Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”
Đại biểu Quốc hội: Thủ đô phải giữ được không gian văn hóa, nét đẹp riêng có Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên” |
Đánh giá rất cao các điều khoản thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa
PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thông qua với số phiếu rất cao, chứng tỏ các đại biểu Quốc hội quan tâm đặc biệt đến sự phát triển chung của Thủ đô cũng như sự phát triển chung của đất nước.
Theo đại biểu, các khuôn khổ pháp lý của Luật Thủ đô hiện hành không còn phù hợp với xu thế phát triển đất nước, chính vì thế chúng ta đã sửa đổi Luật Thủ đô, tạo ra hành lang pháp lý phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho sự phát triển không chỉ riêng cho Thủ đô mà còn cho cả đất nước.
Thủ đô là trung tâm về chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội của đất nước, và khi Thủ đô dẫn dắt, điều tiết sự phát triển đất nước thì đất nước sẽ phát triển bền vững, đạt được những mục tiêu mà chúng ta đặt ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội. |
“Một trong những điều tôi đánh giá rất là cao, rất tích cực trong Luật Thủ đô lần này, đó là những quy định về văn hóa. Hà Nội luôn tự hào là Thủ đô ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ tỏa sáng những giá trị văn hóa của đất nước.
Chính vì thế, những điều khoản tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa Thủ đô, cũng tạo điều kiện cho sự tỏa sáng của văn hóa đất nước và trong Luật Thủ đô lần này, chúng ta có rất nhiều quy định liên quan đến văn hóa”, đại biểu nói.
Bên cạnh đó, đại biểu Bùi Hoài Sơn nhìn nhận, Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng đã tháo gỡ các vấn đề vướng mắc trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, hay trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Từ đó, tạo ra những thuận lợi để cho lĩnh vực văn hóa có được những bước phát triển mới.
Đại biểu Bùi Hoài Sơn cũng đánh giá rất cao các điều khoản thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội. Chúng ta đều biết, Thủ đô rất quan tâm đến phát triển công nghiệp văn hóa. Chúng ta có Nghị quyết 09-NQ/TU về việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô và để cho vấn đề này đi vào thực tiễn cuộc sống, thì những điều khoản liên quan đến phát triển công nghiệp văn hóa trong Luật Thủ đô thực sự sẽ giúp cho những quan điểm, chủ trương này được thực hiện tốt hơn.
Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”
Đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, Luật Thủ đô là một trong những cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”. Như vậy, trước hết, một trong những vấn đề cốt lõi trong Luật Thủ đô là các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước; quan trọng nhất là phát huy được truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến và Thủ đô văn minh, hiện đại.
Đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn thành phố Hà Nội). |
Luật Thủ đô (sửa đổi) đã luật hóa các nội dung về phân cấp, phân quyền cho các cấp hành chính của các địa phương, từ Thành phố đến các quận, các phường, từ đó, có cơ chế ủy quyền, phân cấp, giúp cấp ủy và chính quyền Thành phố phát huy tiềm năng, lợi thế.
Thủ đô Hà Nội đã được chứng minh là một trong những trung tâm thu hút nhân tài, các nhà khoa học của cả nước. Luật Thủ đô đã dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này, trong đó xác định vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức, đội ngũ khoa học là hết sức quan trọng, thậm chí là cơ chế quyết định để phát triển và nâng tầm Thủ đô.
“Tôi cho rằng, Thủ đô với truyền thống, kinh nghiệm đã thu hút nhân tài, các nhà khoa học trước đây, thì với chính sách mới, với những cơ sở pháp lý mới sẽ phát huy được tiềm năng, lợi thế và Hà Nội chắc chắn sẽ thu hút được nhiều người tài.
Từ đó, Hà Nội sẽ là một trong những địa phương có đầy đủ các yếu tố “địa lợi, nhân hòa” để các nhà khoa học phát huy. Đây là một trong những yếu tố, tác nhân hết sức quan trọng để phát triển Thủ đô thời gian tới”, đại biểu Trương Xuân Cừ cho biết.
Bên cạnh đó, đại biểu Trương Xuân Cừ cũng nhìn nhận, Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng quy định đổi mới các cơ chế, chính sách để thu hút các nhà đầu tư. Trong đó, việc đưa Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về Hà Nội cũng là cơ sở để Thành phố có môi trường, điều kiện để thu hút các nhà đầu tư, các nhà khoa học trong vấn đề góp sức xây dựng và phát triển Thủ đô...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18