Làm rõ nguyên nhân, tháo gỡ vướng mắc trong xử lý nước thải, thoát nước
Năm 2022 phát hiện 58 dự án xả thải vượt chỉ tiêu cho phép
Đại biểu Trịnh Xuân Quang (Tổ Thanh Xuân) cho rằng, các khu đô thị đều đã có quy hoạch, thiết kế trạm xử lý nước thải tuy nhiên còn thiếu hoặc đã đầu tư nhưng chưa đạt được hiệu quả. Đại biểu đề nghị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết công tác kiểm tra, giám sát đầu tư và trách nhiệm của Sở và hướng giải quyết trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, pháp luật về môi trường đã quy định nước thải phải được xử lý trước khi xả ra môi trường, với việc các trạm xử lý chưa được đầu tư, nước thải tại các khu đô thị hiện vẫn xả thẳng ra môi trường, đề nghị Phó Giám đốc phụ trách Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết thực trạng, giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Các đại biểu tại phiên họp. |
Trả lời đại biểu, Giám đốc Sở KH&ĐT Lê Anh Quân cho biết, theo quy định, từ năm 2014, các khu đô thị đều phải có khu xử lý rác thải cục bộ trước khi đưa ra mạng lưới. Về 10 khu đô thị chưa có hoặc có những trạm xử lý nước thải nhưng đều chưa hoạt động, Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết, được chia làm 4 nhóm.
Nhóm thứ nhất có 2 dự án theo quy hoạch không có trạm xử lý nước thải chuyên ngành. Về việc này Trạm xử lý nước thải Linh Đàm, Sở QH&KT sẽ giới thiệu địa điểm trong thời gian tới.
Nhóm thứ 2 có 3 dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng gồm Trạm xử lý nước thải Khu đô thị TP giao lưu, Khu dự án Charm Villa và khu Tân Tây Đô.
Nhóm thứ 3 có 2 dự án đã đầu tư xây dựng chưa đi vào hoạt động ở khu đô thị Gamudar City và Khu đô thị sinh thái Xuân Phương Foresa Villa do chưa kết nối được hệ thống thoát nước Khu đô thị và còn có vướng mắc giải phóng mặt bằng. Giải pháp mà Sở KH&ĐT kiến nghị là giao cho quận Hoàng Mai, quận Nam Từ Liêm tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư hoàn thành kết nối vào quý 2/2023.
Giám đốc Sở KH&ĐT Lê Anh Quân trả lời chất vấn. |
Nhóm thứ 4 có 3 dự án chưa đầu tư xây dựng Khu đô thị Văn Phú, Hà Đông do khu đất xây dựng trạm xử lý trùng với hệ thống kênh thoát nước của Thành phố. Giải pháp là rà soát, kiểm tra về quy hoạch, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo trong quý 1/2023; Khu đô thị Dương Nội do chưa được cấp giấy phép xây dựng theo cơ chế đặc thù của hợp đồng EPC. UBND Thành phố đã giao cho Sở Xây dựng để kiểm tra, rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để nhà đầu tư triển khai thực hiện trong quý 1/2023.
Còn Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch, tiến độ hoàn thành vào quý 4/2027, đề nghị UBND Thành phố giao chủ yếu cho huyện Hoài Đức giám sát việc đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải...
Theo Phó Giám đốc phụ trách Sở TN&MT Mai Trọng Thái, năm 2022 phát hiện 58 dự án xả thải vượt chỉ tiêu cho phép, số tiền xử phạt 4 tỉ đồng. Một số nguyên nhân chủ yếu như quy hoạch cấp nước của Thành phố, các khu đô thị sẽ không xây dựng trạm xư lý thải phân tán, sẽ đấu nối vào đầu mối thu gom thoát nước thải và các hệ thống xử lý nước thải tập trung của Thành phố.
Một số khu đô thị đã tồn tại từ lâu nên thiếu quy hoạch cho việc bố trí trạm xử lý nước thải trong khu đô thị. Vấn đề này dẫn đến khó khắc phục xử lý hiện trạng xử lý nước thải theo quy định.
Bên cạnh đó, một số khu đô thị, chủ đầu tư đã hoàn tất xây dựng hạ tầng và đã bàn giao cho người dân, nên việc bố trí kinh phí phát sinh cho việc xử lý nước thải khó thực hiện, do không có trong kế hoạch sử dụng vốn dự án ban đầu.
Một nguyên nhân nữa là khó khăn giải phóng mặt bằng triển khai theo tiến độ từng giai đoạn dự án, một phần dự án đã được bàn giao cho chủ đầu tư khác. Vì vậy, có một số có một số giải pháp tạm thời xử lý từng cụm dự án thành dự án riêng lẻ, sau đó mới hoàn tất hạ tầng toàn bộ khu đô thị xây dựng dự án theo kế hoạch tập trung...
28/70 cụm công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải tập trung
Đại biểu Nguyễn Lan Hương (Tổ Quốc Oai) cho biết hiện trên địa bàn Thành phố có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động, trong đó mới có 42 cụm công nghiệp hoạt động ổn định được đầu tư trạm xử lý nước thải tập trung, còn lại 28/70 cụm công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải tập trung, trong đó có các cụm công nghiệp làng nghề. Trong khi đó, vấn đề ô nhiễm làng nghề đang nhức nhối và cử tri hết sức quan tâm. Đại biểu đề nghị Giám đốc Sở Công Thương cho biết nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp xử lý?
Đại biểu Hoàng Thị Tú Anh (Tổ Phúc Thọ) cũng đề nghị Giám đốc Sở Công Thương cho biết nguyên nhân, giải pháp thực hiện đối với 5 cụm công nghiệp đã đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải, tuy nhiên hiện không hoạt động, xuống cấp hoặc chưa được đầu tư đồng bộ?
Toàn cảnh Kỳ họp. |
Trả lời các đại biểu, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, trên địa bàn thành phố có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động, trong đó có 28 cụm chưa có hệ thống xử lý nước thải. Đối với 28 cụm này, thì cụm công nghiệp của huyện Đan Phượng giai đoạn 2 đi vào hoạt động có xây dựng hệ thống xử lý nước thải nên chỉ còn 27 cụm.
Trong đó có 19 cụm phù hợp với quy hoạch và 8 cụm không phù hợp với quy hoạch. Hiện, Sở Công Thương đang rà soát các phương án để các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp này tiếp tục để lại hoạt động hay phải chuyển đổi theo lộ trình đến năm 2030.
Cùng quan tâm đến vấn đề thoát nước, các đại biểu Phạm Hải Hoa, Nguyễn Ngọc Việt (Tổ Mỹ Đức) chất vấn vì sao Trạm bơm Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm) chậm triển khai; hiện có nhiều tuyến kênh mương trước đây chỉ phục vụ cho nông nghiệp nhưng quá trình đô thị hóa, nhiều cụm công nghiệp, làng nghề, khu đô thị đã “biến” kênh mương làm nơi thoát nước. Đại biểu đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thực trạng và giải pháp tham mưu cho thành phố trong thời gian tới.
Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ cho biết, xtrạm bơm Liên Mạc là trạm bơm lớn, làm hai nhiệm vụ lấy nước sông Hồng cấp cho sông Nhuệ và tiêu thoát nước trong đô thị từ trong nội thành ra sông Hồng. Hiện Sở KH&ĐT đã có báo cáo thẩm định hoàn thiện hồ sơ, quy trình để hoàn tất thủ tục tiếp theo có thể mất một năm rưỡi, nên nhanh nhất phải đến giữa năm 2024 mới có thể thi công dự án và cuối năm 2025 mới hoàn thành...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04
Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng
Chỉ đạo - Điều hành 13/12/2024 15:31
Hà Nội “chốt” thời điểm hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy
Chỉ đạo - Điều hành 12/12/2024 19:22
Sớm đưa các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vào cuộc sống
Chỉ đạo - Điều hành 12/12/2024 17:35