Ma trận rượu ngâm: Coi chừng rước hại vào thân
Đi tìm rượu ngâm “thần chết” | |
Gia tăng bệnh nhân ngộ độc rượu |
Di dỉ gì di.. rượu dì cũng có
Không ít người hiện nay có trào lưu sùng rượu ngâm, và đặc biệt rượu càng lạ, càng độc đáo lại càng được ưa chuộng. Họ cho rằng mặt hàng này, không những thể hiện độ sành sỏi, mà uống rượu ngâm như một bài thuốc. Từ những hũ rượu rắn hổ mang, rượu bọ cạp, rượu anh túc… cứ nghe loại nào bổ, tốt, thần dược là người ta lại khoái sưu tầm, thưởng thức. Nhiều người còn lựa chọn đây là thứ quà biếu đầy giá trị và thể hiện độ chịu chơi.
Chính vì vậy, thị trường của loại rượu này nhộn nhịp, hỗn tạp như một loại “ma trận”. Từ tiệm phố, tiệm quê cho tới mạng xã hội, rượu ngâm được phủ sóng rộng khắp với đủ loại. Dạo quanh phố Lò Đúc ( quận Hai Bà Trưng) có vài cửa hàng bán rượu, qua quan sát, ngoài các chai rượu có tên tuổi là những chai nhựa, thủy tinh với đủ loại màu sắc, trên đó là mỗi loại tên khác nhau, điển hình như rượu táo mèo được bán với giá khoảng 60.000 đồng/lít, rượu ba kích khoảng 150.000 đồng/lít...
Những bình rượu ngâm đủ loại được bày bán. |
Vòng vèo lên phố Lãn Ông (Hoàn Kiếm), nơi nhiều cánh sành rượu thường rỉ tai nhau về rượu thuốc, nhiều cửa hàng cũng bày bán các hũ sành sứ đựng rượu với giá cả khác biệt, có những hũ chỉ độ vài trăm nghìn nhưng có những bình lên tới cả tiền chục triệu. Tại nhiều quán ăn, cửa hàng, có thể chỉ nhờ loại rượu ngâm độc đáo cũng có thể hút khách. Ngay ở các cửa hàng ăn uống, những hũ rượu với đủ chủng loại đã nói lên được điều đó, từ rượu mãng xà, rượu bìm bịp, rượu chân gấu… được bày la liệt chỉ đợi khách hàng chọn lựa. Người bình dân thì chọn hoa quả, cây thuốc để ngâm tẩm với giá vài trăm ngàn, cánh nhà giàu có thể chi hàng chục triệu để ‘tậu” đôi chân gấu, bào thai hổ.
Câu chuyện rượu ngâm bổ thì ai cũng nói nhưng đáng ngạc nhiên là không hề có bất cứ quy chuẩn nào cho nguyên liệu ngâm rượu và thông tin chính xác, liều lượng cho mỗi loại rượu. Miễn có lời đồn về công dụng bổ dưỡng, tất thảy trên thị trường sẽ xuất hiện một loại rượu ngâm về nó. Trên thị trường, giản dị, thân thuộc nhất với nhiều người là rượu ngâm táo mèo, rượu ngâm đinh lăng, ba kích… lạ một chút là rượu bìm bịp, rượu chân gấu, rượu anh túc… Bạ đâu ngâm đấy là miêu tả chính xác nhất cho các loại rượu ngâm, “bạ công thức”, “bạ liều lượng”, “bạ nguồn gốc xuất xứ”.
Rượu bổ hóa thuốc độc
Để kể hết tên các loại rượu ngâm, chắc con số phải lên tới hàng nghìn loại, vì thực tế, cứ thứ gì được cho là tốt, đều trở thành nguyên liệu ngâm rượu. Thế nhưng, dù số lượng nhiều, công dụng được thần thánh hóa là thế, nhưng chất lượng loại rượu này ra sao, công thức chuẩn đến đâu thì không ai dám chắc chắn. Tất cả các loại rượu ngâm, đa phần được chế biến qua công thức truyền miệng, ngâm bừa.
Theo thông tin mới nhất của Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, ngày 9/3, lực lượng chức năng đã lập biên bản thu giữ 1.000 lít rượu gồm rượu ngâm ba kích, rượu ngâm chuối hột, và rượu ngâm táo mèo tại địa chỉ số nhà 32, ngõ 129, phố Thiên Hiền (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm). |
Mặc dù còn nhập nhằng trong khâu nguyên liệu, lại chưa rõ ràng trong công dụng nhưng nhiều người lại có quan niệm, rượu sản xuất không đảm bảo, rượu pha cồn công nghiệp chứa methanol mới có thể bị ngộ độc. Vì vậy, giữa cuộc chiến sinh tử “người – rượu” như hiện nay, rượu ngâm vẫn đang rất được ưa chuộng.
Thế nhưng dư luận đang tự mê hoặc bản thân về sự thần thánh hóa của các loại rượu quý mà quên đi mất trên thực tế, rượu nấu hay tự ngâm cũng có thể dẫn đến ngộ độc nguy hiểm. Đó là chưa kể tới, vì sự mê hoặc đó, rất nhiều người lợi dụng cơ hội cường điệu hóa để đánh lừa người dân về tác dụng của các loại rượu ngâm động vật quý hiếm nhằm trục lợi. Vốn dĩ, bản thân trong rượu đã có độc tố, ngoài ra, với nhiều loại rượu ngâm, nếu người tiêu dùng mua ở cơ sở, cửa hàng kém uy tín, sẽ mua phải dược liệu ngâm rượu giả. Từ lẽ đó, đang từ thuốc bổ, rượu ngâm biến thành thuốc độc gây nguy hại cho sức khỏe của con người.
Gần đây nhất, sáng 9/3, 12 sinh viên sau một cuộc liên hoan chào mừng ngày 8/3 phải nhập viện vì đau đầu, mờ mắt, buồn nôn. Các bệnh nhân được xác định ngộ độc methanol, được điều trị giải độc, hồi sức tích cực, lọc máu. Và loại rượu mà nhóm sinh viên này uống, là rượu ngâm ba kích được mua tại một cửa hàng tạp hóa Cầu Diễn.
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết: “Rất nhiều người lầm tưởng cứ đem cây, rễ cây, lá hay động vật nào đó có công dụng chữa bệnh, bổ dưỡng ngâm vào rượu rồi uống sẽ có tác dụng chữa bệnh. Trong khi thực tế cần biết cách ngâm, cách sao, tẩm cây, rễ đó trước khi ngâm với rượu thì mới có kết quả. Đó là chưa kể tới, nhiều người vì nghĩ bổ dưỡng mà uống vô tội vạ, không để ý tới liều lượng càng gây ảnh hưởng không tốt”.
Mặt khác, sản xuất rượu bây giờ là một trong những vấn đề rất dễ bị nhiễm độc, nhiều cơ sở kinh doanh không đảm bảo đúng quy trình sản xuất và bảo quản. Chính vì vậy, để tránh những hậu quả đáng tiếc, người dân nên thận trọng khi sử dụng rượu và các sản phẩm rượu ngâm.
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Môi trường 05/11/2024 06:25
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46