Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày Môi trường Thế giới 2023
Phụ nữ Thủ đô lan tỏa lối sống xanh Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường Công ty TNHH Hoàng Viên Quảng Bá hưởng ứng ngày môi trường thế giới |
Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Kim Dung - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố cho biết, năm 2023 có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, khi Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020, chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022. Đây cũng là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong việc bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu cao nhất cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững. Do vậy, công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và lâu dài của của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, của từng gia đình, mỗi người dân cần tạo ra phong trào hành động cụ thể, thiết thực làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động của từng tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung phát biểu tại lễ mít tinh. |
Năm nay, Ngày Môi trường thế giới được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa” nhằm kiểm soát, giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực; hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn; tăng cường tái chế, tái sử dụng; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; thực thi hiệu quả chính sách chống rác thải nhựa. Đây là thời điểm để mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái đất.
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố cho biết, thời gian qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện, thị xã đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức tôn giáo và các cơ sở thờ tự tổ chức ký kết tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu hàng năm.
Trong quá trình triển khai, MTTQ các cấp đã lồng ghép với các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; thực hiện các chiến dịch thực hiện dọn dẹp vệ sinh như: Thu gom rác thải và chất thải gia súc làm sạch đẹp môi trường, phát động chiến dịch dọn dẹp vệ sinh. Đổi mới được các phương thức truyền thông, xây dựng các mô hình, cách làm hay có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng như “Biến điểm rác thành vườn hoa tự quản”, “Đổi phế liệu lấy cây xanh”, “Sạch đồng ruộng”,…
Thực hiện Chương trình phối hợp phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020 với phương châm “Mỗi chức sắc, nhà tu hành tôn giáo là một sứ giả về bảo vệ môi trường, đồng bào có đạo, nhân dân là những người hưởng ứng tích cực” cùng nhiều hoạt động đã góp phần quan trọng trong việc dần thay đổi nhận thức, hình thành thói quen tích cực nếp sống văn minh trong công tác bảo vệ môi trường.
Các đại biểu tham gia trồng cây xanh chống biến đổi khí hậu trong khuôn viên chùa Kỳ Vũ. |
Tại buổi lễ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, đoàn thể, chính quyền các cấp, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức tôn giáo trên địa bàn Thành phố phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức các quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2020, trong đó: Thực hiện các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng lộ trình, nhân rộng mô hình, hiệu quả trong việc thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại nguồn, thúc đẩy tiêu dùng bền vững và thân thiện môi trường.
Cùng với đó tuyên truyền phát động các Chiến dịch chung tay giảm thiểu rác thải nhựa bằng các hành động thiết thực như: Thành lập các câu lạc bộ nói “Không” với túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần; đẩy mạnh hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; định kỳ, thường xuyên, tổ chức ra quân hưởng ứng phong trào vệ sinh môi trường trên các tuyến phố, đường làng ngõ xóm; khu dân cư thu gom xử lý rác thải, phát quang bụi rậm, nạo vét kênh mương và hệ thống thoát nước; tổ chức trồng cây xanh, xây dựng các tuyến đường hoa, các tuyến đường tự quản sáng, xanh, sạch, đẹp; tích cực tham gia các hoạt động ở cộng đồng dân cư góp phần quan trọng hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó có tiêu chí về môi trường.
Đồng thời tiếp tục tuyên truyền, tập huấn và nâng cao nhận thức cho chức sắc tôn giáo, tín đồ tôn giáo và các tầng lớp nhân dân các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Thành phố đối với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với công tác vệ sinh môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tuyên truyền thực hiện tang văn minh tiến bộ trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động và nhân rộng các mô hình điểm đã triển khai trong các tôn giáo; phối hợp đưa một số mô hình Thành phố đang triển khai tại các địa phương, như hạn chế sử dụng bếp than tổ ong, đốt rơm rạ, “Chùa xanh” bảo vệ môi trường để thực hiện trong địa bàn các tôn giáo.
"Với sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và sự quyết tâm của nhân dân, mỗi chúng ta sẽ có những đóng góp tích cực để cùng hướng tới xây dựng một Thủ đô: xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững, chung tay xây dựng tương lai “Ngôi nhà chung - Trái đất”, tạo môi trường trong lành, giữ cân bằng sinh thái cho sự phát triển bền vững của loài người", Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố bày tỏ tin tưởng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đến 19h ngày 7/9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong, 3 người bị thương do bão Yagi
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, nhiều căn hộ chung cư trần hỏng, nước tràn vào nhà
Bộ Công Thương chỉ đạo sớm cấp điện trở lại khu vực bị ảnh hưởng của bão số 3
Ảnh hưởng bão số 3, Bắc Giang và Bắc Ninh mất điện trên diện rộng
Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề, đã có 4 người thiệt mạng, 78 người bị thương
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái
Tin khác
Lãnh đạo huyện Gia Lâm kiểm tra công tác ứng phó với cơn bão số 3
Nhịp sống Thủ đô 07/09/2024 22:09
Quận Nam Từ Liêm: 140 cây đổ, gãy cành và 4 nhà tốc mái
Nhịp sống Thủ đô 07/09/2024 21:53
Quận Bắc Từ Liêm: 69 cây bị đổ, 30 người dân phải sơ tán do bão Yagi
Nhịp sống Thủ đô 07/09/2024 21:22
Kịp thời thông tin rộng rãi để nhân dân chủ động phòng, tránh bão số 3
Thủ đô 07/09/2024 20:21
Quận Đống Đa di chuyển người dân tại nhà riêng, chung cư nguy hiểm đến nơi tránh bão an toàn
Nhịp sống Thủ đô 07/09/2024 19:54
Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất
Nhịp sống Thủ đô 07/09/2024 19:43
Quận Nam Từ Liêm: Chủ động ứng phó bão số 3, nỗ lực giảm thiểu thiệt hại
Nhịp sống Thủ đô 07/09/2024 19:26
Chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra trong sản xuất và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
Nhịp sống Thủ đô 07/09/2024 19:03
Quận Tây Hồ di dời 14 hộ dân ra khỏi chung cư nguy hiểm cấp D
Thủ đô 07/09/2024 18:29
Huyện Gia Lâm chủ động triển khai các phương án ứng phó bão số 3
Nhịp sống Thủ đô 07/09/2024 18:12