TRÊN MẶT TRẬN PHÒNG, CHỐNG CHÁY, NỔ

Lấy phòng để tránh

(LĐTĐ) Thời gian qua, các biện pháp phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn Thủ đô đã được duy trì thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện thực tế. Qua đó, số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra được kiềm chế, kéo giảm, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô.
An toàn cháy nổ tại các chung cư, nhà cao tầng: Đề cao ý thức của mỗi người dân
Ứng phó sự cố về môi trường sau vụ cháy khu cảng Đức Giang

Hơn 60% số vụ cháy được xử lý kịp thời ngay khi phát sinh

Theo thống kê Công an Thành phố hiện đang quản lý hơn 23.000 cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy, trong đó có hơn 10.000 cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Qua phân loại theo loại hình hoạt động, có 1.332 công trình cao tầng, 959 chung cư; 1.446 cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, quán bar…; 98 làng nghề, 223 chợ, 35 trung tâm thương mại, 471 cơ sở kinh doanh xăng, dầu; 646 cơ sở kinh doanh khí hóa lỏng; 82 khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao… Thành phố cũng có gần 500.000 nhà dạng ống, trong đó có trên 120.000 nhà ở kết hợp kinh doanh với mặt tiền thường bị bịt kín, không bố trí các lối ra khẩn cấp tại ban công, lối ra mái để thoát hiểm, thoát nạn trong trường hợp khẩn cấp.

5422 4
Công an Quận Nam Từ Liêm tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Báo cáo của Công an Thành phố Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 204 vụ cháy (03 vụ cháy lớn, 02 vụ cháy nghiêm trọng, 01 vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng, 71 vụ cháy trung bình, 122 vụ cháy nhỏ, 05 vụ cháy rừng). Thiệt hại về người: 06 người chết, 12 người bị thương. Thiệt hại về tài sản ước tính gần 2,5 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 311 vụ chập điện trên cột, 399 sự cố (chập điện trong nhà, cháy rác, phế liệu…). So với cùng kỳ năm 2019 đã giảm 74 vụ cháy, 08 người chết, 09 người bị thương, thiệt hại về tài sản giảm hơn 38 tỷ đồng. So với 6 tháng trước giảm 81 vụ cháy, 01 người bị thương, thiệt hại về tài sản giảm hơn 194 tỷ đồng.

Nhìn chung, các đơn vị đã làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền để xây dựng, ban hành, triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch về tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô. Mặc dù những tháng qua, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên, các mặt công tác quản lý Nhà nước, thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vẫn được duy trì thực hiện với các hình thức phù hợp điều kiện thực tế. Qua đó, số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra được kiềm chế, kéo giảm, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cũng đã được đổi mới, hướng tới nội dung thiết thực, phù hợp tình hình thực tế. Nhờ vậy đã tác động tích cực đến ý thức chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy của đơn vị, cơ sở và quần chúng nhân dân. Đặc biệt, hơn 60% số vụ cháy, sự cố, tai nạn đã được lực lượng cơ sở, nhân dân phát hiện, xử lý kịp thời ngay khi mới phát sinh.

Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra về công tác phòng cháy, chữa cháy

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý Nhà nước, thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội còn những tồn tại, vướng mắc. Cụ thể, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy còn nhiều bất cập; một số tiêu chuẩn không phù hợp thực tế, một số loại công trình mới nhưng chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn để áp dụng… Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) đã, đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành trung ương để rà soát, từng bước tham mưu, kiến nghị sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp phường, xã, thị trấn còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy tại địa phương. Ngoài ra, một bộ phận cán bộ, chiến sĩ cấp cơ sở có thời điểm chưa thực sự chủ động, quyết liệt trong quản lý địa bàn, còn nể nang trong xử lý và đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Thời gian tới, ngoài việc chỉ đạo các đơn vị duy trì công tác kiểm tra định kỳ hằng quý, 6 tháng, hằng năm theo quy định, Công an thành phố Hà Nội sẽ triển khai thực hiện đợt kiểm tra (từ ngày 1/7 đến 30/9/2020) theo Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 18/6/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về kiểm tra việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố năm 2020.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 204 vụ cháy (03 vụ cháy lớn, 02 vụ cháy nghiêm trọng, 01 vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng, 71 vụ cháy trung bình, 122 vụ cháy nhỏ, 05 vụ cháy rừng). Thiệt hại về người: 06 người chết, 12 người bị thương. Thiệt hại về tài sản ước tính gần 2,5 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 311 vụ chập điện trên cột, 399 sự cố (chập điện trong nhà, cháy rác, phế liệu…). So với cùng kỳ năm 2019 đã giảm 74 vụ cháy, 08 người chết, 09 người bị thương, thiệt hại về tài sản giảm hơn 38 tỷ đồng.

Trong đó, trọng tâm là kiểm tra công tác triển khai, thực hiện các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Trung ương, Bộ Công an, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành; việc thực hiện trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp theo Khoản 4, Điều 58 của Luật Phòng cháy, chữa cháy và Điều 56 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy. Đối tượng của đợt kiểm tra là các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn Thủ đô…

Bên cạnh việc đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng cháy, chữa cháy, Công an thành phố Hà Nội tiếp tục duy trì và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật, cảnh báo về phòng cháy, chữa cháy sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân; huy động sự vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội thành phố cùng tham gia tuyên truyền trong công tác này. Đặc biệt, Công an Thành phố sẽ tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, trực tiếp là Ủy ban nhân dân xã, phường để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về phòng cháy, chữa cháy theo quy định pháp luật. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường là người trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đối với khu dân cư, nhà ở hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh, bởi đây là đối tượng chiếm 68% tổng số vụ cháy trong 7 tháng năm 2020.

Song song với đó, Công an thành phố Hà Nội cũng chú trọng tập huấn, kiện toàn, xây dựng lực lượng nòng cốt trong phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở các đơn vị, cơ sở; tiếp tục làm tốt việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm đúng quy trình, quy định của pháp luật, nhưng không gây phiền hà cho tổ chức, công dân…/.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Tin khác

Cháy tại quán kinh doanh chân gà nướng trên phố Đê La Thành

Cháy tại quán kinh doanh chân gà nướng trên phố Đê La Thành

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra vào 9h30 ngày 15/7 tại cơ sở kinh doanh chân gà nướng số 683 Đê La Thành (phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội). Lực lượng chức năng đã khẩn trương đến hiện trường thực hiện các biện pháp chữa cháy...
Xem xét bổ sung thêm các trụ cấp nước chữa cháy tại quận Hoàn Kiếm

Xem xét bổ sung thêm các trụ cấp nước chữa cháy tại quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp. Mới đây, nhiều cử tri quận Hoàn Kiếm đã kiến nghị Thành phố xem xét có phương án bổ sung thêm các trụ cấp nước chữa cháy trên địa bàn quận.
Cháy gian hàng ở Big C Thăng Long

Cháy gian hàng ở Big C Thăng Long

(LĐTĐ) Khoảng 11h30 ngày 10/7, đã xảy ra vụ cháy tại gian hàng ở tầng 1 của Trung tâm thương mại Big C Thăng Long. Lực lượng chữa cháy cơ sở đã nhanh chóng phối hợp, hướng dẫn người dân thoát nạn và xử lý đám cháy. Vụ cháy không gây thiệt hại về người.
Ngõ nhỏ, phố nhỏ... và khi “bà hỏa” đến!

Ngõ nhỏ, phố nhỏ... và khi “bà hỏa” đến!

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác phòng, chống cháy, nổ trên địa bàn Hà Nội đã có chuyển biến tích cực so với trước, tuy nhiên, nguy cơ cháy nổ vẫn rất cao, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đặc biệt, đối với những ngôi nhà nằm sâu trong các con đường ngõ nhõ chật hẹp thì nguy cơ cháy nổ lại càng gia tăng.
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội: Đã rà soát, kiểm tra 193 cơ sở chung cư mini

Giám đốc Công an thành phố Hà Nội: Đã rà soát, kiểm tra 193 cơ sở chung cư mini

(LĐTĐ) Chiều 8/7, Bộ Công an tổ chức họp báo thông báo tình hình kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2024. Tại cuộc họp báo, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã cung cấp thông tin về nội dung liên quan đến công tác tổng kiểm tra, rà soát các loại hình có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn Thành phố.
Nhanh chóng khống chế đám cháy ở Tứ Hiệp, Thanh Trì

Nhanh chóng khống chế đám cháy ở Tứ Hiệp, Thanh Trì

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 18h30 ngày 4/7, tại ngôi nhà dân cao 5 tầng ở thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì. Thời điểm xảy ra cháy, cột khói kèm lửa bốc ra ngùn ngụt từ tầng 3 của ngôi nhà. Do đám cháy xảy ra trong ngõ nhỏ đã khiến nhiều người hoảng hốt. Lực lượng chức năng đã khẩn trương tới hiện trường dập lửa, tìm kiếm cứu nạn.
Ứng dụng chuyển đổi số trong phòng ngừa cháy nổ

Ứng dụng chuyển đổi số trong phòng ngừa cháy nổ

(LĐTĐ) Cùng với việc tăng cường rà soát, kiểm tra đôn đốc khắc phục các tồn tại trong phòng cháy chữa cháy, một trong những giải pháp quan trọng đang được triển khai tại quận Đống Đa đó là thí điểm ứng dụng thiết bị cảnh báo sớm. Đây được coi là một trong những biện pháp nhằm nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy, đặc biệt tại các nhà ở hộ gia đình nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; nhà nhiều căn hộ, nhà cho thuê để ở, nhà trọ, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư.
Kịp thời dập tắt đám cháy, cứu cụ bà 92 tuổi tại số 247 phố Tô Hiệu

Kịp thời dập tắt đám cháy, cứu cụ bà 92 tuổi tại số 247 phố Tô Hiệu

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 4h20 ngày 3/7 tại tầng 1 cửa hàng bán đồ chơi, số 247 phố Tô Hiệu, phường Dịch Vọng (Cầu Giấy). Lực lượng chức năng đã kịp thời khống chế đám cháy. Thông tin ban đầu, vụ cháy không gây thiệt hại về người.
Người dân cần nâng cao nhận thức trong việc đảm bảo an toàn điện

Người dân cần nâng cao nhận thức trong việc đảm bảo an toàn điện

(LĐTĐ) Thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ cháy nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội, gây thiệt hại nghiệm trọng về người và tài sản. Theo thống kê của Cục Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, có trên 70% các vụ cháy được điều tra và làm rõ nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện.
100% các ngõ nhỏ, ngõ sâu sẽ được đầu tư, bổ sung họng nước phục vụ chữa cháy

100% các ngõ nhỏ, ngõ sâu sẽ được đầu tư, bổ sung họng nước phục vụ chữa cháy

(LĐTĐ) Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Trong đó có giải pháp 100% các ngõ nhỏ, ngõ sâu sẽ được rà soát, đầu tư, bổ sung họng nước phục vụ chữa cháy.
Xem thêm
Phiên bản di động