Làm giàu từ cây mận Mộc Châu
Nông dân huyện Đan Phượng “thi đua” làm giàu từ nông nghiệp Nông dân huyện Đan Phượng: Quyết tâm làm giàu từ nông nghiệp Phú Xuyên: Hiệu quả từ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp |
Tới vườn mận nhà chị Phương vào thời điểm này, du khách được chiêm ngưỡng khoảng đồi mận ngút ngàn hơn 2ha trĩu quả. Lấp ló sau tán lá xanh là những chùm mận chín đỏ mọng. Giữa tháng 5, đầu tháng 6 là thời điểm mận chín rộ cũng là lúc chị Phương bắt đầu thu hoạch, đổ bán sỉ cho các thương lái miền xuôi. Mận vừa trẩy xong được chị Phương chia theo từng loại quả rồi đóng vào thùng xốp đem cân. Các lái buôn chỉ việc cho thùng lên xe tải, chở đi khắp các vùng miền trong cả nước.
Cao nguyên Mộc Châu được thiên nhiên ưu ái với khí hậu thời tiết và đất đai thuận lợi cho cây mận sinh trưởng và phát triển, cho ra những trái mận chất lượng, giòn, thơm và căng mọng so với những trái mận ở khu vực khác. Mận cũng trở thành cây trồng chủ lực giúp xóa đói giảm nghèo của người dân nơi đây trong suốt nhiều năm qua.
Chị Quàng Thị Phương quyết tâm phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập với quả mận Mộc Châu - loại nông sản thế mạnh của địa phương. |
Mộc Châu là địa danh du lịch được nhiều người biết đến bởi khí hậu ôn hòa, phong cảnh tươi đẹp, trong khi đó, mận là đặc sản của địa phương, lại giòn, ngon, ngọt, giá trị dinh dưỡng cao, được khách du lịch ưu chuộng. Chính vì thế, năm 2015 gia đình chị Phương quyết định chuyển đổi mô hình kinh tế từ trồng ngô, chủ dong sang trồng mận.
Theo chị Quàng Thị Phương, cây mận được đưa vào trồng ở Mộc Châu từ đầu những năm 1980. Loại cây này phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Sơn La và có hiệu quả kinh tế cao nên đã nhanh chóng được người dân địa phương nhân giống và trồng ở nhiều huyện như Yên Châu, Thuận Châu và thành phố Sơn La.
Tận dụng lợi thế về điều kiện thổ nhưỡng, tại nhiều vùng, người dân đã đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển các vườn cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao, trồng và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với quy trình sản xuất hữu cơ theo hướng an toàn và bền vững, thân thiện với môi trường. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, găn du lịch trải nghiệm tại các vườn mận thông qua các lễ hội.
Ngày trước gia đình chị Phương trồng ngô, trồng dong, nhưng những cây đó ngắn ngày lại không có đầu ra ổn định cho nên chị quyết định trồng mận, mơ, dần dần kinh tế đã được cải thiện, ổn định và phát triển.
Trồng hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ nên mận nhà chị Phương cho ra quả to, chín đều, mọng nước lại giòn, ngon... |
Riêng đối với diện tích trồng mận, chị Phương đã dùng phương pháp ủ ngô và phân chuồng bón cho cây mận. Cùng với đó là bơm nước tưới cây hàng ngày để cải thiện tình trạng khô, thiếu nước. Trồng hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ nên mận nhà chị Phương cho ra quả to, chín đều, mọng nước lại giòn, ngon. Chị cho biết, phương pháp cắt tỉa cây cũng giúp cho quả mận to và chín đều hơn. Chính vì vậy, mỗi năm, gia đình chị thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng từ quả mận.
Giá sản phẩm mận cắt tỉa được thương lái đến tận vườn mua với giá dao động 50 - 100 nghìn đồng/1kg. Mận sớm (mận trái vụ) thì có giá từ 20 - 30 nghìn đồng/1kg. Thường thì vợ chồng chị chăm sóc vườn mận, nhưng vào mùa thu hoạch thì thuê thêm nhân công.
Chị Phương chia sẻ, vợ chồng chị rất yêu nghề trồng mận, bởi cây mận không chỉ giúp gia đình chị cải thiện kinh tế, làm giàu, mà còn là một sản vật của địa phương, mang đến cơ hội phát triển kinh tế bền vững.
Mận vào mùa thu hoạch. |
“Xuất phát từ vai trò quan trọng của cây mận đối với phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sinh kế của người dân, việc bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm mận quả tươi và sản phẩm chế biến từ quả mận tươi Sơn La sẽ là cơ sở phát triển bền vững chuỗi giá trị để phát triển nhãn hiệu mận Sơn La”, chị Phương chia sẻ thêm.
Chị cho biết trong thời gian tới sẽ học hỏi nhiều kinh nghiệm để chăm sóc cho vườn mận được đẹp hơn và hướng dẫn cho mọi người cách cắt tỉa và bón phân bằng phương pháp hữu cơ cho cây trồng được tốt hơn, chất lượng quả to và ngọt hơn. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thêm giá trị gia tăng và thu nhập cho nông dân trồng mận.
Nhắc tới cây mận hậu ở Sơn La, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới sản phẩm mận hậu được trồng ở cao nguyên Mộc Châu. Từ lâu, cây mận Mộc Châu đã trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Đến nay, nhiều nông dân đã xây dựng mô hình mận theo hướng VietGap, hữu cơ. |
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
"Sống như nhà đầu tư": Hành trình Dragon Capital Việt Nam khơi dậy cảm hứng đầu tư cho cộng đồng
Doanh nhân 30/10/2024 16:01
Doanh nhân tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên
Doanh nhân 14/10/2024 21:05
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk
Doanh nhân 13/10/2024 11:19
Nền kinh tế cần nhiều hơn những doanh nghiệp nòng cốt dẫn dắt
Doanh nhân 13/10/2024 10:54
Doanh nhân và trách nhiệm xã hội
Doanh nhân 13/10/2024 06:32
Câu lạc bộ Nữ doanh nhân thành phố Vinh kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam
Kinh tế 10/10/2024 21:08
Quận Bắc Từ Liêm gặp mặt hơn 100 doanh nghiệp, doanh nhân
Doanh nhân 26/09/2024 20:46
Dự án dành cho trẻ tự kỷ ở Hà Nội được vinh danh Sao vàng thương hiệu đất Việt 2024
Doanh nhân 09/09/2024 11:29
Trao giải cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh 2024”: Ươm mầm nữ doanh nhân
Doanh nhân 03/07/2024 19:08
Ông Phạm Nhật Vượng: Quyết tâm đi đến cùng cho giấc mơ xe điện
Doanh nhân 14/06/2024 17:40