Lúng túng khi đặt tên đường phố
Lào Cai chính thức đặt tên đường phố Võ Nguyên Giáp | |
Hà Nội lấy ý kiến người dân đặt tên đường Võ Nguyên Giáp | |
Lúng túng khi đặt tên đường phố |
Tìm đường bằng lịch sử
Nếu không để ý, hẳn nhiều người sẽ nghĩ, tên đường phố ở Hà Nội được sắp xếp ngẫu nhiên song kỳ thực, chúng luôn tuân theo một quy tắc cụm, trong đó, mỗi cụm ứng với một triều đại nhất định trong lịch sử. Có thể xem mạn quanh hồ Gươm, trung tâm thủ đô, là “khu vực” của các triều đại mở đầu cho lịch sử đất nước: Ngô, Đinh và Tiền Lý. Các phố Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ đều là những con đường lớn, rất đẹp và nằm gần nhau ở nơi trung tâm thành phố. Tiếp đó là các con phố quanh khu vực Văn Miếu, trường đại học đầu tiên của Việt Nam đều được gắn với các vị danh nho như Cao Bá Quát, Ngô Tất Tố, Ngô Sĩ Liên…
Không chỉ điểm tên các vĩ nhân và chính khách, nhiều cung đường thủ đô lại được lấy tên theo các văn nghệ sĩ có đóng góp lớn cho sự nghiệp phát triển văn hóa nước nhà. Những phố mới ven hồ Tây thơ mộng được đặt tên các văn nghệ sĩ nổi tiếng như Xuân Diệu, Đặng Thai Mai, Tô Ngọc Vân và mới đây nhất là đường Trịnh Công Sơn. Các con phố nằm gần khu doanh trại quân đội trên đường Trường Chinh được đặt tên các vị tướng tài ba của của Việt Nam như Vương Thừa Vũ, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, và đội trưởng du kích Nguyễn Ngọc Nại (hy sinh trong chiến dịch 60 ngày đêm bảo vệ thủ đô).
Lễ gắn biển tên đường Võ Chí Công |
Quy tắc đặt tên theo cụm này đem lại những điều khá thú vị. Với những người quan tâm đến lịch sử Việt Nam thì đây là một quy tắc đặt tên đường phố giúp người ta dễ tìm lối đi, cũng như dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu về các vị danh nhân có công với đất nước hay những truyền thuyết lịch sử. Đơn giản mà nói, nếu như đang tìm phố Yết Kiêu, Dã Tượng hoặc Đỗ Hành ta có thể đoán được nó sẽ nằm gần phố Trần Hưng Đạo, với cụm phố mang “Hào khí Đông A” của nhà Trần. Hoặc đường Trần Quang Khải thì nhất định ở gần đường Trần Nhật Duật.
Tuy nhiên điều này cũng chỉ là tương đối, chẳng hạn, đáng ra nếu tuân thủ đúng quy luật, đường Trần Quang Diệu phải nằm gần đường Bùi Thị Xuân, đường Lê Hồng Phong phải gần đường Nguyễn Thị Minh Khai hoặc như đường Nguyễn Trãi phải nằm cạnh đường Lê Lợi thay vì cách khá xa nhau.
Còn lúng túng khi đặt tên đường
Báo cáo của Sở VH-TT thành phố cho thấy, từ nhiều năm trở lại đây, Hà Nội đã xây dựng ngân hàng dữ liệu tên đường, phố, công trình công cộng nhằm chủ động hơn cho công tác này và ngân hàng tên đường, phố liên tục được bổ sung dữ liệu. Trong quá trình đặt tên đường phố, tên địa danh, nhất là địa danh cổ thường được ưu tiên đặt tên. Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội, cho biết, các địa danh cũ đã được đưa nhiều hơn vào quy hoạch tên đường phố, như có phố mang tên Trích Sài - tên một đình cổ cũng là tên làng cổ. Tuy nhiên, các tên này cũng chưa đủ cho nhu cầu. Chính vì thế, có nhiều ý kiến cho rằng, nên bổ sung thêm cả những sản vật địa phương vào quỹ tên phố, như Cốm làng Vòng…
Tuy nhiên, theo TS. Phạm Quốc Quân, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và nhiều chuyên gia đánh giá, thành phố có nhiều chuyển biến khi đặt tên đường phố nhưng vẫn còn thiếu dự báo, thiếu quy hoạch dẫn đến lúng túng mỗi khi phố mới cần một cái tên. “Chúng ta làm ra ngân hàng tên nhưng phải đặt nó bên cạnh công tác quy hoạch thành phố”, TS Quân nhấn mạnh.
Đơn cử như tại nhiều khu đô thị mới của quận Cầu Giấy, nhu cầu đặt tên phố mới là rất lớn. Có những con đường, tuyến phố đủ điều kiện đặt tên đường nhưng chưa thể vì vẫn chưa tìm được tên hợp lý. Không bằng lòng với cảnh sống trên phố không tên, người dân sau đó đã tự ý dựng biển đặt tên đường “Ướp Lạnh”. Tìm hiểu kỹ thì mới biết, đây là tên được gắn với địa danh của khu phố vì trước đây nơi này từng có một nhà máy ướp lạnh thực phẩm tại quận Nam Từ Liêm, hiểu một cách đơn giản thì nó tương tự với cái tên dân gian là phố Lò Đúc.
Tuy nhiên hiện nay, việc đặt tên đường, tên phố ở Hà Nội là vô cùng nghiêm ngặt. Bộ hồ sơ tên đường phải đạt được sự đồng thuận của cả hội đồng khoa học đặt tên đường phố, của người dân sở tại và của UBND thành phố và do đó tấm biển đường “Ướp Lạnh” đã bị gỡ xuống không lâu sau đó.
Cùng chung quan điểm này, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cho rằng, trên thực tế thời gian gần đây, việc đặt tên các nhân vật hiện đại quá nhiều trong khi đó thiếu bóng nhiều danh nhân lịch sử có công lớn. Ví dụ, thời chúa Trịnh chưa được quan tâm để bổ sung vào ngân hàng tên đường phố, trong khi đó thời kỳ này xuất hiện nhiều người có công mở rộng, kiến tạo Hà Nội. Mặt khác, Hà Nội cũng vắng bóng các danh nhân quốc tế. “Các địa danh Trường Sa, Hoàng Sa chưa có mặt ở Hà Nội. Đó là chúng ta đi chậm một bước so với nhiều địa phương khác”, GS Phan Huy Lê cho biết.
Được biết, trên thế giới không nhiều địa phương đặt tên danh nhân cho đường phố nhưng với thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh, thành cả nước, đây là hình thức để tôn vinh và tri ân những người có đóng góp lớn.
Đây không chỉ là vấn đề địa chỉ giao lưu, hướng dẫn giao dịch tiếp xúc mà còn góp phần làm cho trật tự, chính trị, xã hội, kinh tế, bộ mặt kiến trúc của Hà Nội được thuận lợi, dễ dàng trong quản lý, sử dụng. Vì vậy, công tác này cần được ngành văn hóa rà soát kỹ và khi đặt tên cần có sự công minh.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV
Liên hoan nghệ thuật Hội Cựu chiến binh quận Hai Bà Trưng
Tiếp tục đóng góp trí tuệ, tạo đồng thuận để xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại
Đoàn viên, người lao động và hội viên phụ nữ Thanh Trì chung tay giữ vệ sinh môi trường
Ký giao ước thi đua, tích cực đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập
Tuyên truyền, thực hành chữa cháy và cứu nạn cho gần 1.000 học sinh huyện Đan Phượng
TP.HCM: 5 năm chỉ tuyển được 3 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc vào làm việc
Tin khác
Hà Nội yêu cầu công khai thông tin lấp 6.500m2 hồ Đống Đa
Trật tự đô thị 03/10/2024 23:22
Xem xét thu hồi 4.200m2 bán đảo hồ Đống Đa phục vụ dự án cải tạo hồ
Trật tự đô thị 27/09/2024 14:44
Nhà ở riêng lẻ tại TP.HCM được phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm
Trật tự đô thị 20/09/2024 17:49
Chung cư và “phép thử” trong cơn bão
Đề án Hà Nội 12/09/2024 11:03
Gỡ vướng cấp phép xây dựng phần hầm tại TP.HCM
Trật tự đô thị 11/09/2024 15:24
Hà Nội: Tập trung giải tỏa ngay cây gãy, đổ do bão số 3
Trật tự đô thị 09/09/2024 21:55
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3
Trật tự đô thị 08/09/2024 22:40
Quận Hà Đông chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
Trật tự đô thị 08/09/2024 17:43
Hà Nội: Khẩn trương khắc phục 14.660 cây đổ và cành gãy trên toàn địa bàn
Trật tự đô thị 08/09/2024 12:14
Đã giải quyết hơn 4,5 triệu hồ sơ dịch vụ công trực tuyến
Trật tự đô thị 07/09/2024 17:50