Mặt bằng giá hàng hóa sẽ không tăng nhiều
![]() | Niêm yết giá mập mờ tại cảng hàng không sẽ bị xử phạt |
![]() | Sau hai lần giảm giá xăng, giá cả hàng hóa vẫn chưa hạ |
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 đã tăng 0,11% so với tháng trước. Trong đó, có 4 nhóm có chỉ số giảm gồm lương thực (0,08%, do nguồn cung lúa gạo tăng từ vụ Hè Thu), giao thông (1,52%, do giá xăng dầu giảm đầu tháng 7), bưu chính viễn thông (0,06%), văn hóa giải trí du lịch (0,03%, do các đợt khuyến mại, kích cầu); các nhóm khác tăng từ 0,01-0,87% do tác động của giá thực phẩm tăng (thịt lợn, rau xanh), điều chỉnh phí dịch vụ y tế ở một số bệnh viện tư, giá vật liệu xây dựng (cát) tăng.
CPI bình quân 7 tháng đầu năm 2017 tăng 3,91% so với cùng kỳ năm trước (đã giảm thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội giao là 4%).
![]() |
Ảnh minh họa |
Trong đó, các nhóm chính tạo nên mức tăng này là y tế, giáo dục, giao thông, nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng từ 3,98-47,74% do việc điều chỉnh tăng phí các dịch vụ hàng hóa do nhà nước quản lý); các nhóm giúp kiềm chế mức tăng chung là thực phẩm (giảm 2,16% do tác động của giá thịt lợn, gà, trứng gia cầm), bưu chính viễn thông (giảm 0,66% do có nhiều chương trình khuyến mại); các nhóm còn lại chỉ tăng từ 0,93-2,03%.
Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong thời gian tới, thị trường hàng hóa tiếp tục chịu ảnh hưởng của mưa bão gây tăng giá cục bộ, giá một số mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng, giá một số mặt hàng thực phẩm sau thời gian giảm sâu đã tăng trở lại.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho hay, do nguồn cung hàng hóa vẫn được duy trì tốt cùng với công tác điều hành giá được phối hợp chặt chẽ, nên mặt bằng giá hàng hóa sẽ không tăng nhiều.
Đưa ra các kiến nghị về giải pháp ổn định giá cả thị trường trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, các Bộ, ngành và địa phương cần tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả, đảm bảo chất lượng và giá cả các mặt hàng, sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống, sức khoẻ nhân dân.
Cùng với đó, thắt chặt công tác quản lý, kiểm tra thị trường, xử lý kịp thời, đặc biệt tại các điểm nóng, vùng giáp biên, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, hàng giả. Gia tăng các chế tài xử phạt đối với các hành vi gian lận thương mại đặc biệt là các lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Yến Nhi/ vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nâng cao kiến thức, kỹ năng về An toàn vệ sinh lao động cho Công đoàn cơ sở

Kỳ cuối: Gắn quy tắc ứng xử với cải cách hành chính

Tăng cường kiểm tra, rà soát các chung cư mini để đảm bảo PCCC

Hỗ trợ kịp thời theo Nghị quyết của HĐND Thành phố cho nạn nhân vụ cháy chung cư mini

Đồng Nai: Tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 4 người chết, 5 người bị thương nặng

LĐLĐ quận Đống Đa: Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ

Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy
Tin khác

Sữa chua Vinamilk tính đường tham gia thị trường "tỷ đô" tại Trung Quốc
Thị trường 29/09/2023 14:13

Nhiều vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại bị xử lý
Thị trường 29/09/2023 11:08

Lại bàn về hiệu quả công tác chống buôn lậu cuối năm
Thị trường 26/09/2023 08:47

Bánh trung thu nhiều mẫu mã đẹp vẫn vắng khách mua
Thị trường 23/09/2023 21:20

Dữ liệu số: Nền tảng phát triển tài chính số bền vững
Thị trường 22/09/2023 16:51

Việt Nam nhập khẩu 7,22 triệu tấn xăng, dầu các loại trong 8 tháng năm 2023
Thị trường 21/09/2023 22:16

Tạm giữ hơn 1,2 tấn cánh gà có dấu hiệu nhập lậu tại Xuân La, Tây Hồ
Thị trường 21/09/2023 21:45

Giá xăng tăng mạnh, RON 95 gần 26.000 đồng/lít từ 15h chiều 21/9
Thị trường 21/09/2023 17:06

Người dân Hà Nội đi bán chốt lời khi giá vàng lên cao
Thị trường 20/09/2023 16:33

Ngành bán lẻ thay đổi để thích ứng với thương mại điện tử
Thị trường 15/09/2023 13:34