Lương công chức, viên chức: Mẹ giáo viên lương không đủ nuôi con

Vấn đề lương giáo viên thấp đã được nói tới rất nhiều, không mới, nhưng luôn nóng. Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục, Đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Tháp - nhận định: Bất cập trong chế độ tiền lương và thu nhập không chỉ là câu chuyện của nhà giáo, mà còn là băn khoăn chung của người làm việc trong khu vực công.
Quy định mới về xếp lương công chức chuyên ngành hành chính Cải cách cơ chế tiền lương thu hút và giữ chân nhân lực chất lượng cao

Viên chức giáo viên gắn bó hơn 10 năm nhưng lương không đủ nuôi một đứa con có lẽ là nỗi trăn trở của người làm nghề giáo...

Rất khó để lương giáo viên đủ chi tiêu

Chị Nguyễn Thị Liên - giáo viên dạy cấp 1 ở xã Eatam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk - được ký hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế từ năm 2013 sau 2 năm ra trường. Năm 2020, chị thi vào biên chế viên chức chính thức.

Hiện mức lương chị nhận được là 6,1 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập cố định vì chị không dạy thêm.

"Tôi là giáo viên bậc 5 nên lương mới được như vậy, giáo viên mới ra trường, lương được 4 triệu đồng nhưng phải tự đóng bảo hiểm xã hội. Thành ra 1 tháng lương của họ chỉ được hơn 3 triệu đồng" - chị Liên nói.

Chị Nguyễn Thị Liên - giáo viên cấp 1 một trường tiểu học ở xã Eatam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk phải bán thêm hàng để tăng thu nhập cho gia đình. Ảnh: PV.
Chị Nguyễn Thị Liên - giáo viên dạy cấp 1 ở xã Eatam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk - phải tranh thủ bán hàng để tăng thu nhập. Ảnh: PV

Chị Liên liệt kê các khoản chi cần thiết trong 1 tháng gồm tiền sữa của con 2 triệu đồng, học phí cùng những chi phí khác 3 triệu đồng; đám hiếu hỉ, tân gia 1-2 triệu đồng. Đó là chưa kể ốm đau, tiền ăn uống hằng ngày. Tổng thu nhập 6,1 triệu đồng/tháng, nữ giáo viên than thở: "Nếu bảo lương của tôi đủ chi tiêu thì không có chuyện đó".

Để có tiền trang trải, ngoài giờ dạy học trên lớp, chị Liên còn buôn bán thêm. Mùa nào thức nấy, chị Liên thường nhập trái cây của người dân trong vùng rồi bỏ sỉ cho khách ở tỉnh khác. Chị cho hay, công việc làm thêm này vất vả vì mỗi lần gửi hàng, chị phải chạy xe máy 25-40km để ra phố gửi hàng, chuyến nào cũng bao này, thùng kia, rất cồng kềnh. "Tuy vậy, tiền kiếm được từ công việc này gấp 2-3 lần lương giáo viên" - chị Liên chia sẻ.

Theo chị, lương giáo viên không cao nhưng vì yêu nghề nên chị vẫn sẽ làm song song 2 việc để giữ nghề.

Chị Trần Thị Phấn - giáo viên THCS ở Quảng Ninh - mới vào viên chức từ năm 2021. Trước đây, chị là giáo viên cơ hữu ở trường dân lập. Khi trở thành viên chức tại trường công lập, chị được chuyển ngang lương.

“Rất may, tôi không phải bắt đầu lại từ đầu với mức lương khởi điểm đối với viên chức. Những trường hợp mới vào trường làm viên chức mà tôi biết, có mức lương rất thấp. Cụ thể, bậc lương của họ là 2,34 nhân với mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng, tính ra được khoảng gần 3,5 triệu đồng/tháng. Người mới vào còn chỉ được hưởng 85% của mức này” - chị Phấn nói.

Được chuyển ngang lương, nhưng mức lương của chị Phấn cũng chỉ dừng lại ở mức 7 triệu đồng/tháng. 4 năm học đại học, chị Phấn đi dạy một thời gian rồi tiếp tục học cao học trong 2 năm để nhận bằng Thạc sĩ. Sau 15 năm gắn bó với nghề, nữ giáo viên này cho rằng: "Lương tôi đang hưởng như hiện nay là quá thấp, không xứng với thời gian, nỗ lực mà tôi bỏ ra khi theo nghề”.

Chị Phấn đề xuất, mức lương hợp lý trả cho viên chức là giáo viên hiện nay ít nhất phải nuôi được một đứa con. "Hiện giờ, việc học của các con rất tốn kém. Ngoài học ở trường, các con còn phải học thêm, rất nhiều khoản phải chi, lương giáo viên chưa đủ để nuôi một đứa con” - chị Phấn nhận định.

Chị Phấn có 2 người con (lớp 8 và lớp 5). Để có thêm tiền nuôi con ăn học, chị Phấn phải đi dạy thêm. Kể cả số tiền đi dạy thêm có được thì tổng thu nhập của chị khoảng hơn 10 triệu đồng/tháng.

Chồng chị làm công nhân, thu nhập không cao, vì thế, dù cố gắng thu nhập một tháng của vợ chồng chị chỉ đủ để sinh hoạt cho cho cả gia đình, nuôi các con ăn học, rất ít khi dành dụm được một khoản tiền nào dự phòng.

Chị Phấn kể thêm, vừa qua, khi về họp lớp cấp III, chị thấy những người chọn nghề giáo viên cũng có những tâm sự tương tự. Lương quá thấp nên nhiều người phải làm thêm các nghề tay trái để có thêm thu nhập; người nào may mắn có chồng thu nhập tốt nên đời sống dễ thở hơn…

Lương thấp - khó thu hút những người giỏi làm nghề giáo

Chia sẻ về mức lương của giáo viên hiện nay, bà Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng - khi lương tối thiểu vùng áp dụng với khu vực doanh nghiệp từ 3,35 đến 4,68 triệu đồng/tháng thì ở khu vực công, người có bằng đại học với lương tập sự khởi điểm chỉ hơn 2,96 triệu đồng/tháng. Như vậy, có thể thấy, lương của giáo viên đang ở mức rất thấp.

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hoa, người có bằng đại học với lương tập sự khởi điểm chỉ hơn 2,96 triệu đồng/tháng. Ảnh: NVCC

Theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục, chủ trương lương nhà giáo “cần được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp” được đề cập ở Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (năm 1996) và tiếp tục được nhắc lại trong Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhưng đến nay chưa được thực hiện; thậm chí nhà giáo còn chịu mức lương cơ sở dưới mức lương tối thiểu vùng.

Vừa qua, Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội có giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp tại một số địa phương, trong đó có TP.HCM, Hà Nội, Bắc Giang...

Thực tiễn cho thấy, dù đảm đương công việc hết sức vất vả nhưng giáo viên mầm non mới ra trường chỉ thu nhập khoảng 3-4 triệu đồng/tháng, người có lương cao nhất ở trường cũng chỉ hơn 9,5 triệu đồng/tháng.

Tương tự, giáo viên phổ thông nhận từ gần 3,5 đến hơn 10,1 triệu đồng mỗi tháng - ngoài lương, hầu như không có nguồn thu tăng thêm, không có tiền thưởng dịp lễ, Tết.

"Lương giáo viên thấp, chúng ta phải nhìn nhận rằng, khó có thể thực hiện mục tiêu thu hút những người giỏi, người có năng lực nhất vào nghề giáo, gắn bó với nghề giáo, toàn tâm toàn ý chăm lo cho sự nghiệp trồng người; và đương nhiên điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục, đào tạo", bà Mai Hoa khẳng định.

Theo Minh Phương - Bảo Hân/laodong.vn

https://laodong.vn/cong-doan/luong-cong-chuc-vien-chuc-me-giao-vien-luong-khong-du-nuoi-con-1093420.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Chưa từng có trong lịch sử, thị trường vàng thế giới chao đảo theo những cơn sóng địa chính trị tại một số điểm nóng. Vàng thiết lập đỉnh mới liên tục rồi chạy biên độ ngang dọc, lên xuống, khó lường. Trong sáng nay (23/4), những thông tin mới về địa chính trị cũng như các chỉ số kinh tế Mỹ có dấu hiệu tươi sáng hơn là yếu tố then chốt thúc đẩy giá vàng thế giới rơi thẳng đứng.
Taylor Swift từng biểu diễn với trái tim tan vỡ

Taylor Swift từng biểu diễn với trái tim tan vỡ

(LĐTĐ) Trong tour "Eras Tour", Taylor Swift đã tiết lộ về sự đau khổ của mình sau khi chia tay bạn trai lâu năm Joe Alwyn.
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Thủy lợi Hà Nội (Đông Anh), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Hai Kiện tướng quốc gia thi Mister Vietnam 2024

Hai Kiện tướng quốc gia thi Mister Vietnam 2024

(LĐTĐ) 60 gương mặt vừa lọt vào vòng sơ khảo cuộc thi Mister Vietnam - Nam vương Việt Nam mùa 2 năm 2024. Trong đó, 2 gương mặt đã để lại nhiều ấn tượng với Ban Tổ chức bởi nổi bật ở lĩnh vực thể thao.
Y án sơ thẩm với mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Y án sơ thẩm với mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 22/4, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa phúc thẩm xét xử Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh giao gà bị sát hại dịp Tết 2019 ở Điện Biên) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.

Tin khác

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động