Làng quất Tứ Liên nhộn nhịp khách mua - bán những ngày giáp Tết
Làng quất Tứ Liên chủ động phòng, chống dịch Quất Tứ Liên trĩu quả, sẵn sàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2022 Nghệ nhân tạo sức bật cho làng quất Tứ Liên |
Các nhà vườn tại làng quất Tứ Liên chủ yếu bán tại vườn, số ít đổ buôn cho các thương lái. Thị trường quất cảnh gặp nhiều sự cạnh tranh do quất được trồng ở nhiều vùng lân cận Hà Nội như Hưng Yên, Đông Anh... Tuy nhiên theo quan điểm của nhiều người, quất Tứ Liên quả to, đẹp nhất. |
Còn khoảng nửa tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, những ngày này lượng khách đến mua quất tại làng Tứ Liên khá nhộn nhịp, các chậu cây lớn, nhỏ nối đuôi nhau rời làng. |
Bà Phạm Thị Hương (chủ vườn quất Chiến Hương) chia sẻ: “Năm nay gia đình tôi trồng 700 cây, hiện tại đã tiêu thụ gần hết. Ảnh hưởng của dịch bệnh, giá quất năm nay giảm hơn năm ngoái, trung bình từ 3 triệu đồng/cây, những cây to dao động từ 10-15 triệu đồng, nhà vườn chỉ trồng khoảng 50 cây to do sức tiêu thụ khó hơn những cây quất trung bình”. |
Cũng theo bà Hương, chỉ trong khoảng một tuần trở lại đây, khách đến mua quất khá đông, hầu hết khách chọn cây và gửi nhà vườn chăm sóc, sát ngày mới quay lại lấy về chơi Tết. Theo đó, những cây quất khách đã chọn đều được gắn biển tên để đánh dấu. |
Các chậu quất có nhiều tạo hình khác nhau, mỗi cách tạo hình tùy theo mức đầu tư sẽ có giá tiền khác nhau. Những chậu thông thường được đặt trong bình gốm có giá dao động từ 1,5-2,5 triệu đồng/chậu. |
Những năm gần đây, một số nhà vườn ở Tứ Liên đã cho ra thị trường quất ghép với gỗ lũa vô cùng độc đáo. Các chậu cây được tạo dáng từ những tấm gỗ lớn có giá khá cao từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. |
Cùng đó năm nay, các nhà vườn tập trung trồng chậu quất với những chùm quả vàng căng mọng, dưới gốc là những mái nhà tranh, nhà cao tầng được thiết kế bắt mắt. Các chậu này có giá dao động từ 5-6 triệu đồng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51