Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVII- năm 2022
Báo chí Việt Nam luôn có mặt nơi đầu sóng ngọn gió Báo chí đã trở thành lực lượng xung kích, tin cậy của Đảng và Nhà nước Bắt đầu chấm sơ khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI |
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại biểu dự Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia thứ XVII - năm 2022. (Ảnh: TTXVN) |
Dự Lễ trao giải có các đồng chí: Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Lưu Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội cùng đại diện các bộ, ban, ngành, thành phố Hà Nội, địa phương và các cơ quan báo chí...
Phát biểu tại buổi Lễ, ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia cho biết, xuyên suốt các giai đoạn lịch sử của đất nước từ khi có Đảng, báo chí cách mạng luôn là lực lượng đi đầu, là vũ khí tinh thần sắc bén của Đảng và Nhà nước trên mặt trận tư tưởng văn hóa; là diễn đàn của nhân dân, có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng.
Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVII phát biểu tại Lễ trao giải. (Ảnh: TTXVN) |
Các thế hệ nhà báo cách mạng xứng đáng là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Thành tựu của nền báo chí cách mạng Việt Nam hôm nay được xây dựng bằng trí tuệ, công sức và cả xương máu của các thế hệ, các nhà báo trong gần một thế kỷ qua.
Ông Lê Quốc Minh khẳng định, tiếp nối truyền thống 98 năm phát triển của báo chí cách mạng, báo chí nước nhà luôn giữ vững vai trò là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; duy trì vai trò là dòng thông tin chính thống, chính thức không ngừng nghỉ; tuyên truyền hiệu quả đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước; là tiếng nói của người dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân...
Ông Lê Quốc Minh cho biết, năm nay, số lượng tác phẩm gửi về dự giải tiếp tục ở mức cao với 1.894 tác phẩm, cho thấy sức hút mạnh mẽ của Giải cũng như sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các hội viên và các cấp Hội nhà báo trong cả nước.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Lễ trao giải. (Ảnh: TTXVN) |
Phát biểu tại Lễ trao giải, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Trải qua chặng đường lịch sử vẻ vang 98 năm, báo chí cách mạng Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, là lực lượng xung kích, tin cậy của Đảng và Nhà nước, tiên phong đi đầu trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Lớp lớp thế hệ những người làm báo - những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng - văn hóa đã lao động, cống hiến, dấn thân vì những nhiệm vụ chính trị cao cả, xây dựng nên một nền báo chí thực sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn và cầu nối tin cậy của nhân dân với Đảng và, Nhà nước.
Theo Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, năm 2022, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức sau đại dịch Covid-19, tình hình quốc tế ngày càng phức tạp, biến động, khó lường, báo chí đã đồng hành cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Các nhà báo bằng trí tuệ, tâm huyết với đất nước và sự lao động nghiêm túc đã cùng phân tích, luận giải, tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng, các vấn đề được dư luận quan tâm; phản ánh sinh động đất nước, con người Việt Nam hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình, muốn làm bạn, làm đối tác tin cậy với bạn bè quốc tế.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, chúng ta đang ở năm bản lề của nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với rất nhiều nhiệm vụ to lớn, đòi hỏi quyết tâm chính trị và nỗ lực cao hơn để hiện thực hóa khát vọng và tầm nhìn phát triển đất nước trong giai đoạn mới, đặt ra cho báo chí cách mạng Việt Nam nhiệm vụ ngày càng nặng nề, vinh dự và trọng trách ngày càng lớn lao, đòi hỏi người làm báo, các cơ quan báo chí phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa để xứng đáng với niềm tin của nhân dân, đáp ứng yêu cầu: “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao giải A cho tác giả, đại diện nhóm tác giả. (Ảnh: TTXVN) |
Với tinh thần nghiêm túc, khách quan, trách nhiệm cao, Hội đồng chấm giải năm nay đã chọn ra 123 tác phẩm báo chí xuất sắc từ 157 tác phẩm vào chung khảo để trao giải, trong đó có 8 giải A, 24 giải B, 46 giải C, 45 giải Khuyến khích theo 11 loại giải cho những tác phẩm xuất sắc nhất, có tính phát hiện đề tài, nội dung tư tưởng tốt, mang tính chiến đấu cao, có sáng tạo trong cách thức thể hiện.
Các tác giả, đại diện nhóm tác giả nhận giải B. (Ảnh: TTXVN) |
Qua 17 năm tổ chức, Giải Báo chí quốc gia luôn nhận được sự tham gia chủ động, tích cực của 18 Liên Chi hội và 35 Chi hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam. Số tác phẩm của các tác giả không phải hội viên Hội Nhà báo Việt Nam là 169 tác phẩm. Điều này cho thấy sức hút mạnh mẽ của giải và sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các hội viên và các cấp Hội nhà báo trong cả nước.
Các tác giả, đại diện nhóm tác giả nhận giải C. (Ảnh: TTXVN) |
Theo đánh giá của Hội đồng giải, các tác phẩm dự giải đã bám sát các chủ đề lớn từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và các mặt khác của đời sống đất nước trong năm 2022, phản ánh đậm nét các sự kiện quan trọng của đất nước như nỗ lực phục hồi phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19; công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng;
Các vấn đề kinh tế nổi bật như thị trường chứng khoán, khủng hoảng thị trường bất động sản, lỗ hổng trong quản lý kinh doanh xăng, dầu; các đề tài về văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ các giá trị văn hóa trong thời kỳ mới; các vấn đề xã hội nóng như vấn nạn ma túy học đường, buôn người sang Campuchia, vi phạm tại cơ sở tôn giáo, tình trạng mua bán trứng và đẻ thuê...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31