Lúng túng “thu phí vào chùa”

Những tranh cãi gay gắt quanh việc thu phí tham quan tại cụm di tích Yên Tử (Quảng Ninh) đã đặt ra câu hỏi nghiêm túc về cách quản lý, khai thác hàng loạt khu danh thắng có yếu tố tâm linh trên toàn quốc.
lung tung thu phi vao chua Bộ Văn hóa khẳng định việc thu phí tại Yên Tử là đúng quy định

Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, việc thu phí tham quan tại Yên Tử (Quảng Ninh) có căn cứ pháp lý và đúng quy định.

lung tung thu phi vao chua
Rất đông du khách tới Yên Tử vì nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng.

Ai cũng có lý

Cụ thể, từ mùa lễ hội Xuân 2018, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thu phí đối với du khách tới “danh lam thắng cảnh khu di tích Yên Tử”. Theo đó, khách sẽ phải nộp mức phí 40.000 đồng (20.000 đồng với trẻ em) để có thể tham quan cụm di tích này.

Như chia sẻ của địa phương, từ nhiều năm nay, Quảng Ninh đã phải dùng ngân sách nhà nước để “nuôi” bộ máy Ban quản lý Di tích và rừng quốc gia Yên Tử, đồng thời trích ra những khoản chi khá lớn vào việc đầu tư, tôn tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở và bảo vệ khu di tích này.

Việc thu phí sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân sách với những khoản chi trên. Dù lượng khách đến Yên Tử trong những ngày qua không hề giảm (gần 300.000 người), luồng ý kiến phản đối việc bán vé tại đây đang nổi lên khá gay gắt.

Mức vé này được cho là khá cao so với những di tích khác, chưa kể việc phần lớn du khách vẫn phải bỏ ra thêm từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng để sử dụng các dịch vụ cáp treo, xe điện nhằm tránh phải đi bộ lên và xuống Yên Tử (mất khoảng sáu tiếng đồng hồ).

Thế nhưng, điều gây bức xúc nhất trong vấn đề này nằm ở câu hỏi: Tại sao, người đi lễ chùa tại Yên Tử lại phải trả tiền để được… bước vào cửa Phật? Một số nhà quản lý văn hóa đã trả lời câu hỏi này bằng việc trích dẫn các quy định pháp luật hiện hành.

Và thực tế, nếu xét theo chương V, mục 2 của Luật Di sản văn hóa, việc thu phí tại Di tích Quốc gia đặc biệt này là hợp lý. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bản đồ của cụm di tích - danh thắng rộng hơn 9.000 héc-ta này, người ta sẽ nhận thấy sự xuất hiện của cả chục điểm di tích liên quan tới Thiền phái Trúc Lâm như chùa Suối Tắm, chùa Giải Oan, am Dược, chùa Hoa Yên, Tháp Tổ, chùa Đồng….

Tất cả được bao trọn bởi Rừng Quốc gia Yên Tử - nơi có hơn 900 loài thực vật và hơn 200 loài động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ. Và như vậy, trên lý thuyết, thành phần đến tham quan Yên Tử rất khác nhau. Có người là phật tử, đến để đáp ứng nhu cầu tôn giáo.

Và cũng có những người chỉ là một công dân bình thường, tới đây để chiêm ngưỡng giá trị Phật giáo, chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh. Bởi thế, khi danh thắng “hòa lẫn” cùng những điểm di tích liên quan tới tín ngưỡng như vậy, có thể hiểu được bức xúc của những người đặt nặng nguyện vọng đến chùa nhưng lại phải mua vé tham quan cho “cả cụm”.

Giải pháp nào?

Thực tế, đã có những ý kiến cho rằng Ban tổ chức cần có sự tách bạch giữa những điểm hành lễ (liên quan tới Thiền phái Trúc Lâm) và khu vực danh thắng Yên Tử, để từ đó không thu phí tại những nơi có yếu tố tâm linh. Nhưng, nhìn vào sự phân bổ các điểm di tích, cũng như kết cấu thực tế của cả quần thể, ý tưởng này không thể thực hiện.

Bởi, do đặc điểm phát triển trong lịch sử, rất nhiều kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam nằm trong thắng cảnh, hoặc thậm chí được xây dựng nương theo cảnh quan tự nhiên đã có từ trước. Quần thể chùa Hương - nơi cũng áp dụng thu phí tham quan với mức vé 80.000 đồng/người - là một thí dụ. Ở một góc độ khác, nhiều di tích liên quan tới đền, chùa hiện cũng đang được áp dụng thu phí tham quan như chùa Thầy, chùa Tây Phương, đền Quán Thánh.

Tại những trường hợp này, bên cạnh việc vẫn đang là nơi thực hiện các nghi thức tín ngưỡng, tôn giáo, bản thân những kiến trúc đền, chùa ấy cũng có giá trị rất cao về lịch sử, nghệ thuật và trở thành một điểm tham quan đặc biệt với những người không có nhu cầu tín ngưỡng. Bởi thế, như chia sẻ của nhiều chuyên gia, những câu chuyện như tại Yên Tử nằm ở sự lúng túng giữa nhu cầu “du lịch” và “tâm linh”, cũng như những bất cập giữa quản lý nhà nước và quản lý theo địa bàn.

Xa hơn, thời gian qua, những hoạt động tôn tạo, đầu tư cho di tích này cũng đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm từ phía nhà chùa (chủ yếu cho các công trình liên quan tới Phật giáo) và kinh phí Nhà nước (cho hạ tầng, đường vào các điểm chùa, Rừng Quốc gia Yên Tử…)... Và, bây giờ, khi tổ chức bán vé theo kiểu “quy về một mối”, thì phía nhà chùa lại có quan điểm rằng khách hành hương tới đây hoàn toàn có thể tùy tâm đóng góp qua khoản tiền công đức và tiền giọt dầu.

Rõ ràng, chỉ khi xây dựng được những mô hình chuẩn về phân cấp quản lý di tích, cũng như có quy chế hợp lý về quản lý tiền công đức - điều mà ngành văn hóa đang nghiên cứu nhiều năm qua - những câu chuyện như tại Yên Tử mới có thể giải quyết tận gốc.

Không nhất thiết phải thu phí tham quan

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, thay vì “bổ đầu” du khách để thu phí tham quan, phía tổ chức chỉ nên bù lại bằng việc thông qua sự liên kết với nhà khai thác để cùng tăng mức giá sử dụng các dịch vụ cáp treo, xe điện.

Hiện tại, hầu hết du khách vẫn sử dụng các dịch vụ này, trong khi chỉ một số ít muốn lên Yên Tử bằng đi bộ. Theo số liệu của thành phố Uông Bí, trong 10 năm kể từ khi bỏ mức phí tham quan (từ 2007 đến 2017), lượng khách tới Yên Tử đã tăng vọt từ 100.000 du khách/năm lên hai triệu du khách/năm.

Theo Đông Mai/nhandan.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.

Tin khác

Để nông dân làm giàu từ các sản phẩm OCOP

Để nông dân làm giàu từ các sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền và cơ quan chức năng, nhiều hộ dân ở Hà Nội đã đẩy mạnh đầu tư, liên kết, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để phát triển sản phẩm OCOP. Chương trình OCOP đã trở thành đòn bẩy giúp sản phẩm đặc trưng của địa phương vươn xa, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tăng thu nhập của người dân nông thôn.
Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

(LĐTĐ) 60 năm qua, lớp lớp các thế hệ Người Rạng Đông thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy, đã viết lên câu chuyện của thế hệ mình, xứng đáng với lời nguyện ước: “Phát triển để mãi mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ - làm thỏa lòng Bác mong!”
Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
Xem thêm
Phiên bản di động