Làng cổ Đường Lâm: Tăng sức hấp dẫn nhờ không gian sáng tạo

(LĐTĐ) Hà Nội đang hiện thực hóa các sáng kiến khi trở thành thành viên Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO. Nắm bắt điều này, đặc biệt là khéo léo tận dụng tiềm năng sẵn có, làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đang tích cực nhân rộng và triển khai hiệu quả không gian sáng tạo độc đáo, mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.
Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc sẽ diễn ra tại Làng cổ Đường Lâm Chung tay giữ nét đẹp văn hóa ngày Tết Làng cổ Đường Lâm được vinh danh là sản phẩm du lịch bền vững ASEAN

Vùng đất nhiều tiềm năng

Làng cổ Đường Lâm từ lâu được biết đến là nơi hội tụ những đặc điểm tiêu biểu của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng. Nơi đây, nhiều ngôi nhà và công trình kiến trúc cổ có giá trị hàng trăm năm vẫn được bảo vệ qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử.

Theo Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, Đường Lâm là nơi hội tụ những đặc điểm tiêu biểu của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng, với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, được biết đến với những cái tên rất thuần Việt, như: “Làng Việt cổ”, “Làng cổ đá ong”...

Đây là một quần thể di tích có mật độ dày đặc, với 50 di tích có giá trị, trong đó nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng (gồm 7 di tích cấp Quốc gia, 2 di tích và 10 ngôi nhà cổ được xếp hạng cấp tỉnh), ngoài ra nơi đây còn lưu giữ được gần 100 ngôi nhà cổ giá trị đặc biệt có niên đại trên 100 năm và gần 1.000 ngôi nhà truyền thống nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ; 5 thôn trong khu vực di tích làng cổ có gần 1.500 hộ dân, với hơn 6.000 nhân khẩu đang sinh sống.

Làng cổ Đường Lâm: Tăng sức hấp dẫn nhờ không gian sáng tạo
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng các đồng chí Lãnh đạo Thành phố khảo sát và làm việc tại Làng cổ Đường Lâm.

Một điểm ít người biết, tại Đường Lâm hiện còn lưu giữ không ít “nét lạ”. Những “nét lạ” này ẩn chứa ngay trong mỗi di tích mà chỉ cần đi sâu, tìm hiểu là có thể thấy được sự thú vị. Đình Mông Phụ là ví dụ. Quanh di tích Đình Mông Phụ, nếu đứng trên cao và có sự bao quát thì dễ dàng thấy từ đình làng có 6 con đường toả đi 6 hướng để đến 9 làng khác nhau, trong đó 5 làng là: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau, còn hai làng tách biệt là Phụ Khang và Văn Miếu. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất.

Lại nữa, đến thăm Đường Lâm thì việc ghé chùa Mía là không thể thiếu. Chùa Mía còn có tên là Sùng Nghiêm Tự, nằm trên khu đất cao của thôn Đông Sàng. Trong chùa còn bảo lưu hệ thống tượng Phật rất phong phú, đa dạng và vô cùng quý giá, bao gồm 287 pho và nhiều di vật quý. Theo tìm hiểu, chùa Mía cùng với đền Phủ, bến phà Hà Tân, chợ Mía, cổng làng Đông Sàng, rạch Phủ… là những công trình gắn liền với công lao to lớn của bà Nguyễn Thị Ngọc Dong - một người con của quê hương và là cung phi của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng.

Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhiều người cho rằng làng cổ Đường Lâm chính là một “cổ trấn bị lãng quên”, chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật. Đặc biệt, đây còn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi duy nhất “một ấp hai vua” - nơi sinh của vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền, gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa Nho học.

Sáng tạo để phát triển

Thực tế cho thấy, thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản làng cổ Đường Lâm luôn được Sơn Tây chú trọng với sự hỗ trợ, tư vấn của các cấp quản lý và nhiều tổ chức trong nước, quốc tế, đúng với tiêu chí mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã đề ra. Công tác phát triển du lịch di sản, phát huy giá trị di tích được triển khai hiệu quả, từng bước cải thiện đời sống người dân và cũng là động lực để khơi dậy sức sáng tạo của người dân, tìm tòi, xây dựng các mô hình, sản phẩm du lịch đáp ứng thị hiếu của du khách.

Làng cổ Đường Lâm: Tăng sức hấp dẫn nhờ không gian sáng tạo
Du khách tham quan làng cổ Đường Lâm.

Để khai thác tốt hơn giá trị làng cổ, tăng sức hấp dẫn cho di sản, Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm phối hợp với các tổ chức, cá nhân tổ chức nhiều hoạt động sáng tạo. Ông Nguyễn Đăng Thạo - Trưởng Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm cho biết, thời gian qua, việc tổ chức các hoạt động theo hướng khai thác giá trị văn hóa Làng cổ cho hoạt động sáng tạo, vừa tăng trải nghiệm cho khách nhưng đồng thời góp phần phát huy giá trị làng cổ.

Được biết, tại Đường Lâm từ tháng 4/2023, nhằm tạo thêm điểm nhấn hấp dẫn cho hành trình du lịch di sản, một không gian trình diễn nghệ thuật, workshop và phát triển sáng tạo mang tên “Đoài creative” đã ra mắt tại làng cổ, mở ra cơ hội trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống hấp dẫn của Đường Lâm nói riêng, làng nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn nói chung.

Tại đây, công chúng và du khách được tìm hiểu về lịch sử văn hóa làng cổ xứ Đoài, tham gia các workshop với những chuyên đề luôn được đổi mới để tạo sự mới mẻ, hấp dẫn, như: Sáng tạo trên nền ngói cổ, làm đèn nghệ thuật trên ngói âm dương, vẽ tranh mộc bản trên giấy dó, giấy điệp… Dù chỉ mới đi vào hoạt động chưa đầy 1 năm nhưng “Đoài creative” đã tạo được dấu ấn trong lòng công chúng khi tới thăm làng cổ Đường Lâm, đặc biệt vào các dịp cuối tuần, kỳ nghỉ lễ, nơi đây luôn tấp nập khách tham quan, trải nghiệm.

Làng cổ Đường Lâm: Tăng sức hấp dẫn nhờ không gian sáng tạo
Làng cổ Đường Lâm dần trở thành không gian sáng tạo độc đáo.

Cùng với “Đoài creative”, với cách làm du lịch mới thông qua các mô hình không gian sáng tạo, hiện nay tại Đường Lâm còn có nhiều mô hình làm du lịch cộng đồng khác thu hút đông đảo người dân tham gia. Thành danh với công việc của một họa sĩ, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát luôn tâm huyết đồng hành cùng Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm và bà con bằng cách triển khai mô hình không gian sáng tạo thông qua Hợp tác xã Nghề làng từ tháng 3/2023. Ở đây, du khách có thể trải nghiệm “chạm” vào những công đoạn của nghề làm gốm, sơn mài cổ truyền.

Đáng chú ý, với những kết quả đạt được trong công tác bảo tồn các giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững năm 2024 di tích làng cổ ở Đường Lâm đã được diễn đàn du lịch Đông Nam Á công nhận là: Sản phẩm du lịch bền vững ASEAN 2024.

Nhất là khi Hà Nội đang thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa và hiện thực hóa các sáng kiến khi tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo thì việc tạo thêm sức sống mới cho di sản như làng cổ Đường Lâm đang thực hiện là hết sức cần thiết. Từ đây cũng cho thấy, việc bảo tồn và phát huy giá trị là hoạt động song hành, có mối quan hệ biện chứng với nhau và làm tốt điều này sẽ tạo thêm sức sống mới cho di sản.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đảm bảo tốt quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên, người lao động UDIC

Đảm bảo tốt quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên, người lao động UDIC

(LĐTĐ) Với chủ đề năm “Đổi mới sáng tạo, thi đua đưa Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào cuộc sống; thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam”, năm 2024, Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đã tập trung thực hiện có hiệu quả các mặt công tác trọng tâm; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Gia Lâm đón nhận quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Gia Lâm đón nhận quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Sáng 15/1/2025, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023; tổng kết phong trào thi đua năm 2024 và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo và công nhân lao động tại khu vực phía Nam

Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo và công nhân lao động tại khu vực phía Nam

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, các cấp chính quyền các tỉnh phía Nam trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bình Dương và Đồng Nai đã thực hiện nhiều chính sách thiết thực chăm lo Tết cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công nhân lao động trên địa bàn.
Hơn 230 triệu lượt khách đi xe buýt Transerco

Hơn 230 triệu lượt khách đi xe buýt Transerco

(LĐTĐ) Năm 2024, tổng sản lượng hành khách vận chuyển của Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước, ước đạt trên 234 triệu lượt.
Hà Nội: Tiếp tục thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị

Hà Nội: Tiếp tục thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương gia hạn thời gian thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị đến hết năm 2025 theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải.
Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

Hà Nội phấn đấu năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 13/1/2025 về triển khai công tác giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số

(LĐTĐ) Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức thường niên Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI với chủ đề "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam".

Tin khác

Gia Lâm đón nhận quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Gia Lâm đón nhận quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Sáng 15/1/2025, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023; tổng kết phong trào thi đua năm 2024 và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Lễ hội Gò Đống Đa lần đầu tổ chức vào buổi tối với nhiều nội dung đặc sắc

Lễ hội Gò Đống Đa lần đầu tổ chức vào buổi tối với nhiều nội dung đặc sắc

(LĐTĐ) Lễ hội kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2 đến 4/2 (tức từ mùng 5 đến 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Điểm khác biệt là năm nay Lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức vào tối 2/2. Điểm nhấn là chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công xây dựng đường Đặng Thai Mai

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công xây dựng đường Đặng Thai Mai

(LĐTĐ) Ngày 15/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chứng kiến Lễ khởi công xây dựng tuyến đường Đặng Thai Mai giai đoạn 1, phường Quảng An, quận Tây Hồ.
Quận Tây Hồ trao Huy hiệu Đảng đợt 3/2 tới các đảng viên

Quận Tây Hồ trao Huy hiệu Đảng đợt 3/2 tới các đảng viên

(LĐTĐ) Sáng ngày 15/1, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 50, 45, 40, 30 năm tuổi Đảng đợt 3/2/2025 tới các đảng viên đang sinh sống trên địa bàn quận. Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng dự và trao Huy hiệu Đảng tới các đảng viên.
2025 drone trình diễn công nghệ ánh sáng tại Hồ Tây chào mừng năm mới vào tối ngày 18/1

2025 drone trình diễn công nghệ ánh sáng tại Hồ Tây chào mừng năm mới vào tối ngày 18/1

(LĐTĐ) Chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025” sẽ diễn ra vào 20 giờ tối 18/1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội). Lần đầu tiên, 2025 drone sẽ trình diễn công nghệ ánh sáng kết hợp dàn nhạc giao hưởng, âm nhạc hiện đại trên bầu trời Hồ Tây. Sự kiện mở cửa tự do phục vụ công chúng.
Lãnh đạo Mặt trận Hà Nội thăm, tặng quà Tết Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố

Lãnh đạo Mặt trận Hà Nội thăm, tặng quà Tết Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố

(LĐTĐ) Chiều 14/1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã tới thăm, tặng quà, chúc Tết cán bộ, lãnh đạo, nhân viên y tế Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố.
Quận Tây Hồ gặp mặt các đồng chí lão thành cách mạng nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025

Quận Tây Hồ gặp mặt các đồng chí lão thành cách mạng nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 14/1, quận Tây Hồ tổ chức gặp mặt các đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, các nguyên Thứ trưởng và cán bộ chủ chốt Thành phố nghỉ hưu, chuyển công tác về các cơ quan trung ương, cùng những cán bộ chủ chốt đang cư trú trên địa bàn quận nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Các điểm bắn pháo hoa Tết Ất Tỵ tại Hà Nội

Các điểm bắn pháo hoa Tết Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Hà Nội sẽ có 30 điểm bắn pháo hoa, chia thành 31 trận địa ở khắp các quận, huyện và thị xã. Trong đó, 10 trận địa sẽ bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp.
Đảng bộ quận Hai Bà Trưng đạt nhiều kết quả cao trong công tác năm 2024

Đảng bộ quận Hai Bà Trưng đạt nhiều kết quả cao trong công tác năm 2024

(LĐTĐ) Quận ủy Hai Bà Trưng vừa tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025.
Quận Thanh Xuân trao tặng huy hiệu Đảng đợt 3/2 cho các đảng viên lão thành

Quận Thanh Xuân trao tặng huy hiệu Đảng đợt 3/2 cho các đảng viên lão thành

(LĐTĐ) Sáng 14/1, Quận ủy Thanh Xuân tổ chức Lễ trao tặng huy hiệu Đảng đợt 3/2/2025 cho các đảng viên lão thành đang sinh sống trên địa bàn quận. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai dự và trao huy hiệu cho các đảng viên.
Xem thêm
Phiên bản di động