả năng vượt mốc 25.000 đồng/lít, nếu các cơ quan điều hành không tác động vào Quỹ BOG.
TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

(LĐTĐ) Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò then chốt, xuyên suốt nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Xem thêm
Phiên bản di động