Lan tỏa những việc làm thiết thực, ý nghĩa của phụ nữ Thủ đô
Từ những mô hình hiệu quả
Thiết thực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong nhiều năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Xuyên đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, từ những việc làm nhỏ nhất để tạo nên những mô hình thiết thực, đi vào đời sống. Trong đó, mô hình tiêu biểu nhất là “Thu gom phế liệu gây quỹ vòng tay nhân ái”.
Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, bà Vũ Ngọc Yến Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Xuyên, cho biết, mô hình này được thực hiện từ năm 2016, triển khai sâu rộng tới các cơ sở Hội và hội viên, phụ nữ, nhân dân. Hưởng ứng thực hiện mô hình, những thứ tưởng chừng như bỏ đi được các chị em cần mẫn, chăm chỉ thu gom.
Phụ nữ Thủ đô ra quân bảo vệ môi trường |
“Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và các xã thị trấn định kỳ tổ chức các buổi ra quân thu gom phế liệu với hình thức là kết nối với các đại lý phế liệu đến tận các khu dân cư, thôn xóm và thu mua phế liệu. Từ đó hạn chế hiện tượng ùn ứ gây ô nhiễm môi trường. Với khẩu hiệu “Đổi phế liệu, lấy màu xanh”, “Chống rác thải nhựa”, “Thu gom phế liệu, sạch làng, đẹp xóm”, “Thu gom phế liệu nâng bước em tới trường”, “Đổi phế liệu lấy khẩu trang, thiết bị phòng dịch”... những buổi thu gom phế liệu dần dần trở lên thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày của chị em phụ nữ và người dân”, bà Vũ Ngọc Yến chia sẻ.
Từ năm 2016 đến nay, các hội viên phụ nữ huyện Phú Xuyên đã thu gom được gần 280 tấn phế liệu gây quỹ “Vòng tay nhân ái” trị giá 463,7 triệu đồng gây quỹ thăm hỏi, giúp đỡ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tặng 2.915 thùng rác có nắp đậy, 4.181 làn nhựa, hộp nhựa đựng thức ăn, các đồ dùng thân thiện, trị giá gần 400 triệu đồng góp phần bảo vệ môi trường. Từ quỹ, Hội đã giúp đỡ được nhiều gia đình, em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo, tai nạn… |
Đặc biệt, trong năm 2020, thiết thực huy động các nguồn lực phòng chống dịch Covid-19, các cơ sở Hội đã phát động mô hình “Đổi phế liệu lấy khẩu trang, thiết bị phòng dịch” được đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân hưởng ứng tham gia, cũng từ kinh phí này, đã thăm, giúp đỡ được nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch.
Thời gian đầu, phong trào thực hiện điểm ở một số đơn vị, đến nay mô hình này đã được thực hiện nề nếp, thường xuyên ở 27/27 cơ sở Hội. Lan tỏa thông điệp “Ai cũng có thể học theo Bác, làm theo Bác từ những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày, cho đi là còn mãi”...
Thực hiện chỉ đạo của Hội cấp trên trong việc thực hiện mô hình làm theo Bác, nhiều năm qua, Chi hội phụ nữ số 10 - Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng), thường xuyên tổ chức các hoạt động nhân đạo từ thiện, nhiều mô hình thiết thực giúp đỡ người nghèo.
Trong đó, mô hình “Bữa cơm nhân ái” cho bệnh nhân chạy thận đã thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham gia và mạnh thường quân hỗ trợ, tạo sức lan tỏa trong xã hội. “Bữa cơm nhân ái” được xây dựng trên tinh thần tự nguyện tham gia và đóng góp của hội viên phụ nữ trong chi hội nhằm giúp những bệnh nhân chạy thận.
Bà Đinh Thị Minh Huệ - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Đồng Tâm, cho biết, ban đầu đưa ra ý tưởng chỉ có vài chị hưởng ứng nên “Bữa cơm nhân ái” còn gặp khó khăn về kinh phí, song mô hình vẫn duy trì hoạt động và mang đến cho người bệnh những bữa ăn đầy ắp tình thương.
Đến nay, mô hình thu hút 20 - 25 chị tham gia nấu trực tiếp tại nhà của đồng chí Bí thư Đảng ủy phường cùng ngõ với xóm chạy thận tại 121 Lê Thanh Nghị. Mô hình cũng nhận được sự đóng góp bằng nhiều hình thức như: tiền mặt, góp công và thực phẩm thiết yếu gồm: gạo, rau, củ, quả các loại...
“Mỗi tháng, các chị tổ chức nấu ăn 2 đợt, mỗi đợt kinh phí từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng. Các chị linh hoạt thay đổi khẩu phần ăn và chọn mua những loại rau, củ, quả giàu dinh dưỡng để cho người bệnh ăn ngon miệng. Đặc biệt, mỗi đợt sau khi nấu xong, các chị mang đến xóm chạy thận trao tận tay người bệnh, số lượng từ 125 đến 135 suất, bà Đinh Thị Minh Huệ cho biết.
Ngoài ra, còn nhiều các mô hình như mô hình “Hũ gạo tình thương” của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Liên Bạt (huyện Ứng Hòa); Mô hình quỹ thiện nguyện “Vòng tay nhân ái” của Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Phúc La (quận Hà Đông); Mô hình “Biến rác thành tiền – Thu gom phế liệu gây quỹ từ thiện” của Chi hội 5 phường Tân Mai (Hoàng Mai)… đã lan tỏa những việc làm tốt đẹp, nhân ái của phụ nữ Thủ đô tới cộng đồng.
Nâng cao chất lượng và nhân rộng các mô hình
Trong 5 năm qua, các mô hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh tiếp tục được các cấp Hội triển khai sâu rộng, có sức lan tỏa trong cộng đồng, đem lại hiệu quả thiết thực. Từ mô hình tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày, tiết kiệm năng lượng, điện, nước, tiết kiệm trong việc cưới, tang, lễ hội... đã góp phần hình thành thói quen tiết kiệm trong cán bộ, hội viên phụ nữ, hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
Trong 5 năm, các cấp Hội phụ nữ đã tiết kiệm được trên 50 tỷ đồng trích 15,047 tỷ đồng; 101.695 kg gạo; 4.033 sổ tiết kiệm, tặng 652 xe đạp; xây, sửa 440 mái ấm tình thương; giúp đỡ gần 40.000 phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Cùng với đó, nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả như: mô hình “Dân vận khéo” của cơ quan Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội và mô hình “Đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn huyện Ba Vì” của Công đoàn cơ quan.
Tập trung vào việc vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên đảm nhận các công trình, phần việc cải thiện cảnh quan, môi trường cơ quan (Vườn hoa thanh niên tự quản; Văn phòng xanh – Công sở xanh), thực hành tiết kiệm tạo nguồn hỗ trợ cho hội viên, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhận đỡ đầu học sinh vượt khó học giỏi, tặng mái ấm tình thương, tặng quà cho cán bộ, phụ nữ khó khăn...
Mô hình “Bách hóa yêu thương” của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Sóc Sơn triển khai tại 2 xã Xuân Thu và Bắc Sơn cho 572 hộ nghèo, với tổng trị giá 525 triệu đồng; mô hình “Nồi cháo từ thiện” của Hội Liên hiệp phụ nữ các xã, phường của các huyện Chương Mỹ, Hà Đông, Đống Đa, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thanh Xuân phát miễn phí cho hơn 9.000 lượt bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá gần 400 triệu đồng.
Ở đâu có các chị, các mẹ, ở đó những con phố được giữ gìn xanh - sạch - đẹp |
Thực hiện Chỉ thị 11-CT/TU của Thành ủy Hà Nội, mô hình “Chi hội văn minh” cũng được các cấp Hội triển khai sâu rộng, đồng bộ, với nội dung, tiêu chí, giải pháp, biện pháp cụ thể. Đến nay, nhìn chung ý thức của cán bộ, đảng viên hội viên các cấp đã được nâng lên rõ rệt, số đám cưới tổ chức linh đình, ăn uống nhiều ngày giảm đáng kể, nhiều gia đình thực hiện hỏa táng khi có người thân qua đời.
Tính đến 31/3/2021, toàn thành phố có 3.416/5.775 chi hội đăng ký thực hiện “Chi hội phụ nữ văn minh” (59,1%), trong 5 năm đã tuyên truyền, vận động 18.074 đám cưới, 15.238 đám tang của gia đình cán bộ hội viên thực hiện tốt nếp sống văn minh.
Một số đơn vị đã tổ chức các hoạt động hiệu quả như: Tổ chức đám cưới “Giấc mơ có thật” cho 112 cặp đôi là người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn; Tọa đàm thực hiện chỉ thị 11 về cưới văn minh trên địa bàn Thành phố; Tổ chức đám cưới tiệc trà cho con em cán bộ, hội viên phụ nữ; Tổ chức đám cưới tập thể “Ngày hạnh phúc” cho 34 cặp vợ chồng; tổ chức đám cưới tập thể và trao giấy chứng nhận kết hôn cho 17 cặp đôi.
Hội phụ nữ huyện Mê Linh đã chỉ đạo điểm thực hiện mô hình mới về vận động hỏa táng khi gia đình hội viên có người mất tại thị trấn Chi Đông (qua 2 năm thực hiện đến nay đã có 95 % gia đình hội viên có người mất được đưa đi hỏa táng)...
Trong thời gian tới, các cấp Hội sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng và nhân rộng các mô hình, công trình, phần việc làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Bảo Thoa
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03