Làm gì để thương hiệu nông sản Việt Nam vươn xa?

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2022 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cuối năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết: “Ngành nông nghiệp chưa xây dựng được các Thương hiệu quốc gia mang tầm quốc tế”. Câu nói tổng quát đó cho ta thấy, mặc dù Việt Nam là một trong những nước có một số mặt hàng xuất khẩu nông sản ở tốp đầu thế giới, song câu chuyện về xây dựng thương hiệu cho hàng hoá Việt vẫn còn rất gian truân.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam trong quý I/2022 Bàn giải pháp nhằm nâng cao giá trị nông sản Việt Tìm giải pháp nâng tầm giá trị nông sản Việt

Tuy chúng ta làm được một số việc, nhưng còn rất nhiều việc phải làm để xây dựng Thương hiệu hàng hoá nông sản Việt Nam. Vậy việc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam đang gặp phải những khó khăn trở ngại gì? Đây là bài toán cần có lời giải sớm trong 5-10 năm tới để nông sản Việt Nam có thể đi xa hơn.

Nguyên nhân khiến nông sản Việt Nam khó khăn trong phát triển

Có thể kể ra ngay một số nguyên nhân chính gây trở ngại cho sự phát triển của nông sản Việt Nam như: Sản xuất hàng hoá nông sản còn manh mún, nhỏ lẻ, khối lượng sản phẩm cộng lại thì lớn song, nhiều lúc lại không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, việc đầu tư cho khoa học kĩ thuật, nhân lực để nâng cao năng suất, chất lượng hàng hoá; công tác quản lý và phát triển trong việc xây dựng hệ thống mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc hàng hoá còn gặp nhiều khó khăn và chưa làm được nhiều.

Làm gì để thương hiệu nông sản Việt Nam vươn xa?
Nông sản Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và khẳng định thương hiệu (ảnh minh họa)

Cùng đó, chuỗi sản xuất phân phối phục vụ cho nội địa và xuất khẩu chưa được thiết lập và chưa được chuẩn hoá. Chúng ta mới chỉ tập chung làm thương hiệu cho một số sản phẩm chủ lực như gạo, tiêu, điều, cà phê, chè… Trong khi đó, giao dịch mua bán hàng hoá hiện nay chủ yếu là mua đứt bán đoạn, ít có người, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đến cùng về giá cả và chất lượng hàng hoá bán ra.

Hiện tượng nông dân bị ép cấp, ép giá tương đối phổ biến do giao dịch không công khai, minh bạch trong quan hệ mua bán trên thị trường nông sản. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho người sản xuất hàng hoá ít quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu. Mặt khác, 80% các sản phẩm nông sản Việt Nam hiện nay tiêu thụ chưa qua chế biến sâu, vì vậy thu được giá trị gia tăng rất thấp. Trong lĩnh vực bao bì đóng gói, giới thiệu hàng hoá trên bao bì sản phẩm chưa hấp dẫn đối với khách hàng trong và ngoài nước.

Ngoài ra, hàng hoá nông sản Việt Nam xuất khẩu khi ra khỏi kho của Việt Nam hầu hết đã được thay đổi bao bì, nhãn mác của nước ngoài, rõ ràng hàng Việt Nam đã bị mất thương hiệu ngay ở sân nhà. Việc tổ chức quảng bá giới thiệu nông sản Việt với nước ngoài rất hạn chế. Sự kết nối giữa sản xuất trong nước và nước ngoài còn lỏng lẻo, thiếu thông tin để khuếch trương thương hiệu.

Thực trạng về việc xây dựng thương hiệu của hàng hoá nông sản Việt Nam là như vậy. Song, không phải một sớm, một chiều chúng ta có thể giải quyết tình hình trên trong một thời gian ngắn; mà nó đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển thương hiệu, để hàng hoá nông sản Việt Nam vươn xa hơn. Không để tình trạng hàng Việt Nam mang tiếng là “chất lượng thấp, giá rẻ" như thời gian trước đây.

Từ năm 2008, Chính phủ đã phê duyệt lấy ngày 20/4 hàng năm là ngày Thương hiệu quốc gia, chính là để tôn vinh, quang bá những thương hiệu hàng hoá Việt Nam ở thị trường nội địa, cũng như xuất khẩu và chương trình Thương hiệu quốc gia 2020-2030 với nội dung gắn kết thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, với các hoạt động thu hút đầu tư quảng bá văn hoá du lịch.

Là gì để xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam?

Cần gắn việc xây dựng thương hiệu cua các doanh nghiệp với Thương hiệu quốc gia. Tập trung nâng cao chất lượng hàng hoá, luôn luôn đổi mới sản phẩm theo tín hiệu của thị trường. Đặc biệt, muốn gây dựng chỗ đứng của các sản phẩm Việt ở nước ngoài, trước hết cần xây dựng thương hiệu có uy tín khi tiêu thụ ngay ở tron nước; muốn tạo niềm tin về hàng hoá cho khách hàng nước ngoài, thì bản thân người tiêu dùng Việt phải gắn bó và tin yêu một cách thực sự những sản phẩm lưu hành ở thị trường nội địa.

Đồng thời, cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá các thương hiệu một cách bài bản với độ trung thực cao. Trong giao dịch mua bán, cần giữ chữ tín trong kinh doanh đối với các sản phẩm Việt. Song song với việc phát triển sản xuất, cần củng cô hệ thống phân phối có thương hiệu để phục vụ người tiêu dùng.

Việc xây dựng thương hiệu cho hàng hoá Việt Nam vươn xa, cần được thể hiện từ nhận thức, tới hành động. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự hỗ trợ của các bộ, ngành liên quan, cùng các địa phương có sản phẩm; chắc chắn trong thời gian không xa, thương hiệu hàng hoá nông sản Việt Nam sẽ vươn xa, đứng vững ở thị trường nội địa và vươn ra thị trường các nước trên thế giới.

Hàng hoá nông sản Việt sẽ góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Vì thế, mỗi một người nông dân Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam cần góp sức gây dựng thương hiệu cho hàng hoá nông sản Việt và sẽ tự hào một cách chính đáng về những sản phẩm nông sản nổi tiếng của đất nước. Phấn đấu trong một thời gian không xa, Việt Nam sẽ trở thành một trong những cường quốc nông sản trên bản đồ thế giới.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Chưa từng có trong lịch sử, thị trường vàng thế giới chao đảo theo những cơn sóng địa chính trị tại một số điểm nóng. Vàng thiết lập đỉnh mới liên tục rồi chạy biên độ ngang dọc, lên xuống, khó lường. Trong sáng nay (23/4), những thông tin mới về địa chính trị cũng như các chỉ số kinh tế Mỹ có dấu hiệu tươi sáng hơn là yếu tố then chốt thúc đẩy giá vàng thế giới rơi thẳng đứng.
Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán nổi sóng

Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán nổi sóng

(LĐTĐ) VN-Index tăng 15 điểm trong phiên đầu tuần. Các mã ngân hàng, chứng khoán dẫn đầu đà tăng trong khi thanh khoản thị trường giảm sâu, dòng tiền thận trọng sau cú rơi hơn 100 điểm vừa qua.
Hủy đấu thầu vàng miếng SJC

Hủy đấu thầu vàng miếng SJC

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa có thông báo hủy phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (22/4) do không đủ số doanh nghiệp đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc.
Vàng bất ngờ giảm giá, USD lại nóng lên

Vàng bất ngờ giảm giá, USD lại nóng lên

(LĐTĐ) Sáng nay (22/4), trong khi giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn sụt giảm thì tỷ giá USD vẫn tăng vọt. Hiện giá USD tại các ngân hàng thương mại đã lập đỉnh lịch sử khi bán ra ở mức 25.473 đồng.
Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện với các dự án sử dụng LNG nhập khẩu

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện với các dự án sử dụng LNG nhập khẩu

(LĐTĐ) Bộ Công Thương hiện đang lấy ý kiến công khai đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG.
Sáng mai (22/4) sẽ đấu thầu gần 17.000 lượng vàng miếng

Sáng mai (22/4) sẽ đấu thầu gần 17.000 lượng vàng miếng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng vào 10h sáng ngày 22/4 tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Xem thêm
Phiên bản di động