Làng quất Tứ Liên chủ động phòng, chống dịch

(LĐTĐ) Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các nhà vườn trồng quất tại Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) đã bắt đầu bước vào giai đoạn “tăng tốc”. Tuy nhiên, vừa chăm cây, những người nông dân vừa canh cánh nỗi lo tìm đầu ra, vừa chủ động tuân thủ thực hiện tốt các quy định phòng, dịch.
Quất Tứ Liên trĩu quả, sẵn sàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2022 Nghệ nhân tạo sức bật cho làng quất Tứ Liên Quất cảnh bonsai, hình dáng độc lạ có giá hàng chục triệu đắt khách dịp cận Tết

Người trồng lo lắng tìm đầu ra

Phường Tứ Liên (quận Tây Hồ) có nghề truyền thống là trồng quất cảnh, với hơn 20ha nhà vườn, gần 500 hộ trồng quất. Năm nay, nơi đây vẫn chủ yếu là những dòng quất cảnh bonsai. Để có được những cây quất quả to, thế đẹp, người nông dân đã phải một nắng hai sương, bận rộn chăm sóc cả năm. Thời điểm này các chủ vườn đang tập trung những công đoạn chăm sóc cuối cùng cho vườn quất của mình kịp phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Làng quất Tứ Liên chủ động phòng, chống dịch
Chủ vườn tập trung những công đoạn chăm sóc cuối cùng cho vườn quất của mình kịp phục vụ thị trường dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Theo các chủ vườn, thông thường tầm cuối tháng 11 âm lịch, thương lái các nơi tấp nập đến lấy hàng, các khách lẻ cũng bắt đầu đến tham quan và chọn mua về trưng Tết, tuy nhiên năm nay, thị trường quất kém sôi động hơn so với các năm.

Lý giải về điều này, các chủ vườn cho biết, do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khách buôn e dè, nhập hàng với số lượng ít hơn. Đối với khách ở các tỉnh, thành khác, do họ phải khai báo, thực hiện cách ly y tế khi ra - vào địa phương, do đó họ ngại di chuyển, chọn nhập quất cảnh ở những khu vực lân cận. Đặc biệt, dịch bệnh khiến thu nhập của người dân giảm, sức mua hoa, cây cảnh trang trí Tết cũng giảm theo.

Đang tỉ mỉ dùng dây thép nhỏ, buộc tạo dáng cho các cành quất, anh Trần Huy Quân (chủ vườn Quân Thúy), hơn 20 năm gắn bó với nghề trồng quất cảnh cho hay: “Để có những chậu quất đẹp, phục vụ thị trường Tết, các nhà vườn nơi đây phải bỏ công chăm sóc trong cả một năm. Năm nay gia đình tôi cung cấp ra thị trường 1.000 gốc quất, tuy nhiên thời tiết không thuận lợi cho cây quất sinh trưởng, mưa, sương muối nhiều nên cây ít lộc hơn. Chưa kể dịch bệnh khiến thu nhập người dân kém hơn, đầu ra của quất cảnh năm nay khó hơn, giá thành cũng giảm nhiều”.

Cùng chung nỗi lo, ông Nguyễn Bá Phương (chủ vườn Phương An) cho biết: Tết Nguyên đán năm trước các nhà vườn tại làng quất nơi đây cũng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, năm nay chỉ mong thời tiết, thuận hòa, dịch bệnh được kiểm soát, thế nhưng không thể lường trước được dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp như vậy. Vụ quất năm nay, gia đình ông đã chủ động giảm số lượng cây trồng nhưng vẫn rất lo lắng về đầu ra.

“Khác với không khí phấn khởi sắp Tết như mọi năm, năm nay các hộ trồng quất đều thấp thỏm lo đầu ra cho vườn quất. Để đảm bảo có được giá “thuận mua vừa bán”, chúng tôi phải lấy sức làm vốn. Những nhà năm trước thuê thêm nhân lực chăm cây thì nay cũng cắt giảm, cố gắng tự làm để giảm chi phí thuê nhân công”, ông Phương chia sẻ.

Chủ động các biện pháp phòng dịch

Bên cạnh những nỗi lo đó, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch tại làng nghề trồng quất, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Tứ Liên đã triển khai ký cam kết phòng, chống dịch, tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 đầy đủ đối với 100% chủ nhà vườn và nhân viên của các vườn. Đồng thời, chỉ đạo 12 Tổ Covid cộng đồng thường xuyên nhắc nhở các hộ trồng quất và nhân dân đến mua khai báo y tế, thực hiện nghiêm túc “5K”.

Làng quất Tứ Liên chủ động phòng, chống dịch
Các nhà vườn đều dán mã QR, nhắc nhở khách tuân thủ các biện pháp phòng dịch

UBND phường đã kêu gọi xã hội hóa được hàng nghìn chai nước sát khuẩn và khẩu trang y tế cấp phát cho các chủ nhà vườn. Bên cạnh nhiệm vụ bảo đảm phòng, chống dịch, phường còn đồng hành cùng nhân dân làng nghề duy trì phát triển kinh tế, giúp bà con làng nghề tạo logo, xây dựng thương hiệu quất cảnh Tứ Liên để phát triển kinh tế làng nghề.

Ghi nhận tại các nhà vườn, thời điểm này có khá nhiều người ra, vào bán mua, tham quan. Tại đây, chủ vườn và khách đều chấp hành đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn. Anh Trần Huy Quân cho biết: “Gần Tết khách tới tham quan, mua quất trưng Tết tăng cao, do đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, nhà vườn đã ký cam kết và tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Chúng tôi đã tạo, dán mã QR trước cửa vườn, nhắc nhở khách thực hiện quét mã, tuân thủ nghiêm quy định 5K”.

Song song với đó, để giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, người dân làng quất Tứ Liên đã linh hoạt, chủ động tìm hướng bán hàng phù hợp với tình hình dịch. Trong đó, các nhà vườn tăng cường bán hàng online. Nhiều chủ vườn đã đăng tài hình ảnh vườn quất đến khách hàng qua các kênh mạng xã hội như Zalo, Facebook, kết hợp livestream, qua đó hai bên trao đổi giá và thống nhất vận chuyển đến nơi tiêu thụ một cách nhanh chóng, tiện lợi, an toàn. Cách làm này đã và đang giúp các nhà vườn nơi đây tăng kết nối với khách hàng, thêm kênh để tiêu thụ sản phẩm, giúp người trồng vượt qua khó khăn giữa mùa dịch.

Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động