Làm tốt hơn nữa công tác dân vận để tạo sự đồng thuận

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đề nghị tạo điều kiện để các Tổ dân vận ở cơ sở hoạt động hiệu quả hơn nữa; đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong công tác dân vận; làm tốt công tác dân vận nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong giải phóng mặt bằng triển khai các dự án lớn của Thành phố.
Hà Nội: Quý I/2024 phải đưa ra xét xử sơ thẩm 35 vụ án tham nhũng Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát tiến độ dự án Vành đai 4 Hà Nội: Triển khai tốt phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Đã có 13.663 mô hình “Dân vận khéo”

Chiều 26/12, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân vận năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Vũ Hà cho biết, năm 2023, Thành ủy Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy về công tác dân vận.

Trong đó, tăng cường, đổi mới công tác dân vận của Đảng theo hướng sâu sát cơ sở, tăng cường đối thoại, vận động, thuyết phục, hạn chế các biện pháp hành chính trong giải quyết các vụ việc phát sinh trong nhân dân.

Hà Nội: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong công tác dân vận
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 2 cá nhân

Năm vừa qua, từ việc triển khai Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, đã góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, góp phần đấu tranh chống suy thoái về đạo đức, lối sống; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, tạo sự gắn bó, đoàn kết trong các cơ quan, đơn vị; củng cố và tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân.

Đáng chú ý, năm 2023, đã có 13.663 mô hình “Dân vận khéo” từ cấp cơ sở đến cấp thành phố được đăng ký triển khai. Qua tổ chức triển khai phong trào, nhiều việc mới, việc khó, phát sinh ở cơ sở đã được giải quyết, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin, tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân.

Đồng chí Chủ tịch, các đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thực hiện tiếp công dân định kỳ hằng tháng tại Trụ sở tiếp công dân Thành phố đối với 9 vụ việc có nội dung phức tạp, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm.

Các Tổ đại biểu tổ chức tiếp dân theo lịch đã thông báo, với 328 lượt đại biểu tiếp công dân theo lịch. Việc xử lý đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi tới HĐND Thành phố từng bước được đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống bảng biểu theo dõi hiệu quả.

Hà Nội: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong công tác dân vận
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo

Công tác kiểm tra công vụ được thực hiện thường xuyên và đột xuất đã thực hiện 38 cuộc kiểm tra công vụ, trong đó, có 33 cuộc kiểm tra đột xuất; 5 cuộc kiểm tra xác minh theo chỉ đạo của Thành phố.

Các cơ quan hành chính của Thành phố triển khai 370 cuộc thanh tra (gồm 284 cuộc theo kế hoạch và 86 cuộc đột xuất); đã kết luận 289 cuộc… Qua thanh tra, đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 81,5 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính đối với 45 tập thể và 158 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 3 cuộc.

Năm qua, công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị được thực hiện theo quy định pháp luật, trong đó, tiếp thường xuyên 22.858 lượt công dân (giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2022) đến khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Lãnh đạo các cơ quan hành chính đã tiếp định kỳ, đột xuất 11.751 lượt công dân, trong đó, đã tiếp 75 lượt đoàn đông người đến khiếu nại tố cáo (từ 10 người trở lên/đoàn) với 37 vụ việc.

Đặc biệt, năm 2023 Ban Dân vận Thành ủy đã hoàn thành biên soạn và phát hành cuốn sách “Dân vận khéo” trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần lan tỏa những cách làm hay, những mô hình “Dân vận khéo” hiệu quả của các địa phương, cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Tạo điều kiện cho các Tổ dân vận ở cơ sở hoạt động

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các quận, huyện và Đảng ủy trực thuộc Thành ủy đã có nhiều bài tham luận nhằm chia sẻ kinh nghiệm triển khai công tác dân vận năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Các đại biểu nhất trí cho rằng, trong năm qua, công tác nắm bắt dư luận, tình hình Nhân dân và phối hợp, tham gia định hướng dư luận trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa phản ánh đầy đủ những bức xúc, dư luận của nhân dân, chưa phát huy tốt vai trò của một số tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở.

Hà Nội: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong công tác dân vận
Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Vũ Hà trình bày báo cáo

Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng biểu dương, đánh giá cao kết quả công tác dân vận của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong năm 2023.

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương cũng đánh giá cao kết quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn thành phố Hà Nội; phong trào đã được triển khai sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tập trung vào các lĩnh vực, địa bàn trọng yếu, các lĩnh vực mà các cấp ủy đảng, chính quyền đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo như công tác, công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, trong đồng bào có đạo, đồng bào dân tộc.

Để công tác dân vận thời gian tới đạt kết quả cao hơn, đồng chí Phạm Tất Thắng nhấn mạnh cần trung lãnh đạo, chỉ đạo, đổi mới việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương về công tác dân vận, phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Kịp thời bổ sung, triển khai có hiệu quả các nội dung nhiệm vụ công tác dân vận trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mới được ban hành.

Đối với Ban dân vận các cấp Thành phố cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác dân vận của hệ thống chính trị theo hướng thiết thực, gắn bó mật thiết với cuộc sống nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa và thực hiện hiệu quả cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ”, phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong điểm lại một số kết quả nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong năm 2023, trong đó có công tác dân vận.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, những kết quả trên cho thấy sự quan tâm, động viên của Thành phố đối với công tác dân vận, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận ở cơ sở trong việc nắm tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Cùng với đó là vào cuộc của các cấp ủy Đảng, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chủ trương lớn của Thành phố.

Hà Nội: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong công tác dân vận
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong trao Bằng khen cho 10 tập thể

Nhất trí với nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024 với 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu về vị trí, vai trò công tác dân vận trong tình hình mới.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2023, vì thế, các địa phương, đơn vị cần triển khai một cách hiệu quả, thực chất, trong đó, chú trọng việc tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện.

Đồng thời, tiếp tục phát huy vai trò và quan tâm, tạo điều kiện để các Tổ dân vận ở cơ sở hoạt động hiệu quả hơn nữa; đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong công tác dân vận; làm tốt công tác dân vận nhằm tạo sự đồng thuận của người dân trong giải phóng mặt bằng triển khai các dự án lớn của Thành phố.

Đặc biệt là gắn phong trào thi đua “Dân vận khéo” với việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), tạo không khí phấn khởi trong cán bộ, đảng viên, nhân dân Thủ đô.

Tại Hội nghị, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 2 cá nhân gồm: Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Trịnh Huy Thành; nguyên Phó Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Phùng Văn Dũng. Đồng thời, trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp dân vận” cho đồng chí Bùi Huyền Mai, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân.

Nhân dịp này, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao tặng Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy cho 10 tập thể. Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn trao tặng Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy cho 10 cá nhân có thành tích trong công tác dân vận năm 2023.

Cũng tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà trao tặng Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội cho 8 tập thể, 8 cá nhân vì có thành tích xuất sắc trong công tác dân vận giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức vận hành tuyến metro số 1

Chính thức vận hành tuyến metro số 1

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh

Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện tổ chức Ngày hội văn hóa thể thao cán bộ, giáo viên, người lao động khối trường học năm học 2024 - 2025.
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam

Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam

(LĐTĐ) Đi giữa vườn cam được mệnh danh lớn nhất nhì ở miền Trung và lớn hàng đầu cả nước vào thời điểm thu hoạch, tưởng như lọt thỏm giữa một bức tranh rộng lớn với gam màu tươi sáng, cây nào cũng sum suê, tán lá xanh rờn, sai trĩu quả.
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn

Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), đơn vị đã triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, góp phần phục vụ thành công chuỗi sự kiện quan trọng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước.
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá

"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá

(LĐTĐ) Với phương thức thủ đoạn tinh vi thông qua 3 sàn giao dịch ngoại hối gồm: Sàn GFS, sàn TOPMAX, sàn RICHSMART các đối tượng phạm tội đã dụ dỗ nhiều nạn nhân chiếm đoạt số tiền gần 500 tỷ đồng qua đầu tư ngoại hối, chứng khoán trái phép...
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12

Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12

(LĐTĐ) Diễn ra vào tối ngày 21/12, “Đặng Thái Sơn Returns” concert là đêm nhạc được mong chờ bậc nhất tại Hà Nội trong những ngày cuối năm, với những ngón đàn huyền thoại của nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn, kết hợp cùng Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (Sun Symphony Orchestra - SSO) đẳng cấp quốc tế.
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.

Tin khác

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu vận động người dân cùng vào cuộc trong công tác giám sát, đóng góp ý kiến vào việc phòng chống lãng phí. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động, làm tốt công tác tư tưởng tạo sự nhận thức chung trong thực hiện sắp xếp tinh gọn lại bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và sắp xếp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

(LĐTĐ) Qua phiên giải trình cho thấy công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố nói chung và các tuyến sông Hồng, sông Đuống nói riêng, thời gian qua đã được Thành phố và các quận, huyện, thị xã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện và có nhiều kết quả, chuyển biến rõ nét.
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

(LĐTĐ) Ngày 19/12, tại phiên họp giải trình của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, lãnh đạo các sở, ngành và địa phương của Thành phố đã giải trình, làm rõ nhiều nội dung liên quan đến những vi phạm kéo dài về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố.
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội

Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp giải trình của Thường trực HĐND Thành phố về lĩnh vực công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng

Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký Công văn số 4277/UBND-NC ngày 19/12/2024 về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Đề án Thí điểm triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ hành chính công dễ dàng, nhanh chóng.
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường

(LĐTĐ) Sáng nay (17/12), Ủy ban nhân dân (UBND) và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ phát động phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn địa bàn Thủ đô.
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Chiều 16/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học và công nghệ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

(LĐTĐ) Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có thể bị phạt cao nhất đến 40 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động