Làm gì để bảo vệ nông sản Việt trước biến động thị trường quốc tế?

Nông sản Việt Nam chuẩn bị vào chính vụ đối với một số loại hoa quả như: Thanh long, sầu riêng, vải thiều…Những loại nông sản này đều có giá trị xuất khẩu lớn, nhưng trước biến động của thị trường nông sản, nhiều người tỏ ra lo lắng làm sao để bảo vệ được ngành nông sản trong nước, cũng như bảo vệ người nông dân trước thách thức này?.
lam gi de bao ve nong san viet truoc bien dong thi truong quoc te Tránh đầu tư dư thừa nguồn cung

Chưa hết nghịch lý

Có lẽ không chỉ riêng với nông dân Việt Nam, mà ngày cả các chuyên gia trong ngành nông nghiệp, cũng như các cơ quan quản lý vẫn không thể nào quên những bài học xương máu từ việc hàng nông sản của chúng ta quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Gần đây nhất, một lần nữa người chăn nuôi lợn phải lao đao trước việc Trung Quốc bất ngờ tuyên bố ngừng thu mua lợn của Việt Nam. Sự việc sẽ không có gì đáng nói, nếu trước đó không có việc thị trường thịt lợn trong nước bất ngờ đồng loạt tăng giá mạnh (giá thịt lợn tăng từ 10.000 đồng - 15.000 đồng/kg; trước đó giá thịt lợn trung bình từ 7.000 - 10.000 đồng/kg), nguyên nhân sau đó được xác định là do thương lái Trung Quốc tăng cường thu mua lợn hơi và tác động mạnh đến giá cả trong nước.

lam gi de bao ve nong san viet truoc bien dong thi truong quoc te
Nông sản Việt cần học cách tôn trọng thị trường trong nước để phát triển.

Từ câu chuyện trên, nhiều người nông dân lại nhớ đến những cay đắng năm nào mang tên thanh long, dưa hấu…Hàng nông sản không thể xuất khẩu được trong khi ở trong nước, có thời điểm nhiều người đã phải than rằng: Ra đường là chạm mặt với dưa hấu, về nhà đụng phải thanh long. Và tất nhiên, cái cách mà thương lái Trung Quốc khiến thị trường nông sản Việt Nam lao đao từ trước đến nay không mới. Đó vẫn chỉ là chuyện tăng thu gom, tăng giá, người dân ồ ạt đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi…kết thúc là một lệnh cấm “lãng xẹt” từ phía đối tác truyền thống, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro này.

“Là người nông dân chân lấm tay bùn, chăn nuôi trồng trọt vất vả, làm sao chúng tôi biết được người đến thu mua hàng của mình là ai, bán đi đâu? Chúng tôi chỉ cần biết sản phẩm mình làm ra bán được giá cao là được. Còn việc tạm dừng thu mua, hay người nông dân trồng nhiều, trồng ít thì phải có người định hướng, không thể cứ để khi nông dân không bán được, lúc đó cơ quan chức năng vào lại nói chúng tôi đổ xô vào làm ăn cùng một sản phẩm, cùng loại giống và không nhìn xa…đó không phải là lỗi của chúng tôi” – anh Mạnh Hùng (người dân ở huyện Ba Vì, Hà Nội) nói. Tâm sự của anh Hùng không phải là không có lý, bởi thực ra, việc định hướng ngành nghề, sản phẩm, hay thương hiệu đều phải do tổ chức, cơ quan chức năng chuyên trách định hướng từ đầu. Có điều, ở đây chúng ta cũng nên nhìn nhận thẳng vào vấn đề, người dân chúng ta vẫn sản xuất vẫn còn quá manh mún, trình độ sản xuất và chất lượng chưa cao, bên cạnh đó là cách thức làm ăn chưa chuyên nghiệp, phụ thuộc nhiều vào thị trường chợ đen, nên khi gặp “sự cố” tạm dừng thu mua, người dân sẽ phải chịu thiệt thòi.

Tăng cường xây dựng mô hình liên kết

“Vấn đề nông sản Việt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc không phải là câu chuyện ngày một, ngày hai nữa, mà là một câu chuyện dài kỳ. Thế nhưng, tôi không hiểu vì sao đến thời điểm này các mặt hàng nông sản của Việt Nam vẫn chưa thực sự tìm được hướng đi ổn định, lâu dài. Phải chăng, tìm cách bảo vệ người nông dân lại quá khó khăn?”- chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Thị Hằng nêu quan điểm.

Có thể nói, câu chuyện về tìm hướng đi cho nông sản Việt Nam không phải bây giờ mới được nhắc tới, thế nhưng, hướng đi ấy đến thời điểm hiện tại, ngành nông nghiệp và các cơ quan chức năng đã thực hiện được đến đâu và như thế nào, có lẽ không phải người dân nào cũng có thể biết được. Trên thực tế, ngay cả mô hình liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà nước, doanh nghiệp) được ngành nông nghiệp coi là “chìa khóa” giúp người nông dân phát triển bền vững, tạo tính ổn định…Song đến nay, hiệu quả đó như thế nào vẫn chỉ là một câu hỏi chưa có lời đáp. Và đương nhiên, để tồn tại và phát triển, phần lớn người dân vẫn phải “tự bơi”, tự tìm hướng đi và hệ quả là thói quen sản xuất truyền thống, manh mún, chưa áp dụng khoa học vẫn tồn tại. Để rồi điểm kết thúc cuối cùng cho chuỗi sản xuất vẫn là thị trường Trung Quốc.

Thời điểm chính vụ của một số nông sản Việt Nam đang đến rất gần. Chúng ta cần phải làm gì, làm như thế nào để nông sản Việt bớt phụ thuộc vào thị trường truyền thống Trung Quốc? Ngành nông nghiệp cũng như người chăn nuôi, sản xuất cần có thêm nhiều hơn những bước đi táo bạo như cá ngừ, vải thiều…nếu chúng ta tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng sản xuất. Đây không chỉ là một trong những bài học bổ ích  về vấn đề xây dựng thương hiệu, mà còn là một bài học về việc định hướng, bảo vệ chính người sản xuất và tôn trọng ngay chính thị trường nội địa. Bởi nếu chúng ta không tôn trọng thị trường nội địa, mải chú trọng tìm kiếm thị trường nước ngoài, thì không xa, nông sản Thái Lan - một đối thủ đáng gờm của nông sản Việt Nam - sẽ chiếm lĩnh thị trường trong nước và nguy cơ ấy đang hiện hữu trước mắt, bởi người Thái hiện đã nắm giữ một số hệ thống bán lẻ hàng đẩu ở Việt Nam như Big C, Metro.

“Vấn đề nông sản Việt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc không phải là câu chuyện ngày một, ngày hai nữa, mà là một câu chuyện dài kỳ. Thế nhưng, tôi không hiểu vì sao đến thời điểm này, các mặt hàng nông sản của Việt Nam vẫn chưa thực sự tìm được hướng đi ổn định, lâu dài. Phải chăng, việc tìm cách bảo vệ người nông dân lại quá khó khăn?” - chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Thị Hằng nêu quan điểm.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngành GTVT Hà Nội: Nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ anh hùng

Ngành GTVT Hà Nội: Nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ anh hùng

(LĐTĐ) Nhân Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 5/5, Đoàn đại biểu ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội do Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường làm Trưởng đoàn đã có chuyến hành trình về nguồn hết sức ý nghĩa.
Khởi tố bác sĩ giết người phân xác phi tang ở Đồng Nai

Khởi tố bác sĩ giết người phân xác phi tang ở Đồng Nai

(LĐTĐ) Ngày 6/5, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh này đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Danh Sơn (36 tuổi), thường trú huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản.
Thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025

Thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 2329/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh

Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 26/4 đến ngày 2/5), Thành phố ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà, giảm 12 trường hợp so với tuần trước. Cả 3 ca mắc đều là trẻ em chưa được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh ho gà.
Danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2024

Danh mục phương thức xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024.
Nữ bệnh nhân mắc bệnh da liễu do rối loạn di truyền hiếm gặp

Nữ bệnh nhân mắc bệnh da liễu do rối loạn di truyền hiếm gặp

(LĐTĐ) Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thảo Nhi, Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đơn vị mới tiếp nhận ca bệnh 31 tuổi mắc bệnh lý di truyền hiếm gặp - hội chứng Keratitis-Ichthyosis-Deafness (K.I.D). Được biết, đến nay căn bệnh da liễu này thế giới chỉ ghi nhận 100 ca.
Chuyên gia phổ biến cách bảo đảm an toàn lao động tại nơi làm việc

Chuyên gia phổ biến cách bảo đảm an toàn lao động tại nơi làm việc

(LĐTĐ) Tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”, người lao động huyện Thanh Oai đã được các chuyên gia giải đáp nhiều vấn đề liên quan đến các chế độ, chính sách như: Tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, chế độ chăm sóc sức khỏe lao động, các bệnh nghề nghiệp, chế độ thai sản, thời giờ làm việc...

Tin khác

Hôm nay, lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng

Hôm nay, lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Sáng nay (6/5), thêm nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi ở hầu hết các kỳ hạn.
Giá vàng miếng chỉ cách mốc 86 triệu đồng trong gang tấc

Giá vàng miếng chỉ cách mốc 86 triệu đồng trong gang tấc

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước sáng nay (6/5) tiếp tục tăng cao, thiết lập mức kỷ lục mới và sắp chạm mốc 86 triệu đồng/lượng.
Nhìn lại giá vàng sau 1 tuần biến động

Nhìn lại giá vàng sau 1 tuần biến động

(LĐTĐ) Giá vàng tuần qua vẫn lên xuống thất thường. Các nhà đầu tư kỳ vọng, với sự vào cuộc quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước, tuần tới thị trường vàng sẽ đi vào thế ổn định.
Nhiều vườn nho ở Ninh Thuận chết héo vì khô hạn

Nhiều vườn nho ở Ninh Thuận chết héo vì khô hạn

(LĐTĐ) “Nắng, thiếu nước, vườn nho sắp héo khô hết rồi”. Đó là những câu nói thường xuyên được nhắc đến của nhiều hộ dân trồng nho tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận vào thời điểm này.
Không sử dụng điện mặt trời mái nhà cho mục đích kinh doanh, mua bán điện

Không sử dụng điện mặt trời mái nhà cho mục đích kinh doanh, mua bán điện

(LĐTĐ) Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về tiến độ ban hành các chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
Việt Nam sẵn sàng "dọn tổ" để đón “đại bàng” công nghệ

Việt Nam sẵn sàng "dọn tổ" để đón “đại bàng” công nghệ

(LĐTĐ) Các tập đoàn nước ngoài đánh giá rất cao sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip, điện tử…
Khơi sức mạnh từ kinh tế tư nhân

Khơi sức mạnh từ kinh tế tư nhân

(LĐTĐ) Kinh nghiệm quốc tế cũng như trong nước cho thấy, cải cách mạnh mẽ, cải thiện môi trường kinh doanh là hỗ trợ thiết thực, hiệu quả và có giá trị nhất đối với doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ sau khủng hoảng. Đây cũng là thời điểm để tạo đột phá về cải cách, qua đó giúp địa phương cũng như nền kinh tế phục hồi và phát triển.
Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo tính toán, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng. Tính trung bình sẽ giảm khoảng 4 nghìn tỷ đồng/tháng; trong đó giảm ở khâu nội địa dự kiến là 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng và giảm ở khâu nhập khẩu khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng.
Giá vàng miếng SJC tăng thần tốc, tiến sát 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng thần tốc, tiến sát 86 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Trong khi giá vàng thế giới liên tục giảm nhẹ và đi ngang với mức 2.301 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng SJC bất ngờ lập kỷ lục mới, cao nhất từ trước đến nay, giao dịch ở mức 85.9 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 74.8 triệu đồng/lượng.
Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam tổ chức giải golf chào mừng ngày thành lập

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam tổ chức giải golf chào mừng ngày thành lập

(LĐTĐ) Giải đấu hứa hẹn đầy hấp dẫn và thách thức, với các giải thưởng lớn như: Hole In One là 2 chiếc xe Mecerdes, các giải thưởng tiền mặt, quà tặng lên đến 10 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động