Mang sức trẻ để cống hiến vì sự phát triển

(LĐTĐ) Với phương châm “ở đâu cần thanh niên có, ở đâu khó có thanh niên”, phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, trong chặng đường hình thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi ủy, Ban Biên tập, các phóng viên trẻ không quản ngại khó khăn, luôn xung phong “tuyến đầu” để có những tin, bài tác phẩm báo chí phong phú nhất, nhờ đó góp phần vào sự phát triển chung của báo Lao động Thủ đô. Kỷ niệm 29 năm ngày ra số báo đầu tiên, những phóng viên trẻ lại có dịp ôn lại chặng đường cống hiến và những hoài bão của mình.
Chi đoàn báo Lao động Thủ đô: Tiếp tục là lực lượng xung kích, tiên phong trên mọi mặt trận Báo Lao động Thủ đô: Phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022

Phóng viên Phương Ngân - Ban Thời sự và Nội chính:
Không ngừng cố gắng

Ngày 1/4/1993, báo Lao động Hà Nội (tiền thân của báo Lao động Thủ đô) ra số chính thức đầu tiên trong sự đón đợi và niềm vui của tổ chức Công đoàn, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động Thủ đô. Từ ấy đến nay, với mục tiêu bền bỉ: Vì bạn đọc thân yêu, vì người lao động, báo Lao động Thủ đô đã không ngừng nỗ lực, từng bước trưởng thành, thực sự trở thành người bạn thân thiết, người đồng hành tin cậy của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Mang sức trẻ để cống hiến vì sự phát triển
Phóng viên Phương Ngân

Trong lịch sử 29 năm báo Lao động Thủ đô xây dựng và phát triển, tôi đã có 4 năm gắn bó ở đây. Đối với tôi và thế hệ phóng viên trẻ của cơ quan, cảm xúc để nói ra còn hơn cả hai chữ “tự hào”.

Chúng tôi mang trong mình hoài bão được làm nghề, được mang thương hiệu của báo đến gần hơn với đoàn viên, người lao động nói riêng và độc giả Thủ đô, cả nước nói chung. Tinh thần trụ cột của lớp phóng viên trẻ chúng tôi là học hỏi, học hỏi không ngừng.

Sau nhiều năm làm việc ở báo Lao động Thủ đô, tôi rất may mắn khi được thử sức ở nhiều lĩnh vực, nhiều mảng đề tài khác nhau. Hơn một năm qua, tôi được cơ quan tín nhiệm giao nhiệm vụ ở mảng nội chính, chuyên trách theo dõi và đưa tin các hoạt động của Ủy ban nhân dân Thành phố. Quả thật, ở mỗi vai trò đều có một yêu cầu khác nhau, mỗi phóng viên phải trau dồi chuyên môn, nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ. Đặc điểm của mảng thời sự, nội chính là nhịp độ thông tin rất khẩn trương, thông tin rất nhiều nếu không “vắt chân lên cổ” thì bài viết sẽ mất tính thời sự, kịp thời.

Chính vì vậy có thể nói, áp lực về thời gian là áp lực phổ biến nhất mà bất kỳ phóng viên nào cũng phải đối mặt. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, giữa các tờ báo có sự cạnh tranh rất lớn về tính chính xác, độ nhanh nhạy của thông tin. Chính vì vậy, để đáp ứng được công việc, tôi luôn ý thức việc không thể tự hài lòng với bản thân và luôn phải thay đổi, chạy đua với chính mình. Mái nhà Lao động Thủ đô là nơi tốt nhất để tôi được rèn luyện với mục tiêu hướng đến là làm sao để những tác phẩm của mình có tác động thật sự đến xã hội.

Trong quá trình làm việc, mặc dù có những lúc cảm thấy mệt mỏi, nhưng khi hoàn thành một công việc, mỗi phóng viên thời sự lại cảm thấy như trút ngàn cân, năng lượng mới lại tràn về. Không chỉ vậy, đằng sau tôi còn có cả một tòa soạn luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi rèn luyện. Nơi ấy với tôi như một gia đình, có những người chỉ huy thấu hiểu, chia sẻ, có những đồng nghiệp thân tình hỗ trợ. Chúng tôi vững niềm tin rằng thế hệ phóng viên trẻ của báo sẽ là những “búp măng non”, tiếp bút những người đi trước để xây dựng báo ngày càng vững mạnh.

Phóng viên Minh Phương - Ban Pháp luật và Bạn đọc:
Tự hào là phóng viên báo Lao động Thủ đô

Thấm thoắt đã gần 7 năm lao động, học tập và làm việc cùng tập thể báo Lao động Thủ đô. Từ những ngày đầu chập chững bước trên con đường đã chọn, đến nay dù ở vị trí nào, tôi cũng xác định, được làm việc và cống hiến cho ngôi nhà Lao động Thủ đô là nhiệm vụ cần phải được ưu tiên hơn hết.

Mang sức trẻ để cống hiến vì sự phát triển
Phóng viên Minh Phương

Xác định làm việc trong môi trường nghề báo, tôi luôn ý thức việc không thể tự hài lòng với bản thân và luôn phải thay đổi, chạy đua với chính mình. Nghề báo cũng giúp tôi được đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều điều, lắng nghe những chia sẻ từ nhiều tầng lớp trong xã hội. Điều đó cũng giúp mình hoàn thiện bản thân từng ngày. Những năm qua, với xu thế phát triển của báo chí hiện đại, bản thân tôi đã luôn cố gắng học hỏi anh chị đi trước, bạn bè, đồng nghiệp để trở thành một trong những phóng viên “đa phương tiện” của báo. Đến nay tôi có thể vừa là phóng viên, vừa quay dựng phim, vừa làm nội dung…

Được ban Biên tập và lãnh đạo Ban phân công theo dõi mảng pháp luật, an ninh trật tự, ngành Tài nguyên Môi trường, mục tiêu tôi hướng đến luôn là làm sao những tác phẩm của mình có tác động thật sự đến xã hội. Đối với tôi, may mắn nhất là trở thành một phóng viên của tòa soạn báo.

Tôi còn nhớ, trong một cuộc họp đầu tuần, Ban Biên tập có nói một câu mà khiến tôi nhớ mãi “đã là phóng viên thì hãy cố gắng việc gì cũng phải làm được”. Điều đó đã giúp tôi tự tin và tự hứa phải nỗ lực nhiều hơn. Cũng từ đó, tôi không ngừng mở rộng mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp các cơ quan báo chí khác; tạo sự tin tưởng với chính quyền, Công an các địa phương, bộ ngành theo dõi… làm sao đó để tạo dựng được uy tín, cái nhìn trân trọng với việc làm của bản thân và tôn chỉ mục đích của báo Lao động Thủ đô.

Đáng nhớ nhất có lẽ phải kể đến khoảng thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tại Hà Nội. Những lần tác nghiệp tại tâm dịch, những lúc xông pha lên đường không quản ngại nắng mưa, những đêm hôm thức trắng tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch cùng với lực lượng chức năng nơi tuyến đầu, rồi khi lặng lẽ trên hành trình chung tay cùng các tổ chức, cá nhân chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn trong cơn bão dịch… có lúc vui, có khi buồn, nhưng tôi đã lớn lên như vậy! Đi đâu, tôi cũng tự hào, dõng dạc: “Chào anh chị, tôi là Minh Phương, phóng viên báo Lao động Thủ đô”.

Phóng viên Lê Thắm – Ban Thư ký Biên tập:
Sẵn sàng dấn thân vì lòng yêu nghề

Cách đây gần 4 năm, sau khi học xong cao học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tôi đã nộp hồ sơ xét tuyển và may mắn được làm phóng viên thử việc và sau đó trở thành phóng viên chính thức tại Báo Lao động Thủ đô – một trong những địa chỉ tin cậy của tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân, viên chức lao động. 4 năm gắn bó với nghề tuy không dài nhưng đã cho tôi trải nghiệm những niềm vui và cả những khó khăn, vất vả của nghề báo, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát như 2 năm vừa qua.

Mang sức trẻ để cống hiến vì sự phát triển
Phóng viên Lê Thắm

Nhớ lại những ngày đầu dịch Covid-19 xuất hiện, đó cũng là những ngày tôi cùng các đồng nghiệp thường xuyên có mặt xung quanh các khu cách ly tập trung, các địa phương phát hiện các trường hợp F1, F2; các địa phương giáp ranh với địa bàn đã xuất hiện F0… để tác nghiệp.

Nếu không trực tiếp đến những nơi mà dịch Covid-19 có nguy cơ bùng phát thì khó có được những hình ảnh chân thực, sinh động nhất về hoạt động phòng, chống dịch. Và như vậy thì phóng viên cũng sẽ phải đối mặt với những nguy cơ lây nhiễm. Bằng kiến thức và kinh nghiệm tích lũy trong thực tiễn cùng với sự hỗ trợ từ phía Ban biên tâp, chúng tôi đã tự bổ sung, trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản để phòng, chống dịch, nhất là triệt để tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Tôi cũng hiểu rằng, mình an toàn góp phần để gia đình an toàn, bạn bè, đồng nghiệp an toàn, xã hội an toàn, đó cũng là việc làm cụ thể nhất của người phóng viên góp phần cùng cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Trong cái khó “ló” cái khôn. Chúng tôi đã khai thác hiệu quả các ứng dụng trên nền tảng số, công nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ: Đó là những cuộc phỏng vấn nhân vật qua điện thoại hay phối hợp cùng những người đang trong khu vực cách ly quay bằng điện thoại thông minh, tận dụng mạng xã hội… để đăng tải các thông tin nhanh và chính xác nhất về diễn biến dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn.

Cũng qua việc tiếp cận với những người trực tiếp tham gia và tuyến đầu chống dịch, chúng tôi hiểu rõ hơn về công việc của họ, có những cái nhìn đầy thực tế và cảm thông để lan tỏa lòng biết ơn, cũng như sự tri ân sâu sắc của mỗi người dân đối với họ.

Có thể thấy, nghề làm báo đã là một trong những nghề nguy hiểm, tác nghiệp khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, sự nguy hiểm càng tăng lên. Nhưng với lương tâm, trách nhiệm của phóng viên, tôi sẽ tiếp tục vững vàng trên mặt trận tư tưởng để góp phần hoàn thành nhiệm vụ.

Phóng viên Kim Tiến - Ban Pháp luật và Bạn đọc:
Muốn hay phải đi thực tế

Tôi bắt đầu cộng tác tại báo Lao động Thủ đô từ tháng 3/2019. Thời gian làm việc chính thức và gắn bó với Báo chưa lâu so với nhiều đồng nghiệp, nhưng những năm tháng gắn bó với nghề đã cho tôi nhiều trải nghiệm. Làm việc tại báo Lao động Thủ đô, chúng tôi có rất nhiều thuận lợi với môi trường tác nghiệp rộng mở. Chúng tôi được Ban Biên tập, cơ quan chủ quản… tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất như: máy tính, máy ảnh số, mạng internet nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình tác nghiệp.

Mang sức trẻ để cống hiến vì sự phát triển
Phóng viên Kim Tiến

Trong 3 năm làm việc tại Báo, tôi đã có những trải nghiệm thú vị về cuộc sống, giúp tôi bồi đắp bản lĩnh, ý chí của người làm báo, vượt qua được những khó khăn. Nghề báo đã giúp tôi tự tin dấn thân gắn bó, yêu công việc hơn; giúp tôi chuyên tâm sáng tạo không ngừng những tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, tạo hiệu ứng tốt trong dư luận xã hội, từng bước trau dồi bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề để luôn xứng đáng là “Những người lính trên mặt trận tư tưởng - văn hóa”. Và mỗi chuyến công tác về cơ sở, đều đầy ắp kỷ niệm vui, buồn không thể nào quên.

Đó là những lần cùng đồng nghiệp vượt hơn 40km giữa cái nắng như đổ lửa để về một số xã thuộc huyện Chương Mỹ (Hà Nội), một trong những địa phương được cảnh báo khẩn cấp về tình trạng sạt lở nghiêm trọng ven sông. Theo chân người dân địa phương, chúng tôi có mặt tại phạm vi khu vực sạt lở từ bờ hữu sông Đáy để phản ánh hiện trạng, nói lên những mong muốn của người dân, từ đó có những biện pháp quyết liệt từ cơ quan chức năng nhằm hạn chế được thiệt hại và giúp người dân ven sông yên tâm lao động, sản xuất.

Hay khi cả nước bước vào cuộc chiến chống Covid-19 lần thứ tư, chúng tôi cũng đã vận dụng tất cả nghiệp vụ, cùng đồng nghiệp chia sẻ thông tin, hình ảnh... kịp thời sáng tạo ra các tác phẩm có giá trị, phản ánh đầy đủ và cập nhật kịp thời tình hình dịch bệnh. Thậm chí, trong một số thời điểm giãn cách, nhiều nhà báo đã tranh thủ tác nghiệp ngay trong những giờ đi chợ ngắn ngủi (đi chợ theo phiếu). Trong hoàn cảnh “có một không hai”, một số phóng viên đã kịp ghi lại những hình ảnh tại các chốt phòng dịch, hình ảnh người dân tuân thủ ở nhà chống dịch, hình ảnh chợ họp những ngày giãn cách, ghi lại cảm xúc, suy nghĩ của người dân...

Năm nay là năm kỷ niệm 29 năm báo Lao động Thủ đô ra số đầu tiên (1/4/1993-1/4/2022), tôi cảm thấy rất vinh dự và may mắn khi được làm việc tại đây, nơi có những thế hệ đi trước đã tận tình chỉ bảo tôi trong quá trình làm nghề. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình, nâng cao hơn nữa chất lượng các tác phẩm, góp phần xây dựng Báo ngày càng vững mạnh, xứng đáng với sự tin cậy của bạn đọc.

Phóng viên Mai Quý – Ban Văn xã:
Ấn tượng về những chuyến bay đưa công dân về nước

Được Ban Biên tập báo Lao động Thủ đô phân công theo dõi, tuyên truyền về hoạt động của ngành Ngoại giao, tôi có cơ hội được tìm hiểu, viết về công tác bảo hộ công dân, nhất là những chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ vùng chiến sự, vùng có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp về nước…

Mang sức trẻ để cống hiến vì sự phát triển
Phóng viên Mai Quý

Ngay sau khi các chuyến bay đưa công dân về nước hạ cánh an toàn tại sân bay, tôi luôn được tạo điều kiện để trao đổi với những hành khách trên các chuyến bay đặc biệt này. Tất cả đều không giấu được niềm vui mừng, hạnh phúc khi được trở về quê hương và bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã quan tâm, tạo điều kiện để đưa họ về nước an toàn.

Còn nhớ, vào tháng 5/2020, khi viết về chuyến bay đưa công dân Việt Nam (chủ yếu là trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người có bệnh nền, du học sinh không có nơi lưu trú do ký túc xá đóng cửa) từ Mỹ hồi hương trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Mỹ. Ngay sau khi máy bay hạ cánh tại sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Phan Vĩnh Khang (quê ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh), thời điểm đó đang là du học sinh tại Mỹ, nói với tôi: “Từ khi dịch bệnh Covid-19 hoành hành, em cảm thấy vô cùng lo lắng và luôn mong muốn được trở về Việt Nam. Sau bao ngày chờ đợi, trải qua bao nhiêu khó khăn và nhận được sự giúp đỡ rất lớn của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ thì hôm nay em đã được trở về quê hương an toàn”.

Khi chiến sự xảy ra tại Ukraine, thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức nhiều chuyến bay đưa người Việt sơ tán từ Ukraine về nước. Là một trong những công dân đầu tiên được đưa về nước, chị Đinh Thị Xuân Nhi - bác sĩ đang làm việc tại Odessa, Ukraine, không giấu được niềm hạnh phúc khi được trở về quê hương sau một tuần sơ tán từ vùng chiến sự.

Chị Nhi chia sẻ: “Khi lên máy bay, ngồi ở khoang hành khách cùng những người thân trong gia đình và đồng bào của mình, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Tôi cũng thực sự bất ngờ khi trên một chuyến bay sơ tán nhân đạo được tổ chức miễn phí, tất cả mọi người lại được quan tâm, phục vụ chu đáo, niềm nở đến vậy”. Điểm lại một vài chuyến bay và cảm nhận của công dân được đưa về nước để minh chứng rằng, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn thống nhất quan điểm, chủ trương là “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Phóng viên Minh Tuấn (thành phố Hồ Chí Minh):
Vui vì truyền tải được tiếng nói của người công nhân lao động

Là một phóng viên mảng Lao động - Xã hội làm việc tại báo Lao động Thủ đô tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã được đi rất nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người và thấy được những cảnh đời bất hạnh, biết thấu hiểu nỗi vất vả, khổ cực của công nhân, người lao động. Những chuyến đi dài không khiến tôi mệt mỏi, vì tôi biết sau những chuyến đi đó, tôi sẽ có một tác phẩm báo chí chất lượng và nhiều người sẽ vui mừng vì trăn trở của họ đã được giãi bày. Khi mỗi tác phẩm báo chí được tòa soạn xuất bản thì ở đâu đó cũng có những bạn đọc đang vui mừng vì những trăn trở của họ đã có người truyền tải ra công chúng.

Mang sức trẻ để cống hiến vì sự phát triển
Phóng viên Minh Tuấn

Phóng viên trẻ khi mới vào nghề, ai cũng nhìn đời bằng cặp mắt màu hồng, nhưng từ khi làm việc tại Lao động Thủ đô, tôi đã được rèn giũa một cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về cuộc sống, con người. Nhiều người cho rằng, nghề báo chí là một nghề vất vả và nguy hiểm, nhưng đối với tôi, đây là một “sứ mệnh” cao cả để đem lại công bằng cho xã hội, nếu mình sợ một chút vất vả và nguy hiểm đó thì ai sẽ là người đem những mặt tối của xã hội ra ánh sáng pháp luật.

Đặc thù là phóng viên phụ trách mảng Lao động - Xã hội, có phần khắc nghiệt và gian nan hơn các mảng khác, phóng viên phải chịu áp lực từ nhiều phía, nhưng không vì thế mà tôi chùn bước. Trong quá trình thu thập thông tin, tôi không ngại khổ, ngại khó đến những vùng sâu vùng sa như ở biên giới Việt Nam – Campuchia tại Bình Phước để phản ánh hơi thở cuộc sống, cũng như đưa những tâm tư nguyện vọng của người dân. Hay không ngại đêm khuya, chạy đến những nơi xảy ra các vụ việc nóng, tất cả chỉ mong muốn là cung cấp cho độc giả thông tin nhanh và chính xác nhất.

Ở báo Lao động Thủ đô, tôi được thoả sức “chìm” vào những đề tài gai góc nhất và cả những đề tài mà không ai quan tâm đến. Tôi xem việc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn nhất, những câu chuyện bất hạnh nhất là một “sứ mệnh” của mình, một khi thực hiện được “sứ mệnh” thì mới xứng đáng trở thành một nhà báo của nhân dân – một mục tiêu của mọi nhà báo. Dù chặng đường để làm được điều đó không phải dễ, nhưng với ngọn lửa nghề bừng cháy trong tôi cùng với sự chỉ dẫn của Ban Biên tập, tôi nhất định thực hiện được “sứ mệnh” của mình.

Được cống hiến tại báo Lao động Thủ đô, tôi xem đây là một vinh dự, một niềm tự hào khi được làm việc cho một tờ báo chính thống và giàu truyền thống. Mong rằng, mỗi tác phẩm báo chí của tôi trên báo Lao động Thủ đô sẽ giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, xứng đáng với niềm tin to lớn của độc giả.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

(LĐTĐ) Qua gần 4 năm triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động (CNLĐ) theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 cho thấy, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp (KCN) đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển. Song, nhìn vào thực tiễn, Công đoàn các địa phương kiến nghị cần xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trong xã hội.
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Việc làm, với nhiều chính sách mới quan trọng được đề xuất về đối tượng tham gia, mức đóng, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, đăng ký lao động...
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Xem thêm
Phiên bản di động