Lam Kinh điện cổ thành xưa

Những ngày đầu tháng Giêng, khi người dân khắp các miền quê Việt nô nức du xuân, trẩy hội, đoàn cán bộ, phóng viên, nhân viên báo Lao động Thủ đô cũng có chuyến hành hương về nguồn, thăm Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thanh Hóa) - vùng đất của truyền thuyết và lịch sử, quê hương nhà Lê, nơi hội tụ "hồn thiêng núi sông".

Vùng đất của truyền thuyết và lịch sử

Nằm cách thành phố Thanh Hóa hơn 50 km về phía Tây Bắc, thuộc địa bàn  hai huyện Thọ Xuân và Ngọc Lặc, Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh từ lâu đã đi vào tiềm thức người dân Việt như một điểm hẹn trở về với nguồn cội.  Theo ghi chép, đây là vùng đất thiêng, sinh ra nhiều bậc đế vương, anh hùng hào kiệt, trong đó có  người anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi và là nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Khu di tích lịch sử này có vị trí đắc địa, phía Bắc dựa vào núi Dầu, phía Nam nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là núi Phú Lâm (núi Hổ), bên hữu là núi Hương (núi Rồng). Khu Hoàng thành, cung điện và thái miếu được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương.Với địa thế này, dân gian vẫn lưu truyền đây là thế đất xoáy ốc, long chầu - hổ phục, tay phải Hồ Thuỷ, tay trái Long Sơn, thành điện Lam Kinh liên kết như chuỗi hạt châu phát ngôi Thiên tử.

Bia Vĩnh Lăng ghi công Lê Lợi

59620

Cách đây 600 năm về trước cụ tổ của vua Lê đã sớm nhận ra Lam Kinh là vùng “đất lành chim đậu” mà quyết định san đất dựng nhà. Khi cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược nổ ra, đất Lam Sơn trở thành nơi hội tụ của nhiều anh hùng hào kiệt, chiêu tập quân sỹ khắp bốn phương dựng cờ khởi nghĩa. Đất nước thái bình, đất Lam Sơn trở thành kinh đô thứ 2 của triều Lê, là quê hương của dòng họ đế vương dài nhất trong lịch sử dân tộc trong suốt hơn 300 năm (1428 - 1788) đưa nước Đại Việt đạt tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến.

Cũng theo sử sách, Lam Kinh từng là  một trung tâm hành lễ thờ tự các vua Lê và Hoàng Thái Hậu thời Lê Sơ vào loại lớn nhất, tiêu biểu nhất trong một ngàn năm phong kiến tự chủ ở Việt  Nam và có thể là cả khu vực Đông Nam Á. Trung tâm hành lễ thờ tự này bao gồm một quần thể kiến trúc Điện- Miếu- Lăng mộ- sân Rồng, Nhà Tả vu, Hữu vu, Nghi môn, Thành lũy, sông Ngọc, hồ Tây và các công trình kiến trúc khác, được phân bổ vừa tập trung, vừa trải rộng trên một diện tích gần 200 ha. Hiện Lam Kinh là nơi an nghỉ ngàn thu của người anh hùng dân tộc Lê Lợi và các vị hoàng đế, Hoàng Thái hậu vương triều Lê Sơ, là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc về một giai đoạn lịch sử oai hùng chống quân xâm lược và công cuộc xây dựng quốc gia Đại Việt.

Dấu xưa còn đó

Đến Lam Kinh hôm nay, trong lòng mỗi người con đất Việt đều trào dâng những cảm xúc bồi hồi, xúc động trước những dấu tích lịch sử của ông cha còn ghi dấu lại và rung cảm trước cảnh quan trầm mặc mà vô cùng uy nghi, bề thế của điện cổ thành xưa. Mặc dòng thời gian chảy trôi, mặc cuộc sống cứ hối hả, bộn bề, Lam Kinh vẫn vẹn nguyên vẻ cổ kính, thâm nghiêm như nhiều thế kỷ trước.

Đoàn cán bộ, phóng viên báo LĐTĐ nghe giới thiệu về khu di tích lịch sử Lam Kinh

59565

Theo chân người hướng dẫn viên du lịch, chúng tôi bước qua chiếc cầu xây theo kiểu vòng cung xưa để bước vào đất Lam Sơn. Một màu xanh cỏ thênh thang, những bóng cây cổ thụ ngàn năm sừng sững tạo ra một không gian như huyền thoại. Cây đa cổ cao chừng 30 mét, chu vi gốc cây khoảng 4 mét, nhánh vươn cao trấn giữ bên phải. Gần đó là chiếc giếng cổ được xây bằng đá xanh, đường kính chừng 10 mét. Chúng tôi bước vào nơi xưa là thành Lam Kinh, giờ chỉ còn là dấu xưa sau bao năm hoang phế. Bãi cỏ xanh mát mắt, còn lưu giữ những phiến đá xếp thứ tự. Bước qua những phiến đá sót lại của thành Lam Kinh xưa là một dãy nhà đã được phục dựng lại theo cổ thành xưa. Sự uy nghiêm toát ra từ những điện thờ với cách xây dựng độc đáo. Đó là 6 tòa Thái Miếu, mỗi Thái Miếu thờ các vị hoàng đế của triều Lê. Đặc biệt, Thái Miếu số 5 thờ vua Lê Lợi, cha và ông nội của nhà vua.

Trong các Thái Miếu đều có bàn thờ, lư đồng và những vật dụng dành cho vua được phục chế lại.  Rời các tòa Thái Miếu, chúng tôi men theo con đường nhỏ phía sau dẫn đến nơi an nghỉ của vua Lê Lợi. Trải qua 600 năm, ngôi mộ trong khuôn viên khoảng 100 m2 khá đơn giản so với nơi yên nghỉ của bất cứ vị vua nào. Cây cổ thụ tỏa bóng mát trăm năm, cổng vào lăng vua gồm bốn trụ khá đơn giản. Từ đây, xuyên qua những con đường nhỏ giữa cây cỏ um tùm, chúng tôi thăm bia Vĩnh Lăng mô tả ngắn gọn, cô đọng toàn bộ sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) do Nguyễn Trãi biên soạn; Hựu lăng - lăng vua Lê Thái Tông; lăng Khôn Nguyên - lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao (mẹ vua Lê Thánh Tông); Chiêu Lăng - lăng vua Lê Thánh Tông; Dụ Lăng - lăng vua Lê Hiến Tông...  

Bia Vĩnh Lăng nằm riêng biệt trên đường đi, có mái che được xây dựng sau này. Bia được tạc từ một khối đá xanh rất lớn đặt trên lưng rùa. Trán bia hình bán nguyệt trên đó chạm nổi đôi rồng chầu mặt trời, bia được trang trí hình rồng, xen kẽ là hình hoa cúc dây mềm mại, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê. Nội dung văn bia được khắc chìm, nói về thân thế, sự nghiệp của Lê Lợi, người anh hùng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) cũng như cuộc kháng chiến chống quân Minh, cùng với chuyện Lê Lợi trả gươm cho rùa thần ở hồ Lục Thủy (nay là hồ Hoàn Kiếm).

Có thể nói, trải qua gần 6 thế kỷ với bao biến đổi thăng trầm của lịch sử và sự khắc nghiệt của thiên nhiên, Lam Kinh không còn nguyên vẹn như xưa nhưng với tất cả hình hài còn lại như nền móng, chân táng điện miếu đến thềm rồng, bia ký, tượng người, tượng thú trong các khu lăng mộ hay hồ, giếng, sông, sông ngọc và các cây cổ thụ 5-6 trăm tuổi cùng cả khu rừng đang hồi sinh hàng trăm hecta, vẫn là những bằng chứng, vật chứng sinh động về quy mô và giá trị độc đáo của toàn bộ khu vực điện miếu ở Lam Kinh cổ xưa. Cùng với đó là những câu chuyện đầy kỳ bí về cây ổi biết cười, cây lim hiến thân hay cây đa thị hàng trăm tuổi càng khiến cho chúng tôi- những du khách viếng thăm Lam Kinh cảm nhận rõ hơn sự uy nghiêm, linh thiêng của điện cổ, thành xưa.

Đoàn cán bộ, phóng viên báo LĐTĐ nghe giới thiệu về khu di tích lịch sử Lam Kinh

59619

Vùng cảnh quan sinh thái hấp dẫn

Không chỉ mang giá trị truyền thuyết, lịch sử, Lam Kinh còn hút bước chân du khách bởi cảnh quan sinh thái độc đáo và hấp dẫn. Với diện tích trên 200 ha với quần thể di tích đồi núi, sông hồ, khe suối, Lam Kinh vừa có sự cổ kính, linh thiêng, vừa có sự kỳ vĩ thơ mộng. Đặc biệt ở khu vực trung tâm vẫn còn rất nhiều cây cổ thụ vài trăm năm tuổi cũng tạo ra cảnh trí đặc sắc. Riêng khu rừng cấm Lam Kinh còn hội tụ đủ các loài cây như lim, lát, dổi, xà cừ với độ che phủ lớn đang hồi sinh nhanh chóng để chim thú tụ về đông đúc. Vườn vải thiều với hàng vạn cây đã cho thu hoạch được hơn chục năm còn là nơi nuôi ong lý tưởng.  Hôm chúng tôi tới thăm Lam Kinh, trời cuối xuân bừng nắng. Bước chân bộ hành nhưng không ai thấy mồ hơi rơi bởi được đi dưới những tán cây rừng xanh mát. Chợt nghĩ, dù có là mùa hè nắng cháy song được đi dưới tán cây rừng, thưởng ngoạn cảnh trí ở đây vẫn thú vị vô cùng. Thiết nghĩ, với sự hấp dẫn của vùng cảnh quan sinh thái Lam Kinh, nơi đây còn có thể trở thành điểm tham quan du lịch giàu tiềm năng trong suốt cả bốn mùa.  

Tạm biệt Lam Kinh, hình ảnh trầm mặc, mà bề thế uy nghiêm của Lam Kinh cứ vấn vương như vẫy gọi du khách một lần trở lại. Có thể nói, với vẻ đẹp yên tĩnh của thành cổ điện xưa, không gian thanh tịnh của chốn sơn lăng chất chứa những trang sử hùng tráng của một vương triều… đất Lam Kinh thực sự trở thành biểu tượng tinh thần của tổ tiên Việt, nơi hội tụ “Hồn thiêng sông núi” nước Nam. Đến với Lam Kinh để rồi khi trở về, nơi đây không chỉ đơn thuần là điểm du lịch tâm linh, lịch sử, sinh thái hấp dẫn mà còn đọng lại trong mỗi chúng ta niềm tự hào dân tộc.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh đêm 30/4

Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh đêm 30/4

(LĐTĐ) Đúng 21h ngày 30/4, bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mát đã được tô điểm bằng màn trình diễn pháo hoa rực rỡ, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong 60 năm qua

Thanh Hoá – Nghệ An – Hà Tĩnh chịu đợt nắng nóng kỷ lục trong 60 năm qua

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, từ ngày 26/4-30/4/2024, nhiệt độ tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cao kỷ lục trong 60 năm qua.
Đông đảo du khách đến biển Cửa Lò giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng 40 độ C

Đông đảo du khách đến biển Cửa Lò giải nhiệt trong thời tiết nắng nóng 40 độ C

(LĐTĐ) Trong những ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5 để giải tỏa cơn nóng đầu mùa, nhiều người đã chọn đến biển Cửa Lò để hóng gió và tắm mát.
Bảo vệ da khỏi tác hại do ánh nắng mặt trời và tia UV

Bảo vệ da khỏi tác hại do ánh nắng mặt trời và tia UV

(LĐTĐ) Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư da.
35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

35 nhóm bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, quyền lợi bảo hiểm xã hội với việc công nhận và hỗ trợ 35 nhóm bệnh nghề nghiệp, phù hợp với quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Thông tư 15/2016/TT-BYT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2023/TT-BYT) quy định về danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

HANDICO: Phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” đạt hiệu quả thiết thực

(LĐTĐ) Qua sự phát động, triển khai sâu rộng, hướng dẫn sát sao của Công đoàn, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu "Công nhân giỏi" trong công nhân lao động Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đã diễn ra sôi nổi, có sức lan tỏa và đạt những kết quả thiết thực.
Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

Biển Xuân Thành đông khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các điểm đến du lịch ở Hà Tĩnh thu hút hàng vạn du khách, nổi bật trong đó có bãi biển Xuân Thành.

Tin khác

Bella Vũ được hãng dương cầm hàng đầu thế giới tổ chức đêm nhạc riêng

Bella Vũ được hãng dương cầm hàng đầu thế giới tổ chức đêm nhạc riêng

(LĐTĐ) Vừa qua, Bella Vũ đã trình diễn đêm nhạc đặc biệt của mình Bella Vũ – Steinway Piano Recital tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đợt phim miễn phí kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 - 5/2024

Đợt phim miễn phí kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 - 5/2024

(LĐTĐ) Đợt phim miễn phí kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, 7/5, 19/5 năm 2024 sẽ diễn ra trên phạm vi cả nước từ ngày 30/4 - 20/5/2024.
Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

(LĐTĐ) Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Thông tin Sơn Tùng M-TP sẽ góp mặt vào chương trình truyền hình thực tế "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc đã nhận được sự quan tâm của nhiều Sky.
Gần 1.500 VĐV môn Vovinam Việt Võ Đạo tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

Gần 1.500 VĐV môn Vovinam Việt Võ Đạo tranh tài tại Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đại hội Thể thao học sinh Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) -Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023 - 2024, môn Vovinam Việt Võ Đạo - Cúp Nestlé MILO lần thứ VII vừa chính thức khai mạc tại Nhà thi đấu Phú Thọ (Quận 11, TPHCM), thu hút gần 1.500 vận động viên tham gia tranh tài.
U23 Việt Nam chia tay giấc mơ Olympic

U23 Việt Nam chia tay giấc mơ Olympic

(LĐTĐ) Rạng sáng nay 27/4, U23 Việt Nam đã chia tay giấc mơ Olympic khi dừng bước ở tứ kết với trận thua 0-1 trước U23 Iraq.
Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

(LĐTĐ) U23 Việt Nam chạm trán U23 Iraq ở vòng tứ kết U23 châu Á 2024. Trận đấu U23 Việt Nam với U23 Iraq diễn ra lúc 0h30 ngày 27/4, phát sóng trực tiếp trên VTV5 và FPT Play (ứng dụng FPT Play và kênh YouTube FPT bóng đá Việt).
U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

(LĐTĐ) Trong ký ức người hâm mộ Việt Nam, chiến thắng kịch tính trước U23 Iraq trong hành trình làm nên “kỳ tích" Thường Châu năm 2018 vẫn còn sống động. Để bây giờ, khi U23 Việt Nam tái ngộ đội bóng Tây Á cũng ở tứ kết vòng chung kết U23 châu Á, tất cả lại mơ về một chiến thắng khác, kiến tạo một kỳ tích khác.
Trọng tài Ko Hyung Jin bắt chính trận U23 Việt Nam - U23 Iraq

Trọng tài Ko Hyung Jin bắt chính trận U23 Việt Nam - U23 Iraq

(LĐTĐ) Theo công bố mới nhất của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), trọng tài Hàn Quốc Ko Hyung Jin sẽ bắt chính trận tứ kết giữa U23 Việt Nam với U23 Iraq trên sân Al Janoub vào ngày 27/4.
Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

(LĐTĐ) Hoà 2-2 ở cả hai hiệp đấu chính và phụ, cả U23 Hàn Quốc lẫn U23 Indonesia phải đá luân lưu. Sau tận nửa tiếng đồng hồ với 11 lượt sút, U23 Indoensia đã có mặt ở bán kết.
Xem thêm
Phiên bản di động