Lụa Vạn Phúc đông người bán, vắng khách mua

(LĐTĐ) Thiệt hại nặng nề từ đại dịch Covid-19 khiến Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông) trở nên vắng vẻ hiếm thấy. Mặc dù, ngành du lịch cùng các mặt hàng may mặc đã được mở cửa trở lại, nhưng người dân sống bằng nghề bán lụa ở nơi đây đang trong tình trạng hàng tồn đọng, ế ẩm, không có khách đến mua.
Chợ hoa Vạn Phúc rộn ràng vào Xuân Chuyện nghệ nhân đưa “hồn cốt” lụa Vạn Phúc hồi sinh Tô thắm sắc lụa Hà Đông

Trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, Làng lụa Vạn Phúc từng đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan mỗi năm. Tuy nhiên sau thời gian giãn cách xã hội, rất khó để có thể bắt gặp hình ảnh du khách dừng chân tại con đường Phố Lụa. Thực tế đang diễn ra, các cửa hàng vẫn mở bán nhưng không có người đến mua, kéo theo sự trì trệ về phát triển kinh tế du lịch.

Lụa Vạn Phúc đông người bán, vắng khách mua
Sau hơn 2 tháng giãn cách xã hội, Làng lụa Vạn Phúc mở cửa trở lại nhưng vắng vẻ do không có khách đến tham quan.

Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, đa số người dân đều có tâm lý ngại ra đường, chính vì thế, nhu cầu mua sắm hàng may mặc cũng bị giảm đi đáng kể. Là một hộ gia đình đã có thâm niên trong nghề kinh doanh vải lụa tại làng Vạn Phúc, bà Ngọc Anh - chủ cửa hàng lụa Trang Anh ở Vạn Phúc chia sẻ: “Sau giãn cách, khách lác đác được một vài người. Tôi mở cửa hàng chỉ để duy trì công việc giới thiệu sản phẩm của làng, thu nhập chỉ đủ ăn. Lụa có giá thành cao, bán cũng khó, giờ bán được gần như là lấy công làm lãi”.

Bà Hạnh - chủ cửa hàng Quang Chính cho hay, sau hơn hai tháng nghỉ bán, cửa hàng thiệt hại rất nhiều về mặt kinh tế. Mở cửa lại thì hầu như không có khách, cũng không có lợi nhuận sinh ra. Có khách vào xem thì họ cũng phải đắn đo rất nhiều để làm sao cho phù hợp với túi tiền của họ. Thậm chí, có khách trả giá thấp hơn so với giá tiền gốc của sản phẩm.

Lụa Vạn Phúc đông người bán, vắng khách mua
Lụa Vạn Phúc đa dạng từ mẫu mã sản phẩm đến màu sắc, hoa văn, họa tiết.

Với tình trạng khó khăn chung, bà Bích - chủ cửa hàng Lụa Vạn Xuân tỏ vẻ buồn chán: “Khách đến rất ít, có thì chỉ ngó qua giá rồi lại đi mất. Nếu có khách hàng quen, chuyên mặc lụa rồi thì may ra họ sẵn sàng quay trở lại, còn khách vãng lai, người nước ngoài đợt này là không có. Dịch bệnh thì ai cũng khó khăn, nên cũng phải chấp nhận, dù mở cửa vài ngày cũng không bán được hàng là chuyện bình thường”.

Theo lời của bà Bích, thời điểm đông khách nhất vào tháng 3, là thời điểm nhiều người đến mua quần áo. Tháng 8, du khách sẽ săn đón vải và khăn, tuy nhiên sau khi dịch bùng phát và việc đóng cửa hơn 2 tháng thì lượng khách đến mua giảm hẳn, có những ngày không có doanh thu. Cũng như bà Bích, các cửa hàng lân cận cũng đành ngậm ngùi chịu cảnh mở bán mà không thấy khách ghé qua.

Lụa Vạn Phúc đông người bán, vắng khách mua
Các gian hàng trưng bày lụa Vạn Phúc được sắp xếp, trang trí rất gọn gàng, bắt mắt.

Khác biệt với đa số các loại lụa có sẵn trên thị trường, lụa ở Vạn Phúc được hoàn thiện nhờ vào bàn tay tài hoa của các nghệ nhân lâu năm trong nghề, đạt đến trình độ tinh xảo. Tỉ mỉ trong từng đường tơ, sợi chỉ, dù được trang trí với những hoa văn, họa tiết khác nhau nhưng tấm lụa ấy vẫn trong mình vẻ đẹp mềm mại. Sản phẩm may mặc tại các cửa hàng chạy dọc con đường Phố Lụa với đầy đủ màu sắc; từ vải vóc, quần áo, khăn, túi, cà vạt… được làm từ chất liệu tơ tằm, đa dạng cả về mẫu mã, tính năng.

Tùy thuộc vào từng chất liệu vải và hoa văn được dệt, giá của tấm lụa sẽ có phần chênh lệch nhau. Thông thường một mét vải lụa dệt từ tơ tằm được bán với giá 120 nghìn đồng đến 480 nghìn đồng. Hầu hết, các mặt hàng như quần áo đều ở phân khúc tầm trung có giá giao động từ 70 nghìn đồng đến 1 triệu 200 nghìn đồng. Điển hình như những chiếc áo cộc tay có giá bán lẻ giao động khoảng 300 nghìn đồng. Với các phân khúc cao cấp hơn thì giá trị có thể lên đến hàng chục triệu đồng.

Lụa Vạn Phúc đông người bán, vắng khách mua
Làng lụa Vạn Phúc.

Trong những năm tháng thịnh vượng, 60% các hộ gia đình của làng Vạn Phúc gìn giữ và phát huy truyền thống nghề dệt lụa. Nhờ vào việc liên tục hoạt động sản xuất, hơn 1.000 máy dệt đã giải quyết vấn đề việc làm cho khoảng 400 người lao động mỗi năm. Tuy nhiên, thời gian trở lại đây, máy móc được cải tiến sang loại bán công nghiệp nhằm giảm chi phí thuê công nhân, số hộ dân theo nghề dệt lụa cũng theo đó mà giảm đi đáng kể. Chưa hết, trước ảnh hưởng của dịch bệnh, hàng bị tồn đọng, nhiều cửa hàng trong cảnh ngóng khách đến mua.

Làng lụa Vạn Phúc là một trong 297 làng nghề đã được UBND TP. Hà Nội công nhận. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68 và Nghị quyết 105 về hỗ trợ các nhóm đối tượng chịu tác động tiêu cực của đại dịch, giúp các hộ kinh doanh lụa trong làng vơi đi một phần nào gánh nặng về kinh tế. Song, điều đáng nói ở đây phải kể đến là sự thiệt hại về việc đứt gãy chuỗi tiêu thụ sản phẩm và cả vấn đề khó khăn khi tìm lại nguyên liệu sản xuất. Nhưng không dừng lại ở đó, các mặt hàng với mẫu mã mới vẫn được những người thợ thủ công miệt mài sản xuất để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Đồ lụa ở Làng nghề Vạn Phúc bày bán quanh năm, phù hợp với thời tiết khắc nghiệt của từng mùa.

Lụa Vạn Phúc đông người bán, vắng khách mua
Bà Ngọc Anh - chủ cửa hàng lụa Trang Anh vừa bán hàng vừa làm sản phẩm.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Thành Công - Chánh văn phòng UBND quận Hà Đông cho biết: “Hiện tại trên địa bàn quận vẫn đang thực hiện nghị quyết 128 của Chính phủ về việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Việc mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch, phải thực hiện theo chỉ đạo của Trung ương toàn Thành phố. Đối với Làng nghề Vạn Phúc, từ trước đến nay lượng du khách tương đối nhiều, tuy nhiên hiện tại để đảm bảo công tác phòng dịch thì không có khách nước ngoài đến tham quan. Phía quận vẫn tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động, đồng thời tuyên truyền thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch”.

Trong những năm qua, làng nghề lụa Vạn Phúc vẫn phát triển mạnh, nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của chính quyền địa phương. Phần lớn các gian hàng được tổ dân phố cho mượn để người dân làm nơi quảng bá du lịch với các khách quốc tế. Hiện nay, dù gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sản xuất kinh doanh, nhưng Làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ vững sự phát triển, giá trị bản sắc dân tộc không bị nhạt phai.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.
Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 17/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, ngày có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thủ đô đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Xem thêm
Phiên bản di động