Lịch họp cổ đông và khả năng sáp nhập của Eximbank?

Việc Ngân hàng Nhà nước nhúng tay vào ĐHĐCĐ thường niên của Eximbank và NamABank bất ngờ thông báo ĐHĐCĐ bất thường có liên quan gì tới nhau? Liệu thị trường có thêm “cặp đôi” nữa sẽ về “một nhà” trong năm nay?
Bắt nguyên Giám đốc, phó trưởng phòng Eximbank chi nhánh Sài Gòn
Eximbank bất ngờ hoãn đại hội cổ đông
Thanh tra đột xuất Eximbank
Lịch họp cổ đông và khả năng sáp nhập của Eximbank?
Ảnh minh họa.

NamABank bất ngờ thông báo sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường vào ngày 15/7 tới mà không tiết lộ nội dung. Còn Eximbank đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận cho tổ chức ĐHĐCĐ thường niên và sẽ diễn ra vào ngày 21/7 tới.

Có gì liên quan tới nhau khi hai ngân hàng này tổ chức ĐHĐCĐ? Sẽ là bình thường, nếu như không có những tin đồn liên quan đến việc 2 ngân hàng này sẽ sáp nhập với nhau mà bên “cầm trịch” lại là một ngân hàng có quy mô nhỏ hơn là NamABank. Còn Eximbank thì đến thời điểm bầu lại thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ mới.

Theo thông tin từ phía Eximbank, lý do đến thời điểm này ngân hàng mới tổ chức ĐHĐCĐ là do chờ chấp thuận từ phía NHNN. Tại sao NHNN lại thận trọng trong việc cho Eximbank tổ chức đại hội cổ đông đến như vậy?

Theo một chuyên gia ngân hàng, có nhiều lý do, nhưng quan trọng nhất là liên quan đến tin đồn sáp nhập với NamABank trong thời gian qua.

“ĐHĐCĐ năm nay của Eximbank có một nội dung quan trọng, đó là bầu lại thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ mới. Có vẻ như NHNN cần kiểm tra kỹ những thành viên HĐQT được đề cử đại diện cho một cổ đông mới”, vị này bình luận.

Trong một cuộc họp vào tháng 5/2015, ông Tô Duy Lâm, Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết NHNN cần rà soát năng lực tài chính của các thành viên HĐQT mới để ngăn chặn hữu chéo trong ngành ngân hàng.

Trong văn bản giải thích với cổ đông, Eximbank cũng nói lý do khiến NHNN cân nhắc việc chấp thuận cho ngân hàng tổ chức ĐHĐCĐ là vì danh sách dự kiến những người được bầu vào HĐQT và Ban Kiểm soát.

Trong thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới của Eximbank đã có sự thay đổi, đó là có 2 thành viên mới đến từ NamABank được đề cử đại diện cho hơn 20% cổ phần.

Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm cho rằng việc kéo dài thời gian tổ chức ĐHĐCĐ của Eximbank có liên quan đến một vấn đề quan trọng mà nội dung đại hội lần này có nhắc đến, đó là có liên quan đến những tranh luận về định hướng tương lai cũng như khả năng sáp nhập của ngân hàng.

“Thông thường việc được NHNN chấp thuận và danh sách dự kiến những người được bầu vào HĐQT nói chung không có gì khó khăn. Do vậy lý do hoãn họp ĐHĐCĐ thường niên rõ ràng cho thấy ở đây có những yếu tố đặc biệt”, vị chuyên gia này bình luận.

Theo vị chuyên gia này, hiện Eximbank đang là ngân hàng mạnh khỏe sau khi tái cơ cấu lại tài sản và bán nợ cho VAMC trong quý IV/2014. Do vậy đây không phải là lý do khiến ngân hàng hoãn họp ĐHĐCĐ thường niên.

“Tuy nhiên do một cổ đông mới bên ngoài đã mua một lượng lớn cổ phiếu EIB của Eximbank vào cuối năm ngoái và sau đó đề cử 2 đại diện vào HĐQT thì cơ cấu sở hữu đã có sự thay đổi đáng kể. Tuy vậy hiện không có nhóm cổ đông nào giành được quyền kiểm soát ngân hàng và vì vậy có vẻ đang có sự tranh luận về định hướng tương lai của ngân hàng (bao gồm vấn đề kiểm soát và sở hữu ngân hàng)”, CTCK TP.HCM (HSC) bình luận.

Với việc sở hữu hơn 20% cổ phần của Eximbank đến từ cá nhân và đại diện của NamABank, vấn đề đang được tranh luận là khả năng sáp nhập với ngân hàng này. Sự hoãn lại trong việc tổ chức ĐHĐCĐ trong thời gian qua của NHNN là để các cổ đông có thời gian thương thảo và đi đến sự thống nhất về các kế hoạch định hướng tương lai cho ngân hàng. Do vậy, sự chấp thuận cho Eximbank tổ chức ĐHĐCĐ cũng cho thấy các nhóm cổ đông lớn đã đạt được sự thỏa thuận.

“Cùng với đó là việc NamABank bất ngờ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, cho thấy khả năng sáp nhập giữa hai ngân hàng này là rất triển vọng. Xu hướng này cũng phù hợp với định hướng giảm số lượng ngân hàng trong quá trình thực hiện tái cơ cấu của NHNN”, vị chuyên gia ngân hàng này bình luận.

Còn một lý do nữa có vẻ cũng liên quan đến việc hoãn tổ chức ĐHĐCĐ của Eximbank, đó là việc thoái vốn của Vietcombank tại ngân hàng này. Thực tế, đến nay vẫn chưa có thông tin nào liên quan đến việc Vietcombank sẽ thoái vốn tại Eximbank. Nhưng theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, mỗi NHTM chỉ được nắm giữ cổ phiếu của hai TCTD khác, với tỷ lệ nắm giữ tối đa phải dưới 5%.

Với quy định như vậy, Vietcombank đang chịu áp lực thoái vốn và sáp nhập rất nặng nề. Tính đến thời điểm này, Vietcombank đang sở hữu cổ phần của 4 ngân hàng và 1 công ty tài chính với tỷ lệ trên 5% (MB, OCB, Eximbank, Saigonbank, Công ty Tài chính Xi măng). Vietcombank chỉ có thời hạn 1 năm kể từ ngày 1/2/2015 để đưa tỷ lệ về mức cho phép.

Việc thoái vốn của Vietcombank tại Eximbank thời điểm này có tác động rất lớn tới sáp nhập của ngân hàng này. Với tỷ lệ sở hữu 8,2% của Vietcombank, cổ đông lớn nào mua lại được thì có thể nắm quyền chi phối Eximbank. Do vậy, quyết định thoái vốn tại thời điểm này hay không cũng nằm trong tính toán của NHNN.

Có lẽ, mọi việc sẽ sáng tỏ hơn sau khi NamABank tổ chức ĐHĐCĐ bất thường và Eximbank tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên sẽ diễn ra vào giữa tháng 7 tới.

bizlive.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là đối với loại hình nhà ở nhiều tầng, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do cháy nổ gây ra, nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mở lối thoát hiểm thứ 2.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Vấn đề tăng thuế với mặt hàng thuốc lá đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dưới góc độ của cơ quan chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh...
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) LTS: Hà Nội đang sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển hướng tới “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Hơn khi nào hết, việc nêu gương đi đầu trong cán bộ đảng viên; việc áp dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong mỗi hoạt động sẽ là kim chỉ nam cho Hà Nội trên hành trình phát triển mới.

Tin khác

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Vấn đề tăng thuế với mặt hàng thuốc lá đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dưới góc độ của cơ quan chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh...
Giá vàng hôm nay 26/11: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm

Giá vàng hôm nay 26/11: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm

(LĐTĐ) Hôm nay 26/11, giá vàng sụt giảm mạnh ở cả thị trường trong nước và thế giới. Vàng nhẫn tròn trơn giảm hơn 1 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay 26/11: Tỷ giá trung tâm giảm về mức 24.292 đồng

Tỷ giá USD hôm nay 26/11: Tỷ giá trung tâm giảm về mức 24.292 đồng

(LĐTĐ) Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 108,69 điểm, giảm 0,66%.
Giá xăng dầu hôm nay (26/11): Giá dầu thế giới giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (26/11): Giá dầu thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (26/11/2024), giá xăng dầu thế giới quay đầu suy giảm khi xung đột Israel-Hezbollah có dấu hiệu hạ nhiệt. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,07 USD/thùng, giảm 3,05%; giá dầu Brent ở mốc 73,16 USD/thùng, giảm 2,69%.
Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”

Ngày 28/11, sẽ tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích”

(LĐTĐ) Từ 276 sản phẩm của 142 doanh nghiệp đạt đủ điều kiện, tiêu chí tham gia để tổ chức bình chọn, Ban tổ chức quyết định tôn vinh 150 sản phẩm “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024 vào tối 28/11, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội).
“Xanh hóa” dòng vốn đầu tư để phát triển kinh tế bền vững

“Xanh hóa” dòng vốn đầu tư để phát triển kinh tế bền vững

(LĐTĐ) Các giải pháp triển khai của ngành ngân hàng thời gian qua đã góp phần thúc đẩy quá trình thực hành ESG, xanh hóa hoạt động ngân hàng, kịp thời đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn để thực hiện các dự án xanh, bền vững, vì lợi ích cộng đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?

Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?

(LĐTĐ) Hôm nay (25/11/2024), giá dầu thế giới tuần qua tăng mạnh, dầu WTI tăng 5,5%, dầu Brent tăng 5,8%. Giá xăng dầu trong nước dự báo tăng mạnh kỳ tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%
Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng

Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng

(LĐTĐ) Hôm nay 25/11, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng.
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?

Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?

(LĐTĐ) Sau tuần tăng mạnh, giá vàng thế giới tuần này nhận dự báo lạc quan từ giới chuyên gia và nhà đầu tư.
Giá vàng hôm nay 25/11: Chưa có dấu hiệu giảm

Giá vàng hôm nay 25/11: Chưa có dấu hiệu giảm

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 25/11: Giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết ở mức 85-87 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa chiều mua và bán là 2 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động